Nghề trồng mai vàng ở xã An Nhơn tỉnh Bình Định

Thảo luận trong 'Tết Việt' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 4/1/14.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Mai xuân là loài hoa không thể thiếu trong không khí đón Xuân của người miền Trung và người miền Nam nước Việt, trước Tết Nguyên đán các phiên chợ Bình Định vào các ngày 18-23 đã lát đát có những nhánh mai núi được vặc trụi lá như cành củi được đốt gốc bày bán. Nhưng rộ và nhiều nhất là phiên chơ tết 28 tháng chạp, hai đầu chợ tràn trề mai, những cành mai búp bung nụ chuẩn bị khai hoa đón Xuân về.
    [​IMG]
    Hoa mai cúc 5 cánh

    Hoa mai và pháo Tết làm cho lòng ta rộn ràng đón Tết, nay pháo Tết đã đi vào dĩ vãng chỉ còn nghe cái âm thanh đì đụp của những quả bong bóng bị đâm nổ trong những đám cưới! Vì thế mà mọi người mọi nhà đều đổ dồn cho chăm chút chậu mai - cây mai trong thời gian chuẩn bị đón Tết về
    Nền kinh tế thị trường, phân hóa công việc, và đất chật người đông mà nhu cầu việc chơi mai nhiều cách bùng phát vào dịp chờ đón Xuân về.

    Khi xưa chỉ có thị trường mai: cắt cành, những cây mai cổ thụ được người nông dân cắt cành bán để có tiền trang trải chi phí gia đình đón Tết. Hay những người đi lên rừng lặn lội chặt cành mai rừng, trong đó mai rừng Phan Rang đem ra bán ở phiên chợ Bình Định rất nhiều, mai cành Phan Rang thân trăng trắng chứ không mốc xâm như mai cành rừng Bình Định.

    Khi xưa mai vàng được trồng trước nhà, trong sân, hay lối đi vào nhà. Giống mai thì có mai vàng 5 cánh, bạch mai, mai tứ quý, mai nhật (hoa nhỏ, thân mềm, thấp...), . Trước năm 1975 ở quê tôi thôn Hưng Định - nay là thị trấn Bình Định có bác Mai Ngọc Tri là người đầu tiên bỏ vốn trồng mai, nhưng cũng chỉ trồng dưới đất sau vườn nhà. Bác Mai Ngọc Tri đã vào tận Sài Gòn - Miền Nam mua cây mai vàng chở nguyên một xe cam-nhông, bác trồng một vườn mai rộng lớn; những người trồng hoa rất kính nể bác Mai Ngọc Tri về hướng đầu tư kinh doanh mới này!

    Sau 1975, do kinh tế khó khăn nên cây mai được trồng để chơi không bán; vùng quê tôi chủ yếu trồng hoa cúc, hoa thược dược, hoa vạn thọ... để bán trong các ngày giáp Tết. Khoảng từ năm 1979 đến 1985 có chú Trị, chú Sơn, chú Sáu Toại... trồng mai vàng trong chậu, giống mai chủ yếu là giống mai Hương Kiểm Kính (ở thôn Hòa Nghi, xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định). Mai "Hương Kiểm Kính" được cụ Hương Kiểm "Kính" trồng ở sân vườn có nụ hoa nhặt, hoa nở thành chùm dày đặc, cánh mai màu vàng tươi khoảng 12 cánh, và có hương thơm; vì thế mai "Hương Kiểm Kính" trồng trong chậu cho hoa dày và nở màu vàng rực rỡ, chưng trong nhà có hương thơm phảng phất.

    Sau chú Trị, chú Sơn, chú Sáu Toại, có các chú "Bảy Sói", chú Điểm, anh Thái Bá Hiệt và một số người trung niên rộ lên chơi mai kiểng. Thị trấn Bình Định lúc này đã hình thành cái gu chơi mai kiểng và trao đổi giống cùng nhau chơi, các giống mai như bạch mai, mai cà rốt (màu hoa như màu cà rốt), mai xanh (cánh hoa dài hơi xanh)...v..v.... được ghép chung vào một gốc mai tạo nên một cây mai ra nhiều loại hoa rất đẹp ( thường lấy gốc mai tứ quý để ghép). Thời gian này mai vàng chỉ trồng trao đổi nhau chơi là chính, chỉ có số ít kinh doanh mua bán, thế dáng cây mai được hãm nhỏ, thấp, gốc lớn, thân uốn lượn tạo chi nhánh ra hướng quanh thân, cành xòe như bàn tay. Số lượng cành mai được tính theo "sanh-lão-bệnh-tử", "thế chủ" cây mai là đọt trên cao phải nằm trong khoảng "sanh-lão" đếm từ nhánh thấp lên cao.

