Ăn dặm kiểu Nhật thất bại vì đâu?

Thảo luận trong 'Chăm sóc bé' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 18/6/15.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Ăn dặm kiểu Nhật thất bại vì đâu?
    Ăn dặm kiểu Nhật hiện là một trong những phương pháp tập bé ăn dặm được nhiều mẹ áp dụng. Kết quả mang lại là việc con ý thức ăn uống, mẹ nhàn nhã. Tuy nhiên, không phải mẹ nào áp dụng cũng thành công. Một số nguyên nhân thất bại là đây:

    Thiếu kiên nhẫn

    Đây được coi như “rào cản” lớn nhất trên đường đi đến thành công. Các bà mẹ thường sốt ruột khi thấy con tăng cân chậm, lượng ăn ít. Và thế là họ cố gắng ép, tìm mọi cách để ép như: vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi hay ipad, đi rông…

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1-5 tuổi sẽ có những giai đoạn biếng ăn sinh lý. Các mẹ phải hết sức kiên nhẫn, bình tĩnh cùng con vượt qua giai đoạn này. Có thể thay đổi thực đơn, đẩy xa khoảng cách bữa ăn hoặc chia nhiều bữa nhỏ, ăn thêm hoa quả, sữa chua, các chế phẩm từ sữa nhiều dinh dưỡng, uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ thiếu chất.

    Nói như ông cha xưa, qua “đốt” rồi con sẽ lại ăn tốt. Vì thế không nên quá ép trẻ dẫn đến những hậu quả lớn hơn, không chỉ là sợ ăn mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Đây cũng là tinh thần cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: tìm mọi cách để trẻ yêu thích bữa ăn, qua đó phát triển cả về tình cảm và trí tuệ của trẻ.

    [​IMG]

    Nói như ông cha xưa, qua “đốt” rồi con sẽ lại ăn tốt. Ảnh: Getty Images

    Sử dụng ghế ngồi ăn không đúng thời điểm

    Các mẹ hãy cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn ngay khi trẻ ngồi vững để tạo thói quen ăn uống một chỗ, có kỉ luật, không đi lung tung. Trẻ dần rèn luyện thói quen đến bữa ăn là ngồi ghế, ăn xong mới được đi chơi. Như thế cả mẹ và bé đều khỏe và nhàn.

    Mắc bệnh so sánh

    Những bậc làm cha mẹ thường khó thoát khỏi thói thường tình là hay so sánh con mình với con người khác để rồi không chịu được áp lực từ chính bản thân và những người xung quanh. Mà nếu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì trẻ thường sẽ không bụ bẫm vì họ không chú trọng cân nặng để bắt con ăn mà quan trọng là con cứ phát triển trong giới hạn cho phép, lanh lợi là được.

    Bất đồng quan điểm trong gia đình và “phó mặc” cho người giúp việc

    Một yếu tố giúp các bậc cha mẹ thực hiện thành công phương pháp này là phải có sự thống nhất về tư tưởng lẫn hành động của những người trong gia đình và cả người giúp việc.

    Nhiều gia đình có người giúp việc cũng lâm vào cảnh “trên dưới không thông”. Cho bé ăn được thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Bố mẹ đi làm cũng không thể kiểm soát hết tình hình ở nhà.
    Loading...

Chia sẻ trang này