Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam phần 1

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 8' bắt đầu bởi tuyensinh2014, 2/4/14.

Loading...
  1. tuyensinh2014

    tuyensinh2014 Thành viên chính thức

    Việt Nam Có 9 hệ thống sông lớn trải từ Bắc vào Nam.

    Phần 1:
    I. Hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng
    II. Hệ thống sông Thái Bình
    III. Hệ thông sông Hồng


    I. HỆ THỐNG SÔNG BẰNG GIANG - KỲ CÙNG: Hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng gồm 2 sông chảy ngược hướng nhau và gặp nhau ở Quảng Tây (Trung Quốc) tạo thành sông Tả Giang chảy vào sông Tây Giang đổ ra biển Quảng Châu.

    1. Sông Kỳ Cùng:
    - Sông kỳ cùng là con sông chính ở tỉnh Lạng Sơn, chảy sang Trung Quốc và là một chi lưu của sông Tây Giang(Trung Quốc). Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m thuộc huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn,sông chảy qua TP Lạng Sơn,thị trấn Văn Lãng,thị trấn Thất Khê rồi tới Bi Nhi, từ đây nó vượt biên giới sang Trung Quốc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc, thành sông Tả Giang, chi lưu phía nam của sông Úc Giang trong hệ thống tạo thành sông Tây Giang.Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243 km, diện tích lưu vực: 6.660 km². Từ biên giới Việt-Trung sông chảy trên đoạn dài khoảng 55 km tới Long Châu. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng đông nam - tây bắc sang Trung Quốc.
    - Sông Kỳ Cùng có 3 chi lưu chính là sông Bắc Giang và sông Bắc Khê, cả hai sông này đều hợp lưu gần Thất Khê, còn sông Ba Thín hợp lưu gần thị trấn Lộc Bình.

    2. Sông Bắc Giang:
    - Sông Bắc Giang là một chi lưu của sông Kỳ Cùng,bắt nguồn từ vùng núi Nguyên Bình, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, chảy sang huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn và hợp lưu với sông Kỳ Cùng ở phía nam thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định). Chiều dài: 114 km. Diện tích lưu vực: 2.670 km².
    - Đầu nguồn sông Bắc Giang có các chi lưu nhỏ như: sông Na Rì ở tỉnh Bắc Kạn,phía hữu ngạn có chi lưu sông Tà Lùng chảy qua Bản Tính-Huyện Na Rì; phía tả ngạn có sông Xe Cô phát nguyên từ dãy núi Cao Lan. Trong địa phận Bắc Kạn, sông Bắc Giang không thuận lợi cho việc giao thông bởi nước chảy xiết vào mùa lũ và lòng sông rất cạn vào mùa đông.
    - Có một con sông tại Trung Quốc trùng tên Bắc Giang với sông này.

    3. Sông Bắc Khê: Sông Bắc Khê là một chi lưu nhỏ của sông Kỳ Cùng có độ dài 54 km, diện tích lưu vực 801 km². bắt nguồn từ vùng giáp ranh hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và chảy qua Thất Khê, huyện lị huyện Tràng Định (Lạng Sơn) rồi đổ vào sông Kỳ Cùng.

    4. Sông Ba Thín: Sông Ba Thín bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây (Trung Quốc), đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Sông Ba Thín chỉ dài 52 km. Diện tích lưu vực 320 km².

    5. Sông Bằng Giang:
    - Sông Bằng giang, hay còn gọi là sông Bằng chảy qua tỉnh Cao Bằng.Sông bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam vào Cao Bằng tại cửa khẩu Sóc Giang, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng.Từ xã Sóc Giang, sông chảy qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thị xã Cao Bằng, huyện Phục Hòa và kết thúc tại cửa khẩu Tà Lùng, xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hoà (phía đông nam Cao Bằng) rồi đổ vào tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc.Tại Trung Quốc,nó hợp lưu với sông Kỳ Cùng gần thị trấn Long Châu-Quảng Tây để tạo thành sông Tả Giang, chi lưu phía nam của Úc Giang.Sông Bằng có tổng chiều dài khoảng 108 km, trên đất Việt Nam sông Bằng có chiều dài khoảng 90km, diện tích lưu vực 4.000km2.
    - Sông Bằng Giang có 24 chi lưu trong đó có 3 chi lưu lớn là sông Sê Bao, sông Hiếu, sông Bắc Vọng.

    II. HỆ THỐNG SÔNG THÁI BÌNH: Hệ thống sông Thái Bình gồm sông Thái Bình cùng các phụ lưu và chi lưu của nó,các phụ lưu gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn.Tổng chiều dài của hệ thống khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông.

