kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Chuyên ngành kinh tế' bắt đầu bởi thaolovely, 27/2/13.

Loading...
  1. thaolovely

    thaolovely Thành viên BQT

    Kinh tế Việt Nam

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Kinh tế Việt Nam​
    [​IMG]
    Thành phố Hồ Chí Minh​
    Tiền tệ Đồng Việt Nam (đ)
    Năm tài chính Chương trình nghị sự
    Tổ chức kinh tế AFTA, WTO, APEC,
    ASEAN, FAO.
    Số liệu thống kê
    GDP (PPP) 320.879 tỷ USD (ước tính 2012.)
    (DN) 135.411 tỷ USD (ước tính 2012.)
    Tăng trưởng GDP +5,03% (ước tính 2012) [1]
    GDP đầu người (PPP): 3,549 USD (ước tính 2012.)
    (DN): 1,546 USD (ước tính 2012.)[2]
    GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp (20,1%),
    Công nghiệp (41,8%),
    Dịch vụ (39%) (ước tính 2006.)
    Lạm phát (CPI) 10% (ước tính 2012.)[3]
    Tỷ lệ
    nghèo 12% (2011 ước tính.)[4]
    Lực lượng lao động 51,39 triệu (2011 ước tính.)[5]
    Cơ cấu lao động
    theo nghề Nông nghiệp (56.8%),
    Công nghiệp (37%),
    Dịch vụ (6.2%) (ước tính 2006.)
    Thất nghiệp 2,27% (2011 ước tính.)[6]
    Các ngành chính Dầu mỏ, sản xuất quần áo,
    giầy dép, xi măng,
    thép, hóa chất,
    vật liệu xây dựng, than,
    chế biến thực phẩm
    Thương mại
    Xuất khẩu 96 tỷ USD (2011 ước tính.)[7]
    Mặt hàng XK Dầu thô (23%),
    hàng dệt may (15 %),
    giầy dép (9,3%), hải sản (8,5%),
    điện tử máy tính (4,5%),
    gạo (4,3%), cao su (2,4%),
    cà phê (2,2%) (năm 2005).
    Đối tác XK ASEAN (23%), Hoa Kỳ (20,9%),
    Nhật Bản (13,7%), Trung Quốc(6,9%),
    Úc (7,4%), Đức (4,5%) (năm 2011),
    Hàn Quốc (2,54%).
    Nhập khẩu 106,8 tỷ USD (2011 ước tính.)[8]
    Mặt hàng NK Máy móc, thiết bị (14,2%),
    xăng dầu (13,5%),
    thép (8%),
    vải (6,5%),
    nguyên phụ liệu dệt may da (6,3%),
    điện tử máy tính (4,6%),
    phân bón (1,8%).
    Đối tác NK ASEAN (19%),
    Trung Quốc (21,3%),
    Singapore (11,7%),
    Nhật (10,4%),
    Hàn Quốc (7,4%),
    Thái Lan (6,6%).
    Tài chính công
    Nợ công 58,7% GDP (2011 ước tính.)
    Thu 4,96% GDP (2011 ước tính.)
    Chi 5,33% GDP (2011 ước tính.)
    Viện trợ ODA: 6 tỷ USD (2011 ước tính.)
    Nguồn chính
    Tất cả giá trị, ngoại trừ nêu khác đi, đều tính bằng đô la Mỹ​
    Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á và lớn thứ 57 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Tổng Thu nhập nội địa GDP năm 2011 là 124 tỷ USD[9]. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1976, do chỉ một đảng lãnh đạo đất nước, sự thăng trầm của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ai lãnh đạo và các chính sách của Đảng Cộng sản và Chính phủ đưa ra.
    Theo dự báo của PwC được thực hiện đầu năm 2008 thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới với PPP đạt hơn 850 tỉ USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng vào top 20 trong các nền kinh tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050.[11]
    Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương.
    Kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành của chính phủ còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết, các vấn đề tồn tại gắn liền với gốc rễ của bất ổn kinh tế vĩ mô đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của nền kinh tế nước này, cộng với việc điều hành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên tục gặp lạm phát cũng như nguy cơ đình đốn nền kinh tế[1
    Lịch sử

