9 loài động vật kì lạ đã bị "xóa sổ"

Thảo luận trong 'Trà chanh - chém gió' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 1/2/15.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Mẹ Thiên nhiên cũng như con người đã “xóa sổ” sự tồn tại của vô số các loài động vật. Cuộc chiến sinh tồn đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài được cho là những sinh vật độc đáo và dị thường. Dù biết rằng không có gì có thể tồn tại vĩnh viễn, nhưng sẽ thật tiếc thay nếu chúng ta không bao giờ nhìn thấy được sự kì vĩ của tạo hóa đã ban tặng cho những loài động vật độc đáo này.

    Vượn cáo khổng lồ Megaladapis Edwardsi

    [​IMG]
    Mặc dù chúng chỉ mới được đặt tên từ năm 1894, nhưng loài vượn cáo khổng lồ này đã xuất hiện từ rất lâu từ kỉ Thượng Tân (Pliocene) đến kỉ Toàn Tân (Holocene). Loài vượn cáo Megaladapis Edwardsi có thể cao đến 1,5m và nặng đến 75kg khi trưởng thành. Chính vì thân hình đồ sộ nên chúng di chuyển rất chậm chạp và dễ dàng bị săn bắt. Phương pháp carbon phóng xạ cho thấy loài vượn cáo này đã bị tuyệt chủng khi người châu Âu định cư tại Madagascar;,con cuối cùng chết vào khoảng 500 năm về trước.

    Mãng xà Úc khổng lồ Wonambi Naracoortensis

    [​IMG]
    Wonambi naracoortensis sống trong kỉ Pliocene tại Úc. “Wonambi” là một từ thổ dân có nghĩa là “rắn cầu vồng khổng lồ”. Rắn Wonambi không có nọc độc và có thể dài hơn 4,5m đối với con trưởng thành. Răng của chúng có dạng uốn cong và không có răng nanh, dùng để siết chặt con mồi. Hầu hết các tính toán khoa học cho rằng chúng tuyệt chủng khoảng 40.000 năm về trước.

    Chim Anca lớn Pinguinus Impennis

    [​IMG]
    Loài chim Anca lớn này có lông trắng và đen, không biết bay. Với biệt danh “tổ tiên của chim cánh cụt”, chúng cao khoảng 1 mét và có đôi cánh nhỏ xíu cỡ 15cm. Hàng trăm hàng ngàn, có khi đến hàng triệu con đã sinh sôi nảy nở tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương trong nhiều thế kỉ. Chúng sống gần những nơi như Scotland, Na Uy, Canada, Mỹ và Pháp, nhưng chỉ khi đến mùa sinh sản chúng mới dám đi vào đất liền.

    Chim Anca lớn trở nên có giá trị cao vào những năm 1700. Chúng bị săn đuổi hàng ngàn năm, trong suốt khoảng thời gian này, số lượng người săn bắt chim Anca lớn đã trở nên ngoài tầm kiểm soát. Những bộ lông, da vô giá, thịt, dầu và những quả trứng dài 13cm đã thu hút đám thợ săn rình mò. Con chim Anca lớn cuối cùng được biết đến đã được phát hiện vào năm 1852 tại khu vực biển Grand Banks thuộc tỉnh Newfoundland, Canada.

    Nai Schomburgk Rucervus Schomburgki

    [​IMG]
    Loài động vật này được mô tả và đặt tên vào năm 1863. Người ta ước tính loài nai này đã tuyệt chủng vào những năm 1930. Một số người vẫn tin rằng loài nai này còn sống, nhưng theo những quan sát khoa học, điều này vẫn chưa được xác nhận.

    Gạc của nai Schomburgk được cho là ẩn chứa sức mạnh của ma thuật và có thể chữa bệnh. Chính vì thế, loài nai này đã bị săn lùng ráo riết bởi những tay thợ săn và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán thuốc cổ truyền. Trong mùa lũ, chúng tập trung tại những nơi cao, điều này càng làm cho chúng dễ dàng bị giết hại hơn. Những người đi thuyền nhắm vào chúng khi chúng không còn đường thoát thân. Sự định canh định cư của con người cũng như sự mở rộng nông nghiệp đã phá hủy và lấy đi phần lớn môi trường sống của chúng.

    Thằn lằn Jamaica khổng lồ Celestus Occiduus

    [​IMG]
    Dấu vết cuối cùng của loài thằn lằn khổng lồ Jamaica được ghi lại vào năm 1840. Được biết đến là một loài thằn lằn sống ở vùng đầm lầy, chúng có thể phát triển lên đến 60cm chiều dài và khiến cho nhiều người dân địa phương sợ hãi. Sự tuyệt chủng của loài này có thể do sự xuất hiện của một số loài động vật ăn thịt chuyên săn mồi như cầy mangut ở Jamaica. Việc con người tàn phá môi trường sống của chúng cũng là một trong những lý do khiến loài thằn lằn này biến mất.

    Chim khổng lồ Argentavis Magnificens

    [​IMG]
    Argentavis Magnificens có nghĩa là “loài chim Argentine tráng lệ”. Đó là loài chim biết bay lớn nhất được ghi nhận. Sinh vật này có thể cao trên 1,8m với độ sải cánh ấn tượng từ 6m đến 8m. Con nặng nhất có khối lượng hơn 68kg. Cấu trúc sọ của chim teratorn khổng lồ cho thấy loài chim này ăn mồi bằng cách nuốt chửng. Tuổi thọ ước tính của loài chim này khoảng từ 50 đến 100 năm.

    Cú cười Sceloglaux Albifacies

    [​IMG]
    Loài cú cười Sceloglaux Albifacies có nguồn gốc từ New Zealand. Chúng trở nên hiếm hoi vào giữa những năm 1800. Là loài cú đặc biệt của hòn đảo, chúng được phát hiện vào năm 1914. Một nguồn tin chưa xác thực cho rằng loài cú này có thể đã sống sót cho đến những năm 1930. Tiếng hú của loài cú cười này giống như những lời lải nhải đáng sợ hay giống tiếng cười khúc khích của người điên. Tiếng hú này còn được so sánh với tiếng chó sủa. Các loài cú cười khác tồn tại đến tận ngày nay và chúng ta có thể nghe thấy tiếng hú của chúng.

    Tê giác lông mượt Coelodonta Antiquitatis

    [​IMG]
    Nếu bạn đã từng hỏi rằng một con tê giác xù xì lông lá sẽ như thế nào, thì con tê giác lông mượt sẽ cho bạn câu trả lời. Hóa thạch của nó có niên đại 3,6 triệu năm đã được tìm thấy và thu hồi từ châu Á, châu Âu và Bắc Phi. Hóa thạch lâu đời nhất được lấy từ Tibet. Chúng đã bị săn đuổi bởi loài người nguyên thủy và trở thành chủ đề cho họ điêu khắc trên hang đá. Một ngọn giáo 13.000 năm tuổi đã được tìm thấy ở Siberia vào năm 2014, được chế tác từ sừng một con tê giác lông mượt trưởng thành. Người ta tin rằng sinh vật này đã tuyệt chủng vào cuối kỉ băng hà gần nhất khoảng 11.000 năm trước.

    Theo Yan​
    Loading...

Chia sẻ trang này