Quy trình chống thấm

Thảo luận trong 'Tài liệu xây dựng dân dụng - công nghiệp' bắt đầu bởi Hồng Hương, 23/2/13.

Loading...
  1. Hồng Hương

    Hồng Hương Thành viên BQT

    CHI TIẾT CHỐNG THẤM SÀN MÁI
    I/ Vật liệu sử dụng:
    - BestSeal AC402 là hợp chất chống thấm, trám bít, hai thành phần, sau khi tác dụng, tạo thành hỗn hợp composite silicate có độ cứng, độ dai và độ bám dính tối ưu, đặc biệt không bị lão hóa theo thời gian. BestSeal AC402 có khả năng liên kết và bám dính cao với mọi loại bề mặt vật liệu có nguồn gốc silicate như: bề mặt gạch xây, vữa tô trát, bê tông…
    - BestFlex EP200: Chất trám khe đàn hồi, hai thành phần gốc epoxy.
    - Latex R114: Tác nhân kết nối và chống thấm.
    - Nguồn cung cấp: Công ty cổ phần Siêu Cường
    II/ Yêu cầu kỹ thuật:
    - Cường độ bê tông tối thiểu 20 MPa.
    - Các vết nứt, các hư hỏng bề mặt phải được sửa chữa, dặm vá đúng phương pháp và yêu cầu kỹ thuật.
    III/ Quy trình thi công:
    1. Dùng máy mài để làm sạch các tạp chất, bê tông, vữa xi măng rơi vãi trên bề mặt.
    2. Dùng vòi phun nước áp lực cao rửa sạch bụi bám trên bề mặt bê tông.
    3. Trong trường hợp ống nhựa PVC đã được đặt cố định trước, cần đục rãnh ở mặt trên bê tông chung quanh ống (cở 15×15 mm).
    4. Lấp đầy miệng rãnh chung quanh ống PVC bằng BestFlex EP200 bề mặt bê tông phải khô ráo.
    5. Trộn BestSeal AC402 như sau:
    Cho từ từ thành phần B ( bột màu xám) vào thành phần A theo tỷ lệ: 1 kg thành phần A : 4 kg thành phần B. Trộn kỹ theo đúng tỷ lệ bằng cần trộn điện với tốc độ chậm (300 ¸ 400 vòng/phút).
    6. Khi bề mặt bê tông vừa ráo nước, quét 1 lớp hợp chất chống thấm, gốc polymer-silicate, hai thành phần, BestSeal AC402 với định mức 1.25kg/lớp/m2
    7. Sau 24÷48 giờ (tùy theo nhiệt độ môi trường), quét 1 lớp hợp chất chống thấm thứ hai, gốc polymer-silicate hai thành phần, BestSeal AC402 thứ 2 với định mức 1.25kg/lớp/m2
    8. Sau 24 giờ phủ một lớp vữa chống thấm bảo vệ xi măng – cát B 7.5 có trộn Latex R114, độ dày bình quân 15 – 20mm.
    9. Bảo dưỡng vật liệu tối thiểu 07 ngày trước khi tiến hành các công tác khác (nếu có).

    CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH
    Phạm vi
    Chống thấm nhà vệ sinh bằng hợp chất chống thấm polymer – silicate cải tiến hai thành phần.
    CHI TIẾT CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH
    I. Vật liệu:
    - Xi măng: Portland PCB40
    - Cát: sàng sạch để loại bỏ các vật liệu lớn hơn 5mm và các tạp chất như bùn, đất v.v…
    - BestSeal AC402: Hợp chất chống thấm composite silicate, hai thành phần, đàn hồi cao.
    - Latex R114: Phụ gia chống thấm và tác nhân kết nối bê tông, là một loại Polymer dạng nhũ tương Styrene Acrylic biến tính, dùng để trộn với xi măng hoặc xi măng-cát nhằm gia tăng tính kết dính, khả năng chống thấm, chống mài mòn cơ học.
    - BestGrout CE675: Vữa không co ngót gốc xi măng, cường độ cao.
    - BestFlex EP200: Vữa Epoxy đàn hồi, trám khe lún, khe co giãn.
    II. Yêu cầu kỹ thuật
    - Bề mặt cần chống thấm phải đặc chắc, không nứt nẻ, các tạp chất, mảnh vỡ, dầu mỡ, bụi bẩn phải được vệ sinh đúng yêu cầu. Các lớp vật liệu bề mặt có lực bám dính không tốt hoặc có khả năng bong tróc phải được đục bỏ hoàn toàn.
    - Các vết nứt (nếu có) phải được xử lý, vá lại vết nứt trước khi thi công chống thấm.
    - Sàn bê tông nhà vệ sinh cần chống thấm phải có cường độ tối thiểu ³ 20 Mpa.
    - Trước khi thi công, bề mặt cần chống thấm phải được làm ướt bảo hoà bằng nước sạch nhưng không được để nước đọng vũng trên bề mặt.
    III. Quy trình thi công
    a-Trong trường hợp ống nhựa PVC chưa lắp đặt, sau khi định vị ống phải bít mặt sàn dưới bằng ván cốp pha hoặc BestBond EP751. Quét chất kết nối hồ dầu Latex R114 lên bề mặt bê tông đã xử lý sạch và khô ráo, sau đó rót BestGrout CE675 để chèn lấp đầy lổ rổng chung quanh ống PVC khi lớp kết nối còn chưa đóng rắn.
    b-Trong trường hợp ống nhựa PVC đã được đặt cố định trước, cần đục rãnh ở mặt trên bê tông chung quanh ống (cở 15×15 mm).
    1. Lấp đầy miệng rãnh chung quanh ống PVC bằng BestFlex EP200.
    2. Sau khi đã trộn hai thành phần A và B của BestSeal AC402 như hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, tiến hành quét lớp thứ nhất với địmh mức 1.5kg/m2 lên bề mặt cần chống thấm (quét mạnh tay bằng cọ quét hoặc ru-lô lông ngắn), độ dày mỗi lớp quét không quá 01mm. Phải quét thêm lên chân tường (cao khoảng 200 mm). Thời gian chờ tối thiểu để thi công lớp kế tiếp là 120 phút.
    3. Thi công lớp thứ hai theo chiều vuông góc so với lớp thứ nhất.
    Lưu ý: Không thêm bất cứ vật liệu nào khác vào BestSeal AC402 (kể cả nước sạch) trong quá trình sử dụng, và không sử dụng phần hỗn hợp đã hết thời gian thi công và bắt đầu đóng rắn.
    4. Lớp vữa chống thấm bảo vệ hoặc tạo dốc bằng hỗn hợp xi măng-cát + Latex R114 sẽ được thi công trên lớp cuối của BestSeal AC402, ít nhất sau 120 phút kể từ khi hoàn tất việc thi công lớp BestSeal AC402 này và cần làm ẩm bề mặt trước khi thi công lớp vữa chống thấm.


    CHỐNG THẤM BỂ NƯỚC NGẦM, BỂ TỰ HOẠI
    BỂ PCCC
    CHI TIẾT CHỐNG THẤM

    I. Vật liệu sử dụng:
    - BestSeal AC402 là hợp chất chống thấm, trám bít, hai thành phần, sau khi tác dụng, tạo thành hỗn hợp composite silicat có độ cứng, độ dai và độ bám dính tối ưu, đặc biệt không bị lão hóa theo thời gian. BestSeal AC402 có khả năng liên kết và bám dính cao với mọi loại bề mặt vật liệu có nguồn gốc silicate như: bề mặt gạch xây, vữa tô trát, bê tông…
    - Latex R114: Tác nhân kết nối và chống thấm.
    - Nguồn cung cấp: Công ty cổ phần Siêu Cường
    II/ Yêu cầu kỹ thuật:
    - Cường độ bê tông tối thiểu 20 MPa.
    - Các vết nứt, các hư hỏng bề mặt phải được sửa chữa, dặm vá đúng phương pháp và yêu cầu kỹ thuật.
    III/ Quy trình thi công:
    1. Dùng máy mài để làm sạch các tạp chất, bê tông, vữa xi măng rơi vãi trên bề mặt.
    2. Dùng vòi phun nước áp lực cao rửa sạch bụi bám trên bề mặt bê tông.
    3. Trộn BestSeal AC402 như sau:
    Cho từ từ thành phần B (bột màu xám) vào thành phần A theo tỷ lệ: 1 kg thành phần A : 4 kg thành phần B. Trộn kỹ theo đúng tỷ lệ bằng cần trộn điện với tốc độ chậm (300 ¸ 400 vòng/phút).
    4. Khi bề mặt bê tông vừa ráo nước, quét 1 lớp hợp chất chống thấm, gốc polymer-silicate, hai thành phần, BestSeal AC402 với định mức 1.25kg/lớp/m2
    5. Sau 24÷48 giờ (tùy theo nhiệt độ môi trường), quét 1 lớp hợp chất chống thấm thứ hai, gốc polymer-silicate hai thành phần, BestSeal AC402 thứ 2 với định mức 1.25kg/lớp/m2
    6. Sau 24 giờ phủ một lớp vữa chống thấm bảo vệ xi măng – cát B 7.5, độ dày bình quân 15-20mm
    7. Bảo dưỡng vật liệu tối thiểu 07 ngày trước khi tiến hành các công tác khác (nếu có).

    CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
    Phạm vi:
    Chống thấm cho tầng hầm bằng hợp chất chống thấm thẩm thấu kết tinh gốc xi măng-polymer, một thành phần.
    CHI TIẾT CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
    I/ Vật liệu sử dụng:
    BestSeal AC401 là chất chống thấm một thành phần, gốc khoáng vô cơ có tính năng thấm cao, liên kết tốt, không bong tróc, không nứt nẻ trong quá trình sử dụng.
    - Nguồn cung cấp: Công ty cổ phần Siêu Cường
    II/ Yêu cầu kỹ thuật:
    - Đất nền phải được đầm chặt.
    - Cường độ tối thiểu của bê tông > 25MPa.
    - Các vết nứt, các hư hỏng bề mặt phải được sửa chữa, dặm vá đúng phương pháp và yêu cầu kỹ thuật.
    - Nếu bề mặt bị nước rỉ liên tục thành dòng thì cần phải chặn dòng nước rò rỉ bằng vật liệu chuyên dụng BestSeal CE201 trước khi thi công BestSeal AC401.
    III/ Quy trình thi công:
    1. Dùng máy mài để làm sạch các tạp chất, bê tông, vữa xi măng rơi vãi trên bề mặt lớp bê tông.
    2. Dùng vòi phun nước áp lực cao rửa sạch bụi bám trên bề mặt bê tông.
    3. Dùng cọ quét mạnh tay và đều BestSeal AC401 lên toàn bộ bề mặt đã được chuẩn bị như mô tả nêu trên. Yêu cầu thực hiện thi công phải đảm bảo toàn bộ diện tích bề mặt cần chống thấm phải được phủ đều bằng BestSeal AC401 với định mức 1.5 kg/m2/lớp.
    4. Sau 2 ÷ 4 giờ tùy theo điều kiện nhiệt độ tiến hành thi công lớp thứ hai với định mức 1.5 kg/m2/lớp, nên thực hiện theo hướng vuông góc với lần thi công thứ nhất nhằm hạn chế tối đa quá trình cuốn khí giữa hai lớp vật liệu khi thực hiện công việc thi công.
    5. Bảo dưỡng vật liệu tối thiểu 07 ngày trước khi tiến hành các công tác khác (nếu có).
    Lưu ý:
    Làm ẩm bề mặt nhưng không để đọng vũng trước khi thi công.
    Phải làm ẩm bề mặt lớp trước bằng nước sạch trước khi thi công lớp kế tiếp.
    Nhất thiết phải quét tối thiểu hai lớp BestSeal AC401 để chống thấm bề mặt.
    Không sử dụng phần hỗn hợp đã hết thời gian thi công và bắt đầu đóng rắn.
    Loading...

    Có thể bạn quan tâm

    lequoctamcdtt11 thích bài này.
  2. HuyNam

    HuyNam Thành viên mới

    1. Nguyên tắc chống thấm

    Khi tiến hành chống thấm cho mọi kết cấu đề đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

    - Chống thấm từ phía có nguồn nước. Ta gọi đây là biện pháp chống thấm chủ động. Chống thấm phía sau nguồn nước gọi là chống thấm bị động và chỉ tiến hành khi không thể chống thấm chủ động được.

    - Nguyên tắc “tầng tầng lớp lớp”. Nghĩa là chống thấm phải bằng một số giải pháp kế tiếp nhau, không coi chống thấm 1 lần là đã xong.

    - Thí dụ: không thể coi việc quét sơn chống thấm xong là hết thấm. Vì rất có thể lớp sơn chống thấm có những chỗ khuyết tật gây ra do thi công, hoặc do sử dụng, nước sẽ thấm qua chỗ khuyết tật này.

    Như vậy, để đảm bảo an toàn thấm thì trước khi quét sơn chống thấm thì phải đầm bê tông thật tốt trước đã. Hoặc phải có giải pháp kỹ thuật đảm bảo kết cấu không bị nứt dưới tác động của khí hậu trong quá trình sử dụng. Như vậy sơn chống thấm sẽ có ý nghĩa đảm bảo an toàn hơn cho một bê tông vốn đã có khả năng chóng thấm tốt rồi.

    - Đối với kết cấu bê tông và BTCT thì việc chống thấm nước trước hết là phải đầm chặt bê tông để không bị thấm, vì bê tông có khả năng ngăn nước rất cao.

    2. Kỹ thuật chống thấm mái bê tông cốt thép làm mới


    Một mái bê tông làm mới nên dùng mác 200 (20Mpa), trong trường hợp đặc biệt về mặt chịu lực của kết cấu mái mới dùng đến mác 300 (30Mpa).Vì bê tông mác càng cao thì càng dễ bị nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm. Cũng không dùng mác bê tông thấp hơn 200, vì không đủ độ chống thấm.