    [sửa]​
    Trước 1954

    Pháp thực hiện độc quyền thương mại, đặc biệt là công khai buôn bán thuốc phiện. Độc quyền nấu rượu thì giao cho công ty Société des Distilleries d'Indochine phân phối cho toàn Liên bang dưới hiệu "RA" (Régie de Alcool), tục gọi là "rượu ty". Những nguồn rượu khác thì bị liệt vào hạng rượu lậu và ai nấu hay mua thì bị truy tố và tài sản tịch thu.[13] Đối với thuốc phiện thì quyền nhập cảng, chế biến và bán sỉ là do cơ quan Régie de l'Opium đảm nhận. Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận chính phủ thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương.[14] Riêng việc phân phối bán lẻ là để cho tư nhân, đa số là người Hoa.[15]
    [sửa]​
    Giai đoạn 1954-1975

    Trong thời kỳ này, Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng với hai chế độ chính trị và kinh tế khác nhau. Xem chi tiết :
    • Kinh tế Việt Nam Cộng hòa
    • Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
    Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển bình quân năm là 6% (GDP đầu người bình quân năm tăng khoảng 3%), còn kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển trung bình 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8%). Đặc biệt kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển ở số âm trong giai đoạn 1965-75 phần lớn do chiến tranh đã lan rộng khắp miền và ở mức độ quyết liệt.[16]
    [sửa]​
    Giai đoạn 1976-1986

    Bài chi tiết: Kinh tế Việt Nam, 1976-1986
    Năm 1976, Việt Nam thống nhất đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1980 ra Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam được quyết định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc năm 1976. Đường lối kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động (gồm công nhân, nông dân tập thể, trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V do Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày, ngày 27 tháng 3 năm 1982:
    • Công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển
    • Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên, nông dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ được khuyến khích tham gia sản xuất tập thể
    • Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất.
    • Hội nhập kinh tế thông qua triển khai các hiệp định hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế từ năm 1978.
    Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần kinh tế tư nhân bị cấm. Nông dân làm việc trong các hợp tác xã.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Do sản xuất kém phát triển, hàng hóa không đủ, nên việc phân phối bị kiểm soát bằng chế độ tem phiếu. Chế độ phân phối này chấm dứt vào năm 1994 khi chính sách tiền tệ hóa được hoàn tất​
    Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn bị giảm: Năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14%[17]
    Kết quả này do nhiều nguyên nhân trong đó có cả “do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội”[18] dẫn tới "chủ quan, nóng vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả năng, những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của; ... rất bảo thủ, trì trệ trong việc chấp hành đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong việc đánh giá và vận dụng những khả năng về nhiều mặt của đất nước.... kéo dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với cách kế hoạch hóa gò bó, cứng nhắc, không đề cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho cơ sở, địa phương và ngành, và cũng không tập trung thích đáng những vấn đề mà Trung ương cần và phải quản lý... duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế không còn thích hợp, cản trở sản xuất và không phát huy nhiệt tình cách mạng và sức lao động sáng tạo của những người lao động... chưa nhạy bén trước những chuyển biến của tình hình, thiếu những biện pháp có hiệu quả,"[19] Hậu quả nghiêm trọng phải kể hai cuộc đổi tiền năm 1975 (do Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thực hiện) và đổi tiền năm 1978 trên toàn quốc để thực thi "đánh tư sản mại bản", làm cạn kiệt tiết kiệm vốn liếng của người dân và làm xáo trộn kinh tế trầm trọng.[20][21][22][23][24][25]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thời kỳ 1980-2010​
    Năm 1982, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 1976-1980 là: "kết quả sản xuất không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền kinh tế vẫn trầm trọng, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khi dân số tăng nhanh; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định, đời sống của nhân dân lao động còn nhiều khó khăn".[19] Vì thế, từ năm 1982, Đảng này quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, tăng cường phân cấp cho địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất. Kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến khích. Thị trường không có tổ chức bị quản lý chặt chẽ.[19]
    Tính chung tốc độ phát triển 5 năm, năm 1981 tăng 2,3%, năm 1982 tăng 8,8%, năm 1983 tăng 7,2%, năm 1984 tăng 8,3%, năm 1985 tăng 5,7%, bình quân 1981-1985 tăng 6,4%/ năm[17]
    Tuy nhiên, thời kỳ 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế đất nước đến những khó khăn mới. Nền kinh tế-xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng.[26] Siêu lạm phát xuất hiện và kéo dài.
    Để vượt qua khó khăn, các địa phương nhất là địa phương ở Nam Bộ đã có những biện pháp “xé rào” như khoán hộ, khoán sản phẩm, bù giá vào lương, tăng cường quan hệ ngoại thương với các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa. Những biện pháp “xé rào” này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong tăng năng suất sản xuất, giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hóa và nợ lương người lao động. Vì thế, chúng đã thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ.[27][28] Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động (hay Khoán 100 gọi dựa theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng CSVN khóa IV) và mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh (nghị quyết 25/CP của Chính phủ) được Đảng và Chính phủ cho phép thí điểm và dần áp dụng rộng rãi từ năm 1981. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số nhà nghiên cứu kinh tế gồm cả những người được đào tạo thời Việt Nam Cộng hòa đã được lãnh đạo Đảng triệu tập để nghiên cứu, chuẩn bị cho Đổi Mới.[29]
    Những thực tiễn “xé rào” và lý luận mới trên đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai chính thức chương trình Đổi mới tư duy quản lý kinh tế mà thể hiện trước hết là nghị quyết của Đại hội VI tổ chức vào giữa tháng 12 năm 1986. Các quyết định đổi mới gắn với tên tuổi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.
    [sửa]​
    Giai đoạn 1986-2006

