3 đáp án toán tiểu học khiến người lớn phải tranh cãi

Thảo luận trong 'Tin trường lớp' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 22/12/14.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Những đề bài tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khiến người lớn tranh cãi, ngay cả khi đáp án đã được đưa ra vẫn có nhiều binh luận trái chiều.

    Bài toán cừu và thuyền trưởng

    Tháng 6/2014, một đề toán dành cho học sinh lớp 2 gây tranh cãi. Đề bài như sau: "Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?".

    Hầu hết độc giả đều cho rằng đề toán phi lý, hoặc có thể là sai. Tuy nhiên, bài toán vẫn nhận được các đáp án khác nhau:

    [​IMG]
    Bài toán cừu và thuyền trưởng.

    “Trên thuyền có 45 con cừu, 5 con rơi xuống biển mà lại hỏi tuổi ông thuyền trưởng. Từ đó suy ra, ông 40 tuổi và bằng với số cừu. Ông còn thì thuyền còn và cừu cũng còn”.

    “Ghi vào đó đáp án bao nhiêu cũng đúng nhưng phải trên 25 tuổi vì lúc đó mới được thi bằng lái tàu. Tốt nhất lấy 45-5=40 tuổi. Nếu cô giáo có hỏi tại sao em làm như vậy thì nói đó là dữ liệu bài cho”.

    “Đề bài cho tàu chở được 45 con cừu vậy ta suy ra tàu có thể tích bao nhiêu, loại gì, có bao nhiêu thủy thủ… Sau đó tính xem mỗi người phải học bao năm, kinh nghiệm bao lâu để làm thuyền trưởng".

    Trong khi dư luận còn tranh cãi thì tác giả của bài toán là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực - Nguyên trưởng bộ môn phương pháp dạy Toán tiểu học - ĐH Sài Gòn đã lên tiếng. Nhà giáo Phạm Đình Thực cho biết đây là đề toán kinh điển, nhiều người biết đến. Và đáp án của bài toán là: "Không giải được vì đề toán sai".

    Mèo và chuột ai chạy nhanh hơn?

    Gần đây, một bài toán được trích trong sách Những bài toán lý thú ở Tiểu học - NXB Dân trí cũng gây tranh cãi.

    Đề bài như sau: "Có một con chuột đến nhà một con mèo thách đố chạy đua xem ai nhanh hơn ai. Biết rằng con chuột chạy nhanh hơn con mèo gấp hai lần nhưng mèo lại dai sức hơn chuột gấp ba lần".

    [​IMG]
    Mèo và chuột ai chạy nhanh hơn.

    Với một đề toán nhưng có rất nhiều đáp án được đưa ra:

    “Trong đề đã nói chuột chạy nhanh hơn. Như vậy thi chạy nhanh thì chuột thắng, chạy đường trường mèo mới thắng”.

    "Có một con chuột đến nhà một con mèo thách đố. Đố mẹo thì chưa biết ai nhanh hơn thì chuột đã hi sinh".

    Có độc giả còn hài hước trả lời: “Đây là đề tiểu học, đáng ra giáo viên phải mở ngoặc hoặc ra kiểu đề nghị các em nhỏ về luyện phim Tom và Jerry”.

    Trong khi nhiều độc giả tranh cãi thì đáp án được đưa ra cũng từ cuốn sách Những bài toán lý thú tiểu học: "Không con nào thắng hết. Nếu chuột chạy đến sẽ bị mèo ăn thịt ngay".

    Đáp án này không thuyết phục được một bộ phận người đọc. Có ý kiến cho rằng: “Nhà xuất bản đưa ra đáp án không được logic cho lắm. Không thể hiện được sự tự lập luận nhưng lại mang tính khôi hài và cũng có lẽ là phù hợp với học sinh cấp 1. Nhưng nếu có những bé thông minh trả lời theo kiểu lập luận logic thì lại bị sai đáp án. Câu này chắc để phân loại thiên tài với bình thường”


    Tìm số người nhảy xuống sông

    Một bài toán thú vị khác được đăng tải trên website trường THCS Đồng Tân (Hữu Lũng, Lạng Sơn) gần đây cũng gây xôn xao. Đề bài như sau: “Trên cầu có 3 người tên là A, B, C. Đột nhiên A B C nhảy xuống sông. Hỏi trên cầu còn mấy người?”.

    Bài toán thu hút nhiều đáp án:

    [​IMG]
    Bài toán tìm số người đi qua cầu.

    “Trên cầu vẫn còn 3 người vì họ tên là A,B,C trong khi đó đột nhiên xuất hiện ABC nhảy xuống sông không liên quan tơi 3 người còn lại”.

    “Trên cầu còn n-3 người vì 3 người nhảy xuống sẽ có rất nhiều người hiếu kì đến xem. Vậy là có n người thiếu 3 người dưới nước nữa là n-3 người”.

    “Trên cầu chỉ còn một người đó là người ra đề. Vì người này chứng kiến toàn bộ sự việc”.

    Theo Lovebooks – nhà sách giáo dục được hình thành bởi thủ khoa đại học có câu trả lời như sau: “Theo như cách viết, trên cầu sẽ còn 2 người là A và B (C nhảy, A B là họ và tên đệm của C). Theo như cách đọc, trên cầu sẽ còn một người là B (vì A bê C nhảy xuống sông)”.

    Tuy nhiên, một số độc giả vẫn không thấy thuyết phục bởi đáp án trên bởi A B C (cách đọc là A bê C nhưng cũng có thể đọc là A bờ cờ)...

    Nguồn Báo Đất Việt
    Theo Yan​
    Loading...

Chia sẻ trang này