    Quy trình chống thấm cho một mái bê tông cốt thép gồm 5 bước sau đây:

    Bước 1: Chọn thành phần bê tông cho mái:

    Thành phần thi công cho mái cần phải đảm bảo dễ thi công san gạt và dễ đầm chặt, đồng thời ít biến dạng theo thời tiết. Có thể chọn thành phần bê tông bằng cách đặt ở các trạm trộn bê tông công nghiệp. Các trạm trộn công nghiệp ở nước ta đạt được trình độ công nghệ tiên tiến cao. Do đổ bê tông trộn sẵn tại các trạm trộn này đảm bảo cho yêu cầu chống thấm.

    Bước 2: Thực hiện các giải pháp kỹ thuật thi công:

    Các giải pháp kỹ thuật cụ thể gồm có:

    - Đầm lại bê tông: Đầm lại là biện pháp tăng cường an toàn thấm cho bê tông khi đầm 1 lần. Đầm lại được tiến hành sau 1-2h sau khi đầm lần đầu. Có thể đầm lại bằng tay hay bằng máy đầm mặt. Khi bê tông đã được đầm lại thì nó có khả năng chống thấm rất cao.

    - Gia cường bề mặt: Sau khi đầm lại và xoa phẳng mặt bê tông, tiến hành rắc một lớp bột xi măng rất thưa lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn gỗ xoa thật kỹ mặt bê tông. Khi đó ta được một lớp mặt bê tông nhẵn phẳng dày khoảng 2mm, gọi là lớp mặt gia cường. Những ngày sau, bề mặt bê tông có màu xanh bóng và hầu như không thấm nước.Lớp mặt gia cường có tác dụng tăng cường an toàn thấm cho bê tông mái, phòng khi có thể bị khuyết tật khi đầm.

    - Bảo dưỡng ẩm bê tông: Tiến hành theo TCXDVN 391:2007 (74).Việc bảo dưỡng ẩm cần được tiến hành ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông để đảm bảo bê tông không bị nứt mặt do bị mất nước.

    Hoàn thành xong bước 2 thì bê tông đã có thể hoàn toàn khống thấm. Các bước tiếp sau là tăng độ bền.

    Bước 3: Đặt khe co giãn nhiệt ẩm:

    Tiến hành theo chỉ dẫn ơ TCVN 313: 2004 (70). Đặt khe co giãn nhiệt ẩm nhằm tránh kết cấu mái bị nứt do biến dạng nhiệt ẩm, và do đó tăng độ bền chống thấm.

    Bước 4: Đặt ống thoát nước mưa cho mái:

    - Đối với mái có hệ máng nước (sê nô) bằng BTCT thì lượng ống thoát nước mưa cho mái cần đặt là 100cm2 tiếp diện cho 100m2 mái . Đặt đủ lượng ống thoát làm cho mưa không ứ đọng trên sê nô, nên không gây thấm ngang qua tường sê nô vào trần nhà.

    - Hiện nay có nhiều công trình thường dùng ống nhựa thoát nước cho sê nô. Do chất liệu vữa hoặc bê tông chèn ống và chất liệu ống hoàn toàn khác nhau, mặt ống nhựa hoàn toàn trơn nhẵn nên dễ bị bóc tách vữa gắn xung quanh thành ống nhựa, gây thấm nước xuống trấn sê nô . Giải pháp sau đây có thể khắc phục hiện tượng này:

    - Trước khi gắn ống nhựa vào lỗ để sẵn ở đáy sê nô, dùng sơn chống thấm đặc (tốt nhất là sơn bitum cao su) quét lên thành lỗ để sẵn và quét xung quanh thành ống nhựa, đoạn sẽ chôn vào bê tông đáy sê nô khi sơn đã se lại, nhưng còn chưa khô, thì dùng vữa xi măng cát thông thường gắn ống vào sê nô. Lớp sơn này sẽ keo dính kết lâu dài vữa gắn với bề mặt ống nước và vữa gắn với bề mặt thành bê tông lỗ sẵn trên sê nô.

    Chú ý: Không dùng sơn dầu cho việc này.

    Bước 5: Chống nóng mái:

    Việc chống nóng mái sẽ hạn chế được biến dạng nhiệt ẩm của kết cấu mái dưới tác dụng của khí hậu nóng ẩm, do đó tránh được nứt mái gây thấm trong quá trình sử dụng công trình . Đồng thời cũng tạo được môi trường vi khí hậu tốt trong nhà. Đối với các mái có lớp chống nóng thì đặt khe co giãn nhiệt ẩm theo nguyên tắc cho kết cấu BTCT không chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.

    Giải pháp chống thấm gồm 5 bước nêu trên rất đơn giản về công nghệ, vật liệu không có gì đặc biệt, lại không dùng sơn chống thấm, nhưng hiệu quả thì rất cao. Một mái bê tông được chống thấm như trên sẽ có độ bền chống thấm không dưới 30-50 năm!

Chia sẻ trang này