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tăng trưởng GDP thực giai đoạn 1980-2010​
    Thời kỳ 1986-2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam (tiếng Anh: transitional economy), từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, tuy vẫn bị giới hạn với cụ từ "kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước". Giai đoạn 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Song Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi.[30][31][32]
    Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần.[32]
    Tháng 6 năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đó là "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Cương lĩnh này sau đó liên tục được bổ sung và điều chỉnh trong các kỳ họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Đại hội Đại biểu toàn quốc tiếp theo. Cương lĩnh này và các văn kiện có tính chất sửa đổi nó tuyên bố rằng nhiệm vụ trung tâm của xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[33] “gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện”[34]. Các văn kiện này nêu phương hướng: "thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" [34] và "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"[33].
    Thời kỳ 1991-1999 được coi là giai đoạn phát triển thành công của Việt Nam, gắn với hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (từ tháng 8 năm 1991 – tháng 9 năm 1997). Việc chuyển sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế. Giai đoạn 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 1998-1999, sau đó tiếp tục đà tăng nhanh trong những năm đầu 2000 trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải.
    Thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001). Các sách báo trong nước thời kỳ này dùng cụm từ "đổi mới" để mô tả thời kỳ 1986-2000, thời kỳ chuyển biến thực sự về nhận thức tư duy kinh tế, áp dụng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Báo chí nước ngoài khen ngợi Việt Nam, ví Việt Nam như "con hổ" kinh tế trong tương lai gần.
    Tuy nhiên, đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ cuối của Thủ tướng Phan Văn Khải (2006), theo ông Khải phát biểu chia tay tại Quốc hội, nền kinh tế Việt Nam đã và vẫn còn nhiều tồn tại mà ông Khải vẫn chưa giải quyết được. Công tác cán bộ chậm được đổi mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội. Nền kinh tế còn chậm phát triển chiều sâu, tình trạng lãng phí thất thoát vốn và tài sản công còn nghiêm trọng nhất là trong các dự án đầu tư vốn nước ngoài[35].
    [sửa]​

    Xem thê
    Loading...
    Last edited by a moderator: 18/6/14

Chia sẻ trang này