Bộ Giáo dục không chắc hệ thống tra cứu điểm thi được thông suốt

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển sinh' bắt đầu bởi tkt057, 22/7/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    "Khi thiết kế cổng thông tin tra cứu, chúng tôi đã phải tính toán để bảo đảm việc thông suốt dữ liệu. Tất nhiên để bảo đảm truy cập 24h/7 thì chúng tôi không dám chắc", Cục trưởng Khảo thí Mai Văn Trinh trả lời VnExpress.

    Trong buổi giao ban báo chí ngày 21/7, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Mai Văn Trinh giải thích rõ phương án công bố điểm thi THPT quốc gia năm 2015.

    - Tại sao Bộ lại tập hợp dữ liệu của tất cả cụm thi rồi mới công bố thay vì để các cụm tự công bố sau khi chấm xong?

    - Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Do tính chất của kỳ thi năm nay khác với mọi năm nên việc công bố cũng sẽ khác. Mọi năm, trường nào thi sẽ công bố điểm của trường đó, còn năm nay với hơn một triệu thí sinh, kết quả này sẽ được nhập chung vào dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Việc công bố kết quả thô dữ liệu thì thí sinh cũng chưa biết có đỗ tốt nghiệp hay không, vì còn phụ thuộc vào hội đồng xét tốt nghiệp phổ thông và kết quả rèn luyện tại trường phổ thông. Vì vậy việc các cụm công bố luôn sau khi chấm là chưa thực sự chưa cần thiết.

    Mặt khác, công bố dữ liệu thô sẽ có một số trường sử dụng để gửi giấy báo cho thí sinh không đăng ký xét tuyển. Dù Bộ đã có chỉ thị là không được phép làm nhưng họ vẫn gửi khiến một số cháu vùng xa không biết đã làm thủ tục nhập học gây nhiều phức tạp.

    Vì vậy Bộ quyết định quản lý trực tiếp cơ sở dữ liệu thô để đảm bảo an toàn tuyệt đối và bảo mật tuyệt đối trên hệ thống, không ai được sửa chữa và chỉ một đầu mối duy nhất phục vụ cho công tác tuyển sinh, xét tốt nghiệp.

    - Bộ nói chỉ có Bộ là kênh duy nhất cung cấp điểm thi, tuy nhiên hiện nay nhiều nhà mạng thông báo dịch vụ tra cứu điểm thi với phí 12.000-15.000 đồng mỗi tin nhắn. Bộ nói sao về việc này?

    - Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Chúng tôi khẳng định việc truy cập cơ sở dữ liệu trên hệ thống của Bộ là hoàn toàn miễn phí. Các đơn vị kết nối với dữ liệu của Bộ đều bình đẳng, không có đơn vị nào được ưu tiên và không có việc Bộ Giáo dục cung cấp dữ liệu điểm thi cho một số đơn vị kinh doanh.

    Việc công bố cho xã hội biết về dữ liệu kỳ thi như tỷ lệ thí sinh trúng tuyển cả nước, tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ tốt nghiệp ở các địa phương, tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp ở các cụm do đại học chủ trì, tỷ lệ tốt nghiệp do các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì…, tất cả điều này sẽ được công khai.

    Mỗi thí sinh sẽ được cấp một mã số báo danh, mật khẩu để biết thông tin của mình. Nếu dữ điểm thi được công khai có thể ảnh hưởng tới cá nhân thí sinh, những em điểm cao sẽ rất phấn khởi, nhưng những em điểm thấp, kết quả bị liệt thì sẽ có mặc cảm nhất định. Nếu thí sinh không truy cập Internet để biết kết quả thì điểm thi sẽ gửi giấy báo kết quả thi về địa chỉ các em đăng ký.

    Kết quả tốt nghiệp tại các Sở Giáo dục và Đào tạo và kết quả trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng sẽ được công khai cơ sở dữ liệu như năm 2014. Còn kết quả dữ liệu thô thì Bộ thống nhất quản lý, được bảo quản mật trên hệ thống để không ai có thể đụng vào, sửa chữa.

    [​IMG]
    Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục Mai Văn Trinh. Ảnh: HT.

    - Dữ liệu điểm thi THPT có phải là bí mật quốc gia?

    - Cục trưởng Mai Văn Trinh: Dữ liệu đã công bố thì không còn mật. Hiện tất cả dữ liệu gốc được gửi về Bộ vẫn nằm tại các cụm thi, đó là một kênh lưu trữ. Tất cả đĩa dữ liệu gốc mà các cụm thi gửi về chúng tôi được xây dựng thành tệp cơ sở dữ liệu dùng chung.

    Đằng sau việc có được cơ sở dữ liệu, nhìn chung là để hỗ trợ thí sinh nhưng thực tế có những “lộn xộn” khác. Một học sinh năm trước có thể có 17-21 tờ giấy báo trúng tuyển, việc đó không tốt. Năm nay với dữ liệu của hơn một triệu thí sinh thì tính bảo mật là rất quan trọng.

    - Bộ nói rằng không công khai vì sợ hiện tượng loạn giấy báo trúng tuyển, nhưng Bộ có thể xử lý nếu phát hiện ra trường nào làm việc này. Công khai dữ liệu điểm thi không chỉ có lợi cho thí sinh mà còn để xã hội giám sát, vậy thì tại sao Bộ lại không công khai?

    - Cục trưởng Mai Văn Trinh: Bộ hoàn toàn công khai, chỉ là chọn hình thức công khai khác. Tất cả thí sinh đều có thể biết kết quả thi của mình, đó là công khai. Hạn chế việc gửi giấy báo chỉ là một trong các lý do. Chúng ta đang đổi mới giáo dục, tính riêng tư của thí sinh là điều quan trọng. Việc phân tích cặn kẽ kết quả của kỳ thi này, như phổ điểm của các môn, đánh giá chất lượng của các môn Bộ sẽ làm kỹ và công khai để điều chỉnh trở lại quá trình dạy học tại nhà trường.

    - Hiện nay một số báo đã xây dựng phần mềm tra cứu để hỗ trợ thí sinh, nhưng Bộ Giáo dục lại quyết định độc quyền công bố, Bộ đã tính đến việc tắc nghẽn mạng khi cùng lúc có quá nhiều người truy cập?

    - Cục trưởng Mai Văn Trinh: Khi xây dựng chúng tôi thiết kế cổng thông tin tra cứu đã phải tính toán để bảo đảm việc thông suốt dữ liệu. Tất nhiên để bảo đảm truy cập 24h/7, hay 24h/3 (chỉ 3 ngày đầu tiên thí sinh truy cập nhiều) được thông suốt thì chúng tôi không dám chắc. Nhưng sẽ có các giải thuật theo từng gói để đảm bảo các cháu có thể tra cứu được thuận lợi.

    Thí sinh tra cứu điểm thi như thế nào?

    Theo thông báo mới nhất của Bộ Giáo dục, thí sinh có nhiều hình thức để tra cứu kết quả thi THPT quốc gia:
    1. Thông qua tài khoản cá nhân của mỗi thí sinh trên hệ thống phần mềm quản lý thi THPT quốc gia.
    2. Thông qua các giấy báo kết quả thi.
    3. Thông qua website của Bộ Giáo dục theo địa chỉ: http://thi.moet.gov.vn

    Hoàng Thùy
    Loading...

Chia sẻ trang này