Bốn kỹ năng làm bài thi tiếng Việt cho học sinh lớp 5

Thảo luận trong 'Văn học phổ thông' bắt đầu bởi truongkienthuc, 29/3/20.

Loading...
  1. truongkienthuc

    truongkienthuc Administrator

    Học sinh thi vào lớp 6 tự luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức, phân tích đề, kỹ năng làm bài tổng hợp để chuẩn bị cho môn tiếng Việt.

    Trong thời gian nghỉ kéo dài vì Covid-19, cô Trần Thu Hoa - Giáo viên môn tiếng Việt, Hệ thống Giáo dục Học Mãi chia sẻ bốn kỹ năng học sinh cần rèn luyện để làm tốt bài thi tiếng Việt vào lớp sáu.

    Tổng hợp kiến thức

    Môn tiếng Việt kiến thức dàn trải ở mỗi bài học, nếu không có sự tổng hợp, liên kết nội dung cùng một phần, học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt ngữ pháp trong câu, cách phân loại từ vựng.

    "Các em nên rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức bằng cách lập bảng tổng kết và xây dựng sơ đồ tư duy. Hai cách học này giúp học sinh ghi nhớ nhanh và hiểu rõ bản chất từng phần học", cô Trần Thu Hoa chia sẻ.

    [​IMG]
    Cô Trần Thu Hoa, giáo viên tiếng Việt tại Hệ thống giáo dục Học Mãi.

    Đọc và phân tích yêu cầu đề bài

    Khi làm bài thi, đa phần học sinh mất điểm do chủ quan không đọc kỹ và phân tích yêu cầu đề bài.

    Để tránh mất điểm do lỗi chủ quan, khi được phát đề thi các em không nên hấp tấp làm bài luôn, mà dành khoảng 5 - 10 phút để đọc kỹ đề, xác định những yêu cầu về mặt nội dung kiến thức, hình thức làm bài. Đây là bước quan trọng giúp học sinh xác định đúng hướng từ đầu, làm bài logic, không lan man lạc đề.

    Ví dụ: Viết đoạn văn tả quang cảnh buổi sáng nơi em sinh sống.

    - Yêu cầu hình thức: viết đoạn văn (tính từ chỗ lùi đầu dòng đến khi chấm câu xuống dòng).

    - Yêu cầu nội dung: Tả quang cảnh nơi em sinh sống vào buổi sáng.

    - Yêu cầu sử dụng kỹ năng: Kỹ năng làm bài văn tả cảnh, kỹ năng sử dụng năm giác quan khi viết văn miêu tả, kỹ năng viết câu văn hay.

    - Lưu ý sử dụng trình tự khi viết văn miêu tả (trình tự không gian, thời gian).

    Làm bài tổng hợp với những dạng đề khác nhau

    Trong đề thi sẽ bao gồm những dạng câu hỏi khác nhau tùy theo mức độ khó của từng phần, học sinh cần nắm rõ cách làm bài của từng dạng câu để không bị mất thời gian trong quá trình làm bài.

    - Với những câu hỏi trắc nghiệm: chọn đáp án (thường là một phương án trả lời đúng nhất).

    - Với những câu hỏi dạng đặt câu: học sinh hướng đến đặt câu đúng yêu cầu đề bài trước tiên (ví dụ có sử dụng từ láy, sử dụng dấu câu...) sau đó vận dụng kỹ năng viết câu văn hay để chỉnh sửa thêm.

    - Với những dạng câu hỏi tự luận trả lời ngắn (cảm nhận về nội dung, thích nhất chi tiết nào, tác dụng của biện pháp tu từ...) học sinh nên viết thành đoạn văn ngắn 3-5 câu.

    - Với những câu hỏi viết văn: phân tích đề để làm đúng yêu cầu (viết đoạn văn hay bài văn, những lưu ý về kiến thức tiếng Việt cần lồng ghép).

    Đọc soát bài

    Sau khi làm bài thi xong, học sinh nên đọc soát lại lần nữa xem mình có mắc lỗi sai nào không mới nộp bài, đối với môn tiếng Việt kỹ năng đọc soát là rất quan trọng.

    Cô Trần Thu Hoa cho biết: "Khi làm bài học sinh thường tập trung viết theo mạch cảm xúc, không để ý nhiều đến một số lỗi chính tả và diễn đạt. Kỹ năng đọc soát trước khi nộp bài môn tiếng Việt là bước quan trọng để tránh những sai sót không đáng có và không bị trừ điểm những lỗi cơ bản".

    Giáo viên Trần Thu Hoa / Vnexpress
    Loading...

Chia sẻ trang này