    Trong lứa tuổi chơi mai cùng thời với chú "Bảy Sói"... thì ở thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có chú Đặng Xuân Lang về hưu trồng mai cảnh làm thú tiêu khiển điền viên. nhà chú Đặng Xuân Lang có vườn sân rất rộng được trồng rau xanh bầu bí và vài chục chậu mai kiểng.
    [​IMG]
    Nhà cổ từ đường của cụ Đặng Xuân Lang và sân mai kiểng hiện nay
    ( làng nghề mai kiểng Háo Đức, xã Nhơn An)
    Trồng chơi mà ăn thiệt, do trước nhà bác Đặng Xuân Lang có nhánh sông nhỏ chạy ngang, nguồn nước tưới cho vườn mai là nước sông này làm cho cây mai vàng mau lớn phát triển nhanh, lá xanh mượt mà; và đất được trồng là đất phù sa được lấy từ dọc các soi ruộng bên bờ sông Côn chảy qua xã Nhơn An. Đất phù sa màu mỡ, nước sông nhiều dinh dưỡng không phèn, giống mai tốt cùng với chuyên cần công chăm sóc thường xuyên hằng ngày đã thúc đẩy vườn mai vàng nhà bác Đặng Xuân Lang phát triển, so với vùng đất khác thì chỉ 2 năm sau khi ươn hột mai cây mai kiểng nhà bác đã có thế dáng đẹp hoa nhiều và có thể chưng Tết được.


    Bác Đặng Xuân Mai là cán bộ tỉnh về hưu nên nhiều bạn bè người thân ở tỉnh (thành phố Qui Nhơn) đến thăm và mua mai, tiếng lành đồn xa, cứ mỗi độ cuối năm âm lịch khách đến nhà bác Lang mua mai kiểng càng đông, càng nhiều. Khách mua mai đông nhất là mua để biếu ( dịp Tết mà!) nên giá cả chẳng là vấn đề, do đó thu nhập bán mai nhà bác Lang khá lên.

    Hai người con của bác là anh Đặng Xuân Hoàng và anh Đặng Xuân Sự kế tục phát triển ươm giống trồng rất nhiều, chăm bón uốn thân tạo dáng rồng lượn ngẩn đầu, các chi nhánh xòe ra chung quanh, và bộ gốc rễ cây mai được đôn lần lên khỏi đất, làm cho cây mai " nhất gốc, nhì thế, tam thân, tứ hoa..." rất ư là thời... là thế... hội nhập theo thị hiếu nên rất được người chơi mai kiểng ưa chuộng. Thu nhập khá đã làm cho sân vườn mai kiểng nhà bác Lang- anh Hoàng-anh Sự phát triển, vườn chuối-vườn rau đã nhường chổ đứng cho chậu mai kiểng.

    Hàng xóm quanh nhà bác Đặng Xuân Lang thấy trồng mai kiểng có thu nhập khá nên cũng dẹp vườn chuối, dẹp vườn rau để trồng mai kiểng. Từ đó dần dần hình thành phát triển vùng mai kiểng thôn Háo Đức.

    LÀNG NGHỀ TRỒNG MAI CẢNH HÁO ĐỨC
    [​IMG]
    Cổng làng nghề trồng mai cảnh Háo Đức
    ( Thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định)

    Thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có 429 hộ dân thì số hộ trồng mai là 363 hộ. Danh tiếng trong nghề trồng mai kiểng thì mai kiểng Háo Đúc đã có trên 20 năm kể từ gia đình bác Đặng Xuân Lang phát triển trồng.

    Ngày 28/5/2009 UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 388/QĐ-UBND công nhận "làng nghề trồng mai cảnh" Háo Đức, và cuối năm 2009 UBND huyện An Nhơn và xã Nhơn An cấp kinh phí xây dựng cổng làng nghề mai cảnh Háo Đức;
    Loading...

Chia sẻ trang này