Trao đổi về cách học tiếng trung giao tiếp hiệu quả

Thảo luận trong 'Tiếng Hoa' bắt đầu bởi huong65, 16/5/14.

Loading...
  1. huong65

    huong65 Thành viên mới

    tôi lập bài này mong các bạn đã học tiếng trung vào chia sẽ kinh nghiệm. cho những người mới học như tôi học nhanh hơn và hiệu quả, xin cám ơn
    Loading...
  2. tranhuut

    tranhuut Thành viên mới

    học tiếng trung giao tiếp khá đơn giản, học viết vs nhớ mặt chữ thì khó hơn nhiều, cần mất 1 năm chăm chỉ mới có thể thành thạo đc bác ạ
  3. sock214

    sock214 Thành viên mới

    học tiếng trung nên học từ căn bản bạn ạ,. học giao tiếp dễ hơn nhưng nếu bỏ qua học viết thì càng học sẽ càng kém đi. lên quyển 3-4 sẽ không đọc nổi nữa
  4. tranhuyd

    tranhuyd Thành viên mới

    bác này nói quá chuẩn, đúng trường hợp của em, ngày trước em học hết hán 1, thấy giao tiếp cũng đơn giản nên bỏ qua phần học chữ, và bây giờ em đã không biết gì nữa, chỉ chém gió đc ít với dân tàu, nhiều từ ko hiểu
  5. huong65

    huong65 Thành viên mới

    các anh chị có thể nói cụ thể cho em được không ạ, vì em đang tính đi học, em đã biết gì về nghe nói đọc viết đâu. ngày trước a chị học ở đâu, và học theo giáo trình gì ạ..
  6. tranhuut

    tranhuut Thành viên mới

    ngày trước tôi học ở chỗ 156 hồng mai, học thầy Pham Dương Châu, thầy dậy rất hay và vui tính, nếu bạn thích học tiếng trung thì tôi nghĩ nên học lớp của thầy
  7. tranhuyd

    tranhuyd Thành viên mới

    ngày trước tôi học bên trường ngoại ngữ, học cũng khá hay. có nhiều đứa trong lớp cũng học thêm bên trung tâm của Thầy Châu chỗ hồng mai. Nghe nói bên đó dạy hay hơn trong trường học nhiều.tôi chưa học thử nên chưa dám khẳng định.
  8. sock214

    sock214 Thành viên mới

    đúng rồi, vì lên quyển 3-4 không có phiên âm nữa, phải nhớ mặt chữ, nên các bác toàn học nói không thì lúc đó đọc thế nào được nữa.
  9. tranhuut

    tranhuut Thành viên mới

    tôi thấy cái này hay nên copi cho các bạn xem
    Có lẽ, khi đi học chữ Hán, mấy người không nhắc cho nhau câu:

    Chim chích mà đậu cành tre
    Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
    (Chiết tự chữ đức 德)

    Đó là một trong những mẹo nhớ chữ Hán của người xưa thường được gọi là chiết tự.

    Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.


    Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình - âm - nghĩa. Và chiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác. Chiết tự trong chữ Hán không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa. Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ. Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán. Một chữ Hán bất kỳ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên. Với chữ độc thể là các nét. Với chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc.

    Chính nhờ nét riêng độc đáo này, chiết tự trong chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Để dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ. Những câu chiết tự kiểu như:

    Cô kia đội nón chờ ai
    Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.
    (Chữ an 安)

    đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ học chữ Hán (đặc biệt là với trẻ nhỏ). Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau. Nhờ đó, chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán học, dần dần trở thành thói quen khi học chữ.


    Chiết tự xảy ra với cả ba mặt hình - âm - nghĩa của chữ Hán, nhưng chủ yếu là ở hai mặt hình và nghĩa. Chẳng hạn:

    - Đấm một đấm, hai tay ôm quàng
    Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ?

    - Lại đây anh nói nhỏ em nì
    Ấy là chữ mật một khi rõ ràng.

    Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên thuyền chèo là dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình thể).


    Hay như:

    Hai người đứng giữa cội cây,
    Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.

    Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).


    Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm.

    Đó là chữ oanh 轟. Chữ oanh được viết với ba chữ xa 車 và có nghĩa là "tiếng động của nhiều xe cùng chạy". (Chiết tự về mặt ý nghĩa).


    Tây quốc hữu nhân danh viết Phật,
    Đông môn vô thảo bất thành "lan".

    Câu trên có thể dịch là: "Nước phương Tây có người tên là Phật". Phật Thích Ca là người Tây Trúc (ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ Phật được viết với chữ nhân 亻đứng cạnh chữ tây 西 trên chữ quốc 國. Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (như Khang Hy tự điển, Từ nguyên, Từ hải...) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam.

    Câu dưới có nghĩa: "Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan”. Chữ lan 蘭 (hoa lan) được viết: thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (lan can) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông). Trong cách viết chính quy phải thay đông 東 bằng giản 柬 (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
  10. huong65

    huong65 Thành viên mới

    bài bác copy rất hay. ngày trước em có nghe qua ai đọc mấy câu thơ này nhưng không nhớ được hết, cám ơn bác nhiều.
  11. giasuanhtuan

    giasuanhtuan Thành viên mới

    Tiếng Trung là loại tiếng có chữ tượng hình ban đầu mới tiếp xúc thấy tiếp thu rất khó nhưng khi năm được các nguyên lý của nó thì lại rất dễ
    sock214 thích bài này.
  12. sock214

    sock214 Thành viên mới

    nhưng lắm đc nguyên lí của nó thế nào mới là khó chứ bác
  13. huong65

    huong65 Thành viên mới

    muốn học giao tiếp thôi thì cũng đơn giản, cứ quyển giáo trình 301 câu đàm thoại tiếng hoa mà học thôi
  14. tranhuut

    tranhuut Thành viên mới

    đúng rồi, trong quuyeenr 301 nó chia ra các chủ đề để giao tiếp. rất dễ học theo,
    bạn có thể học theo thầy giáo trong clip này, rất hiệu quả đấy
  15. sock214

    sock214 Thành viên mới

    học theo giáo trinh 301 chỉ là học vẹt thôi, làm sao bài bản đc, phải học theo giáo trình hán ngữ 1-6 mới là tốt bạn ạ
  16. tranhuyd

    tranhuyd Thành viên mới

    học theo giáo trình 301 cũng hay chứ bạn, bạn xem thử clip này, thầy Châu hướng dẫn học rất dễ hiểu mà,.
  17. tranhuut

    tranhuut Thành viên mới

    nếu muốn học tiếng trung giao tiếp, tiếng trung thương mại thì học ở bên tiengtrung,vn của Thầy Châu là nhất rồi bạn ạ, ở bên đấy chuyên đào tạo giao tiếp. học ở đấy chỉ 2-3 tháng là có thể nói chuyện dduocj rồi, còn về học chữ thì nên tự học là chính bạn ạ
  18. sock214

    sock214 Thành viên mới

    học viết tiếng trung thì mua cái quyển tập viết về mà tô theo, nó có quy luật rồi, nhớ quy luật thì viết đc chứ có cái gì đâu.
  19. pepong

    pepong Thành viên mới

    Ra Văn Miếu có nhiều người nước ngoài lắm bạn, trước mình hay ra đó bắn tiếng Anh với họ. Tiếng Trung cũng áp dụng được ;)

Chia sẻ trang này