BẮT BỆNH KHẢ NĂNG NGHE KÉM

Thảo luận trong 'Kỹ năng nghe' bắt đầu bởi Bily Hồng Hà, 14/5/13.

Loading...
  1. Bily Hồng Hà

    Bily Hồng Hà "Không nhất thiết, nhưng khá quan trọng"

    Có rất nhiều bạn học viên than thở với YTA rằng trong kĩ năng nghe rất là khó đối với các bạn, nghe mãi mà vẫn không hiểu, không nắm được ý của bài nghe. Trông nội dung bài viết ngày hôm nay, YTA sẽ cùng các bạn thảo luận xem vấn đề các bạn gặp phải trong khi nghe là gì.

    1. Thiếu từ vựng

    Khi đọc hiểu, nếu thiếu từ vựng bạn sẽ không thể hiểu bài đọc được. Tương tự như vậy, nếu không có từ vựng, bạn không thể nghe hiểu được một bài đối thoại hay một bài nói. Đó là điều rất dễ hiểu. Ở mỗi kì thi khác nhau thì lại có một lượng từ vựng yêu cầu khác nhau. Ví dụ bạn cần khoảng 3000 từ vựng cơ bản trong giao tiếp cơ bản, hay cần khoảng 4000 – 6000 để thi TOEIC…

    [Cách giải quyết]

    - Đọc sách báo tiếng Anh hàng ngày và sử dụng tiếng Anh thường xuyên giúp bạn nhớ từ lâu hơn và đồng thời nâng cao khả năng ngữ pháp.

    - Học từ vựng theo chủ đề, theo những từ thường gặp. Ví dụ bạn định thi TOEIC, hãy cầm 1 cuốn sách TOEIC tiêu biểu rồi học thật nhiều từ vựng trong đó, nó giúp bạn quen hơn với các từ trong kì thi đó.

    - Xem phim Anh, Mỹ. Chú ý: Khi xem phim ngoài mục đích giải trí đơn thuần, mình cũng không quên việc học tiếng anh nữa nhé. Đừng bị hấp dẫn quá bởi nội dung phim mà quên đi mục tiêu học từ mới, học nghe qua việc xem phim.

    …..

    2. Yếu về phát âm

    Về nguyên tắc, nếu bạn phát âm tốt, bạn sẽ có khả năng nghe tốt hơn. Rất nhiều người có thể nhận ra mặt chữ một cách dễ dàng, nhưng khi nghe đọc từ đó thì lại không nhận ra. Đó là do người đó hạn chế về phát âm. Vì thế bạn cần tra từ điển những từ mình cảm thấy không thật chắc về phát âm. Cũng vậy, khi học một từ mới, bạn nên chú trọng vào cả ý nghĩa và cách phát âm của từ đó.

    Một trong các từ phát âm sai phổ biến mà các bạn rất hay mắc phải đối với chúng ta như: /s/ nhầm với /sh/, âm /l/ với /n/ hay /tr/ nhầm với /ch/…

    Tuy nắm vững cách phát âm của từng từ là rất cần thiết nhưng vẫn chưa đủ để nghe tốt: bạn còn phải làm quen với hiện tượng luyến âm, biến âm, đồng hóa, giản lược của người bản xứ nữa.

    [Cách giải quyết]

    Nắm vững các quy luật phát âm cơ bản như đuôi /s/ hay đuôi /ed/…, hay phát âm đúng các âm cơ bản. Ngay cả những từ cơ bản nhất như /is/, /english/,/she/ …cũng có vô cùng nhiều các bạn phát âm sai. Tìm đọc các sách về phát âm, theo học các khóa về phát âm…

    Bạn cần luyện tập đọc thật to với tốc độ nhanh dần giống như tốc độ của người bản xứ. Ngoài ra, bạn có thể luyện tập đọc theo tapescript: vừa nghe, vừa đọc theo.

    Với cách này, dần dần bạn sẽ quen với cách phát âm, cách luyến âm, biến âm, đồng hóa, giản lược của người bản xứ.

    Phương pháp luyện tập cách phát âm chuẩn:

    1) Tiếp xúc nhiều với môi trường bản ngữ. Bạn có thể đi học tại các trung tâm có người bản ngữ hoặc nghe, học từ các giáo trình của người bản ngữ. Để “an toàn” bạn không nên học phát âm với giáo viên Việt hay nghe bạn bè nói mà bắt chước, vì rất ít người có phát âm chuẩn giống người bản ngữ. Tất nhiên, ít không có nghĩa là không có. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi học Giao tiếp hay phát âm với giáo viên Việt.

    Hãy nhớ, việc một bạn nào đó nói tiếng Anh như gió, không đồng nghĩa bạn ấy đang nói tiếng Anh chuẩn. Nhớ điều đó!

    2) Bạn cần làm quen với các thay đổi về vị trí của lưỡi, hình dạng của môi khi phát âm tiếng Anh. Khi vị trí của lưỡi và hình dạng của môi thay đổi, âm thanh phát ra cũng thay đổi.

    Nhiều bạn đi học phát âm nhưng ngại không dám mở mồm, thè lưỡi…thì rất khó phát âm chuẩn. Bạn muốn phát âm chuẩn, bạn phải để “miệng” của mình hoạt động hết công suất. Khẩu hình đúng thì âm phát ra mới đúng.

    3) Bạn cần đọc đúng trọng âm và ngữ điệu.

    Một khi đã chắc phát âm, bạn nên chú ý hơn về trọng âm và ngữ điệu. Tránh bị mắc local intonation, diễn đạt các ý cho trọn vẹn chứ không ngắt từng từ, từng từ.

    P.an4) Thường xuyên ghi âm giọng nói của mình rồi so sánh với bài đọc của người bản xứ, hoặc nhờ người có trình độ cao hơn kiểm tra giúp mình.

    Việc nghe mình nói và điều chỉnh âm là rất quan trọng.

    3. Yếu khả năng đọc hiểu và nắm bắt cấu trúc cơ bản

    Đọc hiểu là nền tảng của nghe hiểu. Nếu bạn không đọc hiểu tốt, bạn cũng sẽ không nghe hiểu tốt như là ở phần 3 và 4 của bài thi TOEIC với những câu dài và có ý nghĩa phức tạp. Điều cốt lõi trong đọc hiểu chính là nắm bắt nhanh cấu trúc câu và từ khóa, câu khóa của cả đoạn…

    [Cách giải quyết]

    Luyện tập các kĩ năng skimming hay scanning và thường xuyên đọc là yếu tố cốt lõi. Hãy đoc báo chí thường xuyên về nhiều chủ đề sẽ tạo thói quen cho mắt của bạn.

    4. Không theo kịp tốc độ của người nói

    Nếu bạn thiếu một trong ba điều kiện trên thì bạn sẽ không theo kịp tốc độ của người nói.

    Ngoài ba nguyên nhân trên, nếu bạn cố gắng dịch nghĩa từng chữ sang tiếng Việt khi nghe thì bạn cũng không theo kịp tốc độ của người nói.

    [Cách giải quyết]

    Nghe, nghe, nghe…nghe hàng ngày. Hãy biến tiếng Anh trở thành thói quen của bạn.

    Đôi khi khá buồn khi nhiều bạn sau khi đi học tiếng Anh tại các trung tâm xong rồi về là vứt đó. Làm sao với chỉ khoảng 1 -2 tiếng học trên lớp giúp cung cấp đủ kiến thức cho bạn. Chinh học viên cũng phải thực sự nỗ lực, không ngừng hỏi ý kiến tham khảo để tự nâng cao khả năng cho mình.
    Loading...

Chia sẻ trang này