6 sai lầm mẹ dễ mắc phải khi cho bé ăn dặm

Thảo luận trong 'Chăm sóc bé' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 24/6/15.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    6 sai lầm mẹ dễ mắc phải khi cho bé ăn dặm

    Chúng ta luôn muốn dành những gì tốt nhất cho con, đặc biệt là một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho bé ngay từ những bữa đầu ăn dặm. Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng biết cho bé ăn đúng cách mà không mắc phải một trong những sai lầm như dưới đây.

    [​IMG]

    Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 4 - 6 tháng tuổi. (Ảnh minh họa: Internet)

    1. Cho bé ăn dặm không đúng độ tuổi

    Cho con ăn dặm không đúng độ tuổi là một trong những sai lầm phổ biến của các mẹ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 4 - 6 tháng tuổi, tùy từng bé. Ăn dặm quá sớm không tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, gây khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn và tạo tâm lý lười bú sữa mẹ ở bé.

    Mặt khác, khi cho bé ăn dặm quá muộn có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé vì sữa mẹ và sữa công thức không còn đủ khả năng bù đắp nhu cầu năng lượng rất lớn lúc này. Những bé ăn dặm muộn thường bị thiếu sắt.

    2. Cho bé ăn đồ bổ vô tội vạ

    Ngay khi bắt đầu cho con ăn dặm, nhiều bố mẹ đã muổn tẩm bổ cho bé bằng các món ăn đa dạng và giàu dưỡng chất như sữa ong chúa, bào ngư, vi cá… để bổ sung chất dinh dưỡng.

    Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

    Lúc này, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ khả năng để tiêu hóa các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo… Lượng dinh dưỡng dư thừa có thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Khi mới bắt đầu cho con ăn, cha mẹ cần chú ý nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau.

    Mẹ nên bắt đầu cho con ăn bằng những món ăn một thành phần để theo dõi và thử nghiệm phản ứng của cơ thể trẻ với các loại thức ăn đó.

    3. Xay nhuyễn tất cả thức ăn

    Để giúp bé dễ ăn, hầu hết các mẹ đều chọn cách xay nhuyễn thức ăn. Tuy nhiên, xay nhuyễn thức ăn sẽ khiến bé lười học nhai, không cảm nhận được chính xác mùi vị thức ăn. Các mẹ chỉ nên xay nhuyễn thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non và khả năng nhai có hạn.

    4. Chỉ cho bé ăn nước, không ăn cái

    Nhiều mẹ chỉ sử dụng nước hầm để nấu cháo hoặc bột cho bé khi ăn dặm. Điều này chỉ phù hợp trong khoảng thời gian đầu khi bé mới tập ăn. Thói quen cho con ăn nước, không ăn cái sẽ gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Vì vậy các mẹ nên cho con ăn xác thịt, cá, rau… đã được dằm nhỏ để đảm bảo sự phát triển của bé.

    5. Bữa ăn kéo quá dài

    Để giúp con ăn hết một chén bột hay cháo, nhiều bố mẹ sẵn sàng vừa cho con ăn vừa đi chơi, hát rong đến cả tiếng đồng hồ. Đây là một lỗi phổ biến của nhiều người. Kéo dài thời gian ăn sẽ khiến thức ăn bị vữa, khó ăn. Bên cạnh đó, thời gian ăn mỗi bữa kéo dài đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa các bữa ăn bị rút ngắn. Bé còn chưa kịp cảm thấy đói đã phải ăn bữa tiếp theo. Vòng luẩn quẩn này khiến bé luôn trong trạng thái lửng bụng, không có hứng thú với việc ăn uống. Vì vậy, một bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút.

    6. Phân tán sự tập trung ăn uống của con

    Đối với nhiều người, việc cho con ăn là một nỗi "ám ảnh". Do đó, để con chịu ăn hết cháo, các mẹ sẵn sàng phân tán sự chú ý của con khi ăn bằng cách mở ti vi, đi chơi, xem quảng cáo…

    Phương pháp này sẽ giúp bạn cho con ăn dễ dàng hơn nhưng gây tác hại xấu về sau, khiến con ngày càng hiếu động, không chịu ngồi yên một chỗ khi ăn. Thậm chí, việc không tập trung khi ăn có thể khiến trẻ dễ bị sặc thức ăn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

    Do đó, các mẹ nên tập cho con thói quen tập trung khi ăn, ngồi ghế cao và đàng hoàng ngay khi bé. Nếu con bị phân tâm, mẹ có thể cho con nghịch ngay chính thức ăn của mình như vài miếng cà rốt, súp lơ luộc mềm… Giải pháp này giúp con có thể chơi với đồ ăn, tập nhai thô và tìm hiểu về hình dáng của các loại thức ăn là tốt hơn cả.


    http://www.ebe.vn/be-yeu/thuoc-phat...sai-lam-me-de-mac-phai-khi-cho-be-an-dam-3585
    Loading...
: ăn dặm

Chia sẻ trang này