    1. Sông Thái Bình: Dòng chính sông Thái Bình gồm hai đoạn:
    - Đoạn một bắt đầu từ ngã ba Lác, phía dưới thị trấn Phả Lại thuộc tỉnh Hải Dương, chảy qua đất Hải Dương tới ngã ba Mía dài khoảng 64 km.
    - Đoạn hai từ Quý Cao (xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ), nơi kết thúc sông Luộc, sang địa phận thành phố Hải Phòng, men theo ranh giới huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng và rồi chảy dọc theo ranh giới giữa huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với tỉnh Thái Bình, đổ ra cửa Thái Bình ở vị trí giáp ranh hai tỉnh này với chiều dài đoạn này khoảng 36 km. Dòng mang tên Thái Bình này, chỉ chảy men theo tỉnh Thái Bình ở đoạn cuối, mà không chảy cắt qua địa phận tỉnh Thái Bình. Phần hệ thống sông Thái Bình liên quan tới tỉnh Thái Bình là sông Luộc và một con sông nhỏ là sông Hóa.Hai đoạn này của Sông Thái Bình thông với sông Văn Úc bằng ba sông nhỏ, dài khoảng 3 km mỗi sông là sông Cầu Xe, sông Mía và sông Kênh Khê.
    - Do phần lớn lưu vực của hệ thống sông Thái Bình là các vùng đồi trọc,đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa cao. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất.

    2. Sông Cầu:
    - Sông Cầu, còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức, là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình.Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, với chiều dài khoảng 290 km.
    - Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm qua thị xã Bắc Kạn.Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn . Tới địa phận xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại-Chí Linh, tỉnh Hải Dương để tạo thành sông Thái Bình.

    3. Sông Đu: Sông Đu là phụ lưu của Sông Cầu bắt nguồn từ vùng Lương Can, ở độ cao khoảng 275 m thuộc tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng tây bắc - đông nam và nhập vào Sông Cầu ở Sơn Cẩm. Dài 44 km. Diện tích lưu vực 360 km2, cao trung bình 129 m.

    4. Sông Công:
    - Sông Công là một chi lưu của sông Cầu dài 96 km .Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm thị xã Sông Công, qua huyện Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía Bắc thị xã Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào huyện Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa).
    - Hồ Núi Cốc là nước của dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ nhân tạo rộng lớn, cùng với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ mà trước đây là đồi núi. Sông Công-Hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo một thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sông Công cùng với Núi Cốc đã đi vào thi ca mang màu sắc huyền thoại trong bài hát Huyền thoại Hồ Núi Cốc của nhạc sỹ Phó Đức Phương.
    - Dòng sông Công còn có tên là sông Giã (Giã hà) bởi thời thuộc Lương con sông này nằm trên đất châu Giã Năng, quê hương của người anh hùng Lý Bí. Nơi dòng sông chảy ngoặt về phía Đông (gần cầu Đa Phúc ngày nay) chính là làng Trấn, Trấn lỵ châu Giã Năng, nơi Lý Bí khởi binh từ đất Hoài Đức (Hà Nội ngày nay) vượt qua núi Sóc về đây bao vây rồi đánh bại giặc Lương.

    5. Sông Cà Lồ (còn gọi là sông Phủ Lỗ): Là một chi lưu của sông Cầu và từng là một phân lưu của sông Hồng. Nó vốn tách ra khỏi sông Hồng ở xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc và hợp lưu với sông Cầu tại ngã ba Xá, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, cách không xa chỗ sông Công hợp lưu vào sông Cầu. Tuy nhiên đoạn đầu nguồn của Cà Lồ (chỗ phân lưu khỏi sông Hồng) đã bị bịt vào đầu thế kỷ 20, nên sông Cà Lồ hiện nay không còn nối với sông Hồng. Đầu nguồn sông Cà Lồ hiện nay ở huyện Mê Linh (Hà Nội) và nguồn nước của sông chủ yếu là từ các dòng suối từ dãy núi Tam Đảo. Sông Cà Lồ tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Sóc Sơn với huyện Mê Linh và giữa huyện Sóc Sơn với huyện Yên Phong. Toàn chiều dài của sông là 89 km, trong đó đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 27 km

    6. Sông Thương:
    - Sông thương (hay sông Nhật Đức) là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình.Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang,qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại-Chí Linh-Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam tại ngã ba Nhãn,tiếp theo hợp lưu với sông Cầu tại ngã ba Lác để tạo thành sông Thái Bình .
    - Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng.Sông Thương có một chi lưu lớn là sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế-Bắc Giang,chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang. Gần thành phố Bắc Giang, có thêm một dòng sông đào đổ nước vào sông Thương, nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.
    - Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
    - Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương.
    - Sông Sỏi là một con sông ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên,đây là phụ lưu của sông Thương. Sông Sỏi bắt nguồn từ núi Bồ Cu ở khu vực có độ cao 400 m, ở 5 xã vùng cao của huyện Yên Thế, Bắc Giang. Đó là xã Xuân Lương, Canh Nậu Đôn, Đống Tiến, Đồng Vương, Tam Tiến. Sông Sỏi có tổng chiều dài 38 km, diện tích lưu vực 303 km2.

    7. Sông Lục Nam:
    - Sông Lục Nam (còn gọi là sông Lục, sông Minh Đức) là một phụ lưu của hệ thống sông Thái Bình, chảy qua hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang.Sông bắt nguồn từ độ cao khoảng 700 m trên vùng núi Kham thuộc địa phận huyện Đình Lập-Lạng Sơn,chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam (thuộc tỉnh Bắc Giang) và kết thúc tại địa phận xã Đan Hội (Lục Nam) và xã Trí Yên (Yên Dũng) sau khi giao nhau với sông Thương từ hướng Tây Bắc chảy tới tại Ngã ba Nhãn (cách Phả Lại 10 km). Sông Lục Nam có các phụ lưu là sông Bò, sông Lê Ngạc, sông Chỉ Tác, sông Đan Hộ (bên tả ngạn) và sông Căn, sông Gốm, sông Cỏ Mạt (bên hữu ngạn).
    - Tổng chiều dài của sông gần 200 km, đoạn trên địa phận Lạng Sơn dài 15 km, đoạn trên địa phận Bắc Giang dài khoảng 175 km. Tổng diện tích lưu vực của sông Lục Nam vào khoảng 3.070 km². Khoảng 45 km cuối hạ lưu (từ Chũ đến ngã ba Nhãn), sông rộng thuận tiên cho giao thông đường thủy.

    8. Sông Đuống:- Sông Đuống, còn gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang, là một con sông đào dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu từ ngã ba Dâu (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội)địa giới giữa huyện Đông Anh và quận Long Biên của thành phố Hà Nội. Điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc (xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh). Nó là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông Hồng có lũ lớn mới tràn qua được. Từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội. So với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30 %. Sông Đuống là đường giao thông thuỷ nối cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam.
    - Hiện trên sông Đuống có 3 cây cầu bắc qua:Cầu Đuống trên quốc lộ 1A-Hà Nội,Cầu Phù Đổng trên quốc lộ 1A mới-Hà Nội,Cầu Hồ trên quốc lộ 38 thuộc tỉnh Bắc Ninh.Ngoài ra, sẽ có thêm 4 cầu đường bộ mới sẽ được xây dựng ngang qua sông Đuống, là: cầu Thạch Cầu, cầu Đông Trù, cầu Phù Đổng II, cầu trên vành đai giao thông đối ngoại (gần cầu Hồ hiện tại).

    9. Sông Kinh Thầy:
    - Sông Kinh Thầy, hay Sông Kinh Thầy, một chi lưu của Hệ thống sông Thái Bình,nối thông giữa sông Thái Bình với các sông vùng Đông Bắc, có chiều dài 44,5 km. Điểm đầu từ ngã ba Nấu Khê xã Cổ Thành huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Điểm cuối là ngã ba Trại Sơn nơi giáp ranh giữa xã Phú Thứ và thị trấn Kinh Môn (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).Tại ngã ba Bến Triều, nó chia nước với sông Mạo Khê. Tại ngã ba Trại Sơn nó chia thành hai sông nhỏ chiều dài khoảng 9 km mỗi sông, có tên gọi là sông Phi Liệt (lại đổ vào sông Mạo Khê một lần nữa, tại ngã ba Bến Đụn, để tạo thành sông Đá Bạch) và sông Hàn chảy vào sông Kinh Môn tại ngã ba Nống, tạo thành sông Cấm.
    - Sông Kinh Thầy được rất nhiều người Việt Nam lớn lên trong thời kỳ chống Mỹ biết đến qua bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đây là một trong những bài thơ và sau là bài hát thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ Việt Nam.
    + Lục đầu giang: Chỗ hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình gọi là Lục Đầu Giang, do đây là nơi sáu con sông gặp nhau. Các sông này hợp nhau tại thị trấn Phả Lại huyện Chí Linh thành sông Thái Bình.
    + Các chi lưu: Các chi lưu khác chảy ra biển của hệ thống sông Thái Bình đều nằm về phía tả ngạn sông Thái Bình:

    10. Sông Kinh Môn: là một nhánh được chia ra từ sông Kinh Thầy tại Thạch Liên, còn nhánh kia gọi là Sông Hàn.Hai nhánh này nhập lại trước khi đổ ra biển ở cửa Cấm, Hải Phòng. Đoạn này gọi là sông Cấm, dài 30 km. Cảng Hải Phòng nằm trên cửa sông này. Sông Cấm là ranh giới của các huyện Thuỷ Nguyên và An Dương.

    11. Sông Hàn: là tên gọi đoạn thượng lưu của sông Cấm, chảy ở phía Tây huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng và phía Đông huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Phía trên, thông với sông Kinh Thầy, phía dưới, thông với sông Vân Dương, ngăn cách huyện Kim Thành với huyện Thủy Nguyên

    12. Sông Cấm:
    - Là một nhánh sông ở hạ lưu thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy qua địa phận Hải Phòng.Sông được bắt đầu tại ngã ba An Dương thuộc địa phận xã Minh Hòa (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) nơi hợp lưu của hai con sông Kinh Môn và sông Hàn.
    - Sông đổ ra biển Đông ở cửa Cấm , có tổng chiều dài khoảng 7.000m, đi qua và làm ranh giới giữa các địa phương như huyện An Dương, huyện Thủy Nguyên, các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An. Cảng Hải Phòng nằm trên sông Cấm,cách cửa Cấm khoảng 5 km.

    13. Sông Lạch Tray:
    - Sông Lạch Tray thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy qua Hải Phòng.Sông được chảy tách ra từ sông Văn Úc tại địa phận xã Bát trang (huyện An Lão - Hải Phòng) theo hướng Đông đổ ra biển Đông bởi cửa Lạch Tray.
    - Sông có chiều dài khoảng 49 km đi qua huyện Kim Thành, Hải Dương và các huyện, quận của Hải Phòng là: An Lão, An Dương, Kiến An, Hải An, Lê Chân, Kiến Thụy. Quốc lộ 10 băng qua sông tại địa phận phường Quán Trữ (Kiến An).
    - Sông Lạch Tray chảy ngang qua Hải Phòng, qua địa phận huyện Kiến An, An Dương ra biển bằng cửa Lạch Tray.

    14. Sông Văn Úc : Sông Văn Úc là một nhánh ở hạ lưu trong hệ thống sông Thái Bình, phần lớn chảy qua địa bàn Hải Phòng.Sông bắt đầu từ đoạn giao nhau sông Hương và sông Rạng (còn có tên gọi là ngã ba Cửa Dưa) tại địa phận xã Thanh Xuân (huyện Thanh Hà, Hải Dương theo hướng Đông Nam đổ ra biển Đông tại cửa Văn Úc. Sông có chiều dài khoảng 57 km, làm ranh giới giữa các huyện Thanh Hà, Hải Dương và An Lão, Hải Phòng, huyện An Lão và huyện Tiên Lãng, huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng. Quốc lộ 10 băng qua sông tại đoạn xã Đại Thắng, Tiên Lãng và xã Quang Trung, An Lão.Sông văn Úc thông với Sông Thái Bình bằng 3 con sông nhỏ là : Sông Kênh Khê,Sông Cầu Xe. Sông Mía ,mỗi sông dài khoảng 3 km..

    15. Sông Hương (hay Sông Gùa): Là một nhánh phụ lưu của Sông Văn Úc(không phải sông Hương ở Huế).

    16. Sông Rạng hay Sông Lai Vu: Còn có tên khác là sông Tường Vu,nằm trong địa phận tỉnh Hải Dương là phần phía trên của sông Văn Úc trước khi nhập với Sông Hương để thành Sông Văn Úc và là một phân lưu trong hệ thống sông Thái Bình. Sông này tách khỏi sông Kinh Thầy gần như cùng một nơi với sông Kinh Môn với chiều dài khoảng 26 km.Phần thượng lưu là ranh giới giữa hai huyện Nam Sách và Kim Thành, sau đó là ranh giới hai huyện Kim Thành và Thanh Hà. Đến cuối địa phận Thanh Hà, nó hội lưu với sông Gùa để tạo thành sông Văn Úc tại ngã ba Cửa Dưa.

    17. Sông Đá Bạch:
    - Sông Đá Bạch tức sông Bạch Đằng hay Bạch Đằng Giang hiệu là sông Vân Cừ là phân lưu cuối cùng của hệ thống sông Thái Bình, dài 32 km là nhánh của sông Kinh Môn, cửa sông là một vùng lầy rộng lớn gọi là cửa Nam Triệu là con sông chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km.Điểm đầu là phà Rừng - Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh),Điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng.
    - Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để từ miền nam Trung Quốc đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa).Từ cửa Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội
    - Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:
    + Năm 938: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền,
    + Năm 981: Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn
    + Năm 1288: Cuộc thủy chiến của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).
    + Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 4 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở Thủy Nguyên, Hải Phòng và xã Yên Giang, (Yên Hưng, Quảng Ninh).
    + Bãi cọc Bạch Đằng là các bãi cọc trên sông Bạch Đằng được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đánh quân Nam Hán. Hiện nay có hai bãi cọc được phát hiện:
    + Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê. Bãi hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ "chi" . Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy. Độ dài trung bình các cọc từ 2 m đến 2,8 m; có cọc dài tới 3,2 m. Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8 m đến 1 m. Đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5 m đến trên 1,5 m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220 m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2 m, nhô cao từ 0,2 đến 2 m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là một cây mỗi 0,9 đến 1,2 m, nửa bãi phía bắc có một cây mỗi 1,5 đến 2,2 m.
    + Một bãi cọc được phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc xã Nam Hòa, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 - 10 cm, to nhất là 20 - 22 cm, có cọc dài trên 2 m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng.
    + Ngoài ra còn các sông nhánh khác như sông Lai Vu, sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ Sơn), sông Tam Bạc v.v…

    18. Sông Chanh: Sông Chanh là một phân lưu của sông Bạch Đằng, chảy tách ra từ sông Bạch Đằng tại xã Yên Giang, Yên Hưng. Từ đây sông chảy xuyên qua huyện Yên Hưng theo hướng đông nam và đổ ra biển Đông tại xã Tiền Phong, Yên Hưng.Sông có chiều dài khoảng 15km, chảy giữa và chia đôi huyện Yên Hưng thành hai phần có diện tích gần bằng nhau

    20. Sông Mạo Khê: Từ Ngã ba Bến Triều đến Ngã ba Bến Đụn.
    21. Sông Mía: Từ Âu Cầu Xe đến Ngã ba Mía.

    22. Sông Hóa: Là một con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy trong tỉnh Thái Bình.Sông được tách ra từ Sông Luộc tại Ninh Giang, xã An Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình chảy theo hướng Đông Nam, đến địa phận xã Thụy Ninh, Thái Thụy, Thái Bình, sông đổi hướng chảy ngoằn ngoèo theo hướng Tây Đông và hợp lưu với sông Thái Bình tại Cửa Ba Giai,xã Thụy Tập (Thái Thụy) cách cửa Thái Bình khoảng 7 km về hướng Đông Bắc.Sông có tổng chiều dài khoảng 35 km, đi qua các địa phương như huyện Quỳnh Phụ, Thái Thụy và Vĩnh Bảo - Hải Phòng. Làm ranh giới tự nhiên giữa Thái Bình và Hải Phòng.
    23. Kênh Cái Tráp: Một Đầu kênh thông với sông Bạch Đằng Đầu kia thông với Lạch Huyện.
    24. Sông Đào Hạ Lý: Từ Ngã ba Niệm đến Ngã ba Xi măng.
    25. Sông Phi Liệt: Sông Phi Liệt dài 8 km, từ ngã ba Trại Sơn đến ngã ba Bến Đụn, đi qua các xã An Sơn, Lại Xuân (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và xã Minh Tân, Phú Thứ (Kinh Môn, Hải Dương) .
    26. Sông Ruột Lợn: Từ Ngã ba Đông Vàng Chấu đến Ngã ba Tây Vàng Chấu.
    27. Sông Kênh Khê: Từ ngã ba Văn Úc đến Ngã ba Thái Bình.
    28. Sông Cầu Xe: Từ Âu Cầu Xe đến Ngã ba Mía.
    29. Sông Trà Lý: Từ Ngã ba Phạm Lỗ đến Cửa Trà Lý.
    30. Sông Uông: Từ Cầu đường bộ 1 đến Ngã ba Điền Công.
    31. Kênh Yên Mô: Từ Ngã ba Chính Đại đến Ngã ba Đức Hậu.

    III. HỆ THỐNG SÔNG HỒNG: Hệ thống sông hồng là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam.Hệ thống sông hồng có rất nhiều phụ lưu, hai phụ lưu quan trọng nhất là Sông Đà và Sông Lô.Hai phụ lưu chính này cùng với các phụ lưu khác tạo thành mạng lưới sông hình rẻ quạt và hội tụ tại việt trì. Chính dạng mạng lưới sông này đã tổ hợp lũ các phụ lưu vói lũ của dòng chính để gây nên những trận lũ lớn ở đồng bằng bắc bộ.


    1. Sông Hồng:
    - Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km với lưu vực 143.700 Km² (55.483 mi²) bắt nguồn từ dãy núi Hoành Đoạn, Nguy Sơn, Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc chảy vào Việt Nam qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và đổ ra biển Đông tại cửa Ba Lạt giữa hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km tính từ ngã 3 Nậm Thi đến cửa Ba Lạt.
    - Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà, hay sông Cái . Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang , đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang . Đoạn chảy qua Phú Thọ gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.
    - Dòng chính (chủ lưu) của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái và người Cáp Nê (Hani)( ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì).
    - Đến biên giới Việt - Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; đoạn thì sang bên lãnh thổ Việt Nam, đoạn thì sang bên lãnh thổ Trung Quốc. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A Mú Sung (huyện Bát Sát), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam, khi về xuôi sông qua phía đông thủ đô Hà Nội,cuối cùng đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và Nam Định).
    - Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô; đến lượt sông Lô có phụ lưu là sông Chảy và sông Gâm.Ở Trung Quốc, các sông như sông Lý Tiên (tức sông Đà), sông Đăng Điều (tức sông Nậm Na), sông Bàn Long (tức sông Lô) và sông Phổ Mai (tức sông Nho Quế) cùng một số sông nhỏ khác như sông Mễ Phúc, sông Nam Khê chảy qua biên giới hai nước vào Việt Nam.
    - Các phân lưu chính của Sông Hồng có:
    + Phân lưu phía tả ngạn là sông Đuống chảy từ Hà Nội đến Phả Lại thuộc Hải Dương và sông Luộc chảy từ Hưng Yên đến Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Hai sông này nối sông Hồng với hệ thống sông Thái Bình.
    + Phân lưu phía hữu ngạn là sông Đáy và sông Đài (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ), xuôi về hạ lưu lai có hai sông nối sông Hồng và sông Đáy là sông Phủ Lý và sông Nam Định.

    2. Nậm Thi: Sông Nậm Thi chạy quanh phía Bắc tỉnh Lào Cai, đồng thời là ranh giới tự nhiên với Trung Quốc. Nước sông quanh năm trong xanh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nước của thành phố Lào Cai. Sông Nậm Thi hợp lưu với sông Hồng ngay tại biên giới giữa thành phố Lào Cai và Trung Quốc. Sông Hồng sau khi được Nậm Thi hợp lưu thì chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam.Thác Tà Lâm là ngọn thác nguồn đẹp nổi tiếng trên sông Nậm Thi. Thác nằm phía tây huyện Mường Khương (Lào Cai), nằm giữa hai ngọn núi như hai con rồng đang vươn xuống, đầu rồng ngẩng cao bằng nhau. Mình và đuôi rồng vắt lên dãy núi con voi sừng sững cõng trên mình rừng xanh bát ngát.

    3. Sông Đà:
    - Sông Đà, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
    - Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen (tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: Rivière Noire). Đoạn ở Trung Quốc dài khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo ở huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía nam châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua Phổ Nhĩ.
    - Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
    - Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn).
    - Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy.

    4. Sông Nậm Na: Sông Nậm Na dài khoảng 86km bắt nguồn từ một dãy núi cao trên 2000m của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Nậm Na là phụ lưu lớn nhất của sông Đà và hợp lưu với dòng sông này tại Mường Lay - Lai Châu.Nằm dọc theo quốc lộ nối hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, vẻ hiền hòa và thơ mộng của dòng sông đã khiến cho con lộ này trở thành một trong những cung đường quyến rũ nhất của Tây Bắc. Hình ảnh cầu Hang Tôm - cây cầu dây văng lớn nhất miền Bắc khi xưa, mà tương lai sẽ bị chìm trong nước sau khi thủy điện Sơn La hoàn thành, luôn gắn liền với những bức hình của Nậm Na.

    5. Sông Lô:
    - Sông Lô là phụ lưu tả ngạn (bên trái) của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Việt Trì, còn gọi là ngã ba Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng. Phần đầu nguồn tại Trung Quốc có tên là Bàn Long Giang, còn phần chảy tại Việt Nam có tên là sông Lô,sông Lô còn có tên là "Mã Giang".Tổng diện tích lưu vực: 39.000 km², trong đó phần ở Việt Nam là 22.600 km².Đoạn sông Lô chảy ở Việt Nam có chiều dài 274 km .
    - Sông Lô có hai phụ lưu lớn là Sông Chảy chi lưu phía hữu ngạn, Sông Gâm, chi lưu phía tả ngạn. Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ khác như: Sông Phó Đáy, chi lưu phía tả ngạn, hợp lưu gần Việt Trì. Sông Con, chi lưu phía hữu ngạn, hợp lưu tại thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
    - Sông Chảy:
    + Sông Chảy phát nguyên từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.419 m) và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti (2402 m) trên khối núi thượng nguồn sông Chảy, phía tây bắc tỉnh Hà Giang, vượt qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái rồi chảy vào sông Lô ở Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.Sông Chảy còn có tên là "Lôi Hà".
    + Từ Kiều Liêu Ti nó chảy tới gần thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì rồi chảy qua huyện Xín Mần tới huyện Si Ma Cai. Trên đoạn này, khoảng 5 km của sông Chảy là biên giới Việt - Trung giữa tỉnh Lào Cai, Việt Nam (bao gồm ranh giới các xã Lùng Cải, Lùng Sui, Sán Chải, Si Ma Cai và Nàn Sán), với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.Sông Chảy có đoạn cách Sông Hồng khoảng 15 km với dãy núi Con Voi ở giữa ngăn lưu vực hai dòng sông.Sông chảy qua địa phận xã Việt Tiến (huyện Bảo Yên),các xã Minh Chuẩn, An Lạc và Tô Mậu của huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Tại địa phận huyện này và huyện Yên Bình là hồ Thác Bà dài hơn 50 km, do đập ngăn nước của nhà máy thủy điện Thác Bà tạo ra. Sau khi chảy qua thị trấn Thác Bà và các xã Hán Đà, Đại Minh của huyện này thì nó chảy vào xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ để sau đó hợp lưu với sông Lô tại ranh giới giữa thị trấn Đoan Hùng và hai xã Chí Đám, Hữu Đô.
    - Hồ Thác Bà thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình (Yên Bái): Là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, hồ là nguồn cung cấp nước cho nhà máy Nhà máy thủy điện Thác Bà (nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam) thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ nằm cách Hà Nội 140 km theo quốc lộ 2 về phía tây.
    + Hồ Thác Bà được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1970 ngăn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Diện tích vùng hồ: 23400 ha, diện tích mặt nước: 19050 ha, dài: 80 km, mực nước dao động từ 46 m đến 58 m, chứa được 3 đến 3,9 tỉ mét khối nước. Ngoài dòng sông Chảy là nơi cung cấp nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn có một hệ thống sông ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát,... đổ về, làm tăng lượng phù sa lớn và các loài sinh vật phong phú cho hồ.
    + Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thủy hữu tình.

    6. Sông Gâm:
    - Sông Gâm còn gọi là Sông Gầm, là một phụ lưu của sông Lô chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Sông xuất phát từ tỉnh Vân Nam (Yunnan) (Trung Quốc) chảy vào địa giới tỉnh Quảng Tây (Guangxi) rồi vào Việt Nam ở tỉnh Cao Bằng. Thị trấn Bảo Lạc nằm ở tả ngạn sông. Xuôi theo dòng nước tới Na Động thì sông Gâm nhận nước của sông Nho Quế từ Lũng Cú, điểm cực Bắc nước Việt Nam đổ về nới rộng lòng sông. Sông Gâm quanh co chảy qua địa giới tỉnh Hà Giang trước khi chảy vào tỉnh Tuyên Quang.Sông Gâm đổ vào sông Lô ở Bình Ca phía Bắc thị xã Tuyên Quang.
    - Sông Gâm có một phụ lưu chính bên tả ngạn là Sông Năng. Sông này rót nước từ Hồ Ba Bể bên tỉnh Bắc Kạn vào sông Gâm

    7. Sông Nho Quế: Sông Nho Quế (phần thượng lưu, ở Trung Quốc gọi là sông Phổ Mai) là một con sông bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, xẻ qua cao nguyên Đồng Văn, qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc địa phận tỉnh Hà Giang để nhập vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Là chi lưu phía tả ngạn của sông Gâm, sông Nho Quế dài 192 km (phần ở Việt Nam là 46 km). Diện tích lưu vực 6.052 km² (phần ở Việt Nam 2.010 km²), độ cao trung bình 1.255 m, độ dốc trung bình 18,7%. Thung lũng dạng hẻm vực.Nho Quế có một chi lưu chính phía hữu ngạn là sông Nhiễm.

    8. Sông Phó Đáy:
    - Sông Phó Đáy là một chi lưu bên tả ngạn của sông Lô, có thượng lưu và trung lưu chảy trên địa bàn vùng núi và trung du phía Bắc, còn hạ lưu chảy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc và nhập vào sông Lô tại giữa xã Sơn Đông (Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì độ 200 m. Bên kia sông Lô tại ngã ba sông là địa phận tỉnh Phú Thọ. Từ ngã ba sông Phó Đáy và sông Lô đi tiếp về phía hạ lưu của sông Lô chưa đến 2 km là ngã ba sông nơi sông Lô hợp lưu vào sông Hồng. Sông Phó Đáy có nhiều phụ lưu nhỏ.
    - Đoạn trên địa bàn Bắc Kạn dài 36 km, diện tích lưu vực là 250 km2, lưu lượng bình quân là 9,7 m3/s.
    - Đoạn trên địa bàn Tuyên Quang dài 84 km.
    - Đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 41,5 km, lưu lượng bình quân là 23 m3/giây. Sông Phó Đáy ở đây còn được gọi là sông Đáy, làm thành ranh giới tự nhiên giữa Lập Thạch với Tam Đảo và giữa Lập Thạch với Tam Dương, Lập Thạch với Vĩnh Tường.
    - Mùa mưa, trên sông Phó Đáy thường hay có lũ quét và lũ ống gây nhiều thiệt hại về tài sản và tính mạng cho người dân sống hai bên bờ.
    - Sông Phó Đáy (chủ yếu là đoạn qua Tuyên Quang) được nhắc đến trong bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" và bài "Rằm tháng Giêng" của Hồ Chí Minh.

    9. Sông Con: Sông Con(Hà Giang)phụ lưu cấp I của Sông Lô. Bắt nguồn từ sườn tây nam vùng núi thượng nguồn Sông Chảy ở tỉnh Hà Giang, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, nhập vào bờ phải Sông Lô tại Vĩnh Tuy. Dài 76 km. Diện tích lưu vực 1.370 km2, cao trung bình 430 m, độ dốc trung bình 23,6%, mật độ sông suối 1,40 km/km2. Tổng lượng nước trung bình năm là 2,06 km3, ứng với lưu lượng trung bình năm 65,3 m3/s, môđun dòng chảy năm 47,7 l/s.km2. Sông Chảy thuộc loại nhiều nước.

    10. Sông Luộc, xưa kia gọi là sông Phú Nông là một trong những con sông nối sông Hồng với sông Thái Bình. Điểm đầu là ngã ba giao với sông Hồng tại Phương Trà - xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đoạn đầu của sông Luộc là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Điểm cuối là chỗ gặp sông Thái Bình tại Quý Cao, xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Sông có chiều dài 72 km; các loại tàu thuyền, xà lan có tải trọng dưới 300 tấn đều có thể vận tải trên sông cả 2 mùa.Sông Luộc Là đường thủy quan trọng nối Hà Nội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và cảng Hải Phòng.

    11. Sông Đáy:
    - Sông Đáy rút nước từ sông Hồng ra vịnh Bắc Bộ. Sông Đáy chảy gọn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với dòng sông chảy song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng.
    - Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km và lưu vực (cùng với phụ lưu sông Nhuệ) hơn 7.500 km² trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định.
    - Là một phân lưu của sông Hồng, sông Đáy nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Quãng sông này còn có tên là sông Hát hay Hát Giang. Chỗ sông Hồng tiếp nước là Hát môn.
    - Lưu lượng của sông bất thường nên mùa mưa thì lũ quét lại thêm dòng sông quanh co uốn khúc nên dễ tạo ra những ghềnh nước lớn. Đến mùa khô thì lòng sông có chỗ cạn lội qua được nên thượng lưu sông Đáy thuyền bè không dùng được.
    - Xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lưu lượng chậm lại nên có thể đi thuyền được. Khúc sông này men đến vùng chân núi nên phong cảnh hữu tình. Đến địa phận huyện Mỹ Đức, sông Đáy tiếp nhận dòng suối Yến (thủy lộ vào chùa Hương). Vượt đến tỉnh Hà Nam khi sông chảy vào thành phố Phủ Lý thì dòng sông Nhuệ góp nước từ phía tả ngạn. Sông Đáy tiếp tục hành trình xuôi nam đón sông Bôi (sông Hoàng Long) bên hữu ngạn từ miền núi tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình dồn về tại ngã ba Gián Khẩu, cách thành phố Ninh Bình khoảng 10 km về phía Bắc. Đoạn này sông được gọi sông Gián Khẩu. Qua khỏi Ninh Bình khoảng 20 km thì bên tả ngạn có phụ lưu là sông Đào (sông Nam Định) thêm nước. Gần đến biển, sông Đáy chuyển hướng từ Tây Bắc-Đông Nam sang Đông Bắc-Tây Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở Cửa Đáy, xưa gọi là cửa Đại An hay Đại Ác thuộc huyện Kim Sơn.
    - Các phụ lưu lớn của sông Đáy ở phía hữu ngạn có sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long.Ở phía tả ngạn có sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt và sông Đào Nam Định. Sông Đào ở Nam Định là chi lưu của sông Hồng đổ vào sông Đáy ở Độc Bộ. Ngoài ra sông Ninh Cơ cũng là chi lưu của sông Hồng liên hệ với sông Đáy bởi sông Quần Liêu.
    - Lưu vực dòng sông Đáy lưu giữ nhiều di tích lịch sử như:
    + Miếu Hát ở Hát Môn thờ Hai Bà Trưng. Tương truyền hai bà gieo mình xuống dòng sông Hát tự vẫn sau khi thua giặc Đông Hán ở Lãng Bạc nên dân chúng dựng đền thờ ở Hát Môn.
    + Vân Đình là quê hương cụ nghè Dương Khuê, tiến sĩ năm 1868 triều Tự Đức. Cụ là bạn cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến nên khi cụ Dương Khuê mất, cụ Nguyễn Khuyến có viết bài điếu văn "Khóc bạn" rất nổi tiếng
    + Chùa Hương trong khu vực Suối Yến, huyện Mỹ Đức.
    + Kẽm Trống, một thắng cảnh độc đáo tạo ra bởi một đoạn sông và 2 bên bờ thuộc ranh giới 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình.
    + Cửa sông Đáy nằm chính giữa khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.
    + Kim Sơn, vùng đất ven biển nơi doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ năm 1828 cho đắp đê ngăn sóng biển để lập ra thôn, ấp mới.
    + Sông Đáy trong văn học.
    + Mùa hoa cải bên sông là tên một câu chuyện, một bộ phim, một bài hát nổi tiếng về dòng sông Đáy.
    + Nguyễn Du có bài thơ chữ Nho, "Thanh Quyết giang vãn thiếu", tả cảnh chiều trên sông Thanh Quyết, tức là sông Gián Khẩu, đoạn hạ lưu sông Đáy.

    12. Sông Hoàng Long:
    - Sông Hoàng Long là một chi lưu của sông Đáy, nhập vào sông Đáy tại ngã ba Gián Khẩu. Đến lượt mình, sông Hoàng Long lại là hợp lưu của sông Lạng và sông Bôi, hai sông nhập lại thành Hoàng Long tại Kênh Gà, xã Gia Thịnh. Trên đường đi sông Hoàng Long còn có các nhánh là sông Chanh, sông Sào Khê, sông Lựng, sông Đào, sông Chim, ...
    - Sông Hoàng Long chảy qua địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư đều thuộc tỉnh Ninh Bình. Đoạn từ chỗ sông Bôi và sông Lạng hợp lưu tới chỗ sông Hoàng Long hợp lưu vào sông Đáy dài khoảng 25 km, chỗ rộng nhất 300 m.Từ sông Hoàng Long có thể theo các nhánh dẫn vào các điểm du lịch như suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, Cố đô Hoa Lư, hang động Tràng An, chùa Bái Đính.
    - Ý nghĩa tên gọi:
    + Sông Hoàng Long từ xưa có tên là sông Đại Hoàng. Theo truyền thuyết, Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) khi còn nhỏ đã tự xưng vương, hai bên tả hữu có Đinh Điền và Nguyễn Bặc đứng hầu. Người chú nghe tin Đinh Bộ Lĩnh xưng vương, thất kinh cầm gươm đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh phải chạy trốn chú từ làng Mai Phương thuộc xã Gia Hưng ngày nay đến bến đò Trường Yên (xã Gia Thắng) thì cùng đường bèn kêu rồng vàng (hoàng long) trợ giúp. Rồng vàng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh qua sông, người chú nhìn thấy rồng vàng lại thất kinh lần nữa bèn cắm gươm xuống và quỳ lạy theo. Con sông từ đó được mang tên sông Hoàng Long. Nơi người chú cắm Gươm xuống mọc lên một ngọn núi mà người dân nơi đây gọi là núi Cắm Gươm (núi Kiếp Lĩnh).
    + Lễ hội cố đô Hoa Lư luôn có tục rước nước từ sông Hoàng Long về đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở khu di tích cố đô Hoa Lư để tái hiện lại truyền thuyết này.

    13. Sông Bôi:
    - Sông Bôi chảy qua 2 tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình, sông là nhánh chính đổ vào sông Hoàng Long.
    - Sông Bôi bắt nguồn từ vùng Núi Hang (thuộc xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), ở độ cao 300 m, chảy qua các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) và các huyện Nho Quan, Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình). Sông Bôi hợp lưu với sông Hoàng Long tại giáp ranh giữa xã Đức Long (huyện Nho Quan) và xã Gia Phú (huyện Gia Viễn).
    - Chiều dài tổng cộng khoảng 125 km. Diện tích lưu vực 1.550 km², độ cao trung bình 173 m. Có 2 nguồn nước khoáng đổ vào thượng lưu và hạ lưu sông Bôi là nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình và nước khoáng Kênh Gà (Ninh Bình)

    14. Sông Vạc: Sông Vạc là chi lưu của sông Đáy. Sông Vạc do một số phân lưu của sông Hoàng Long như các sông Chanh, sông Sào Khê, sông Ngô Đồng, sông Luồn, sông Vo, sông Vân hợp lưu tại địa phận huyện Hoa Lư chảy qua ranh giới giữa hai huyện Yên Mô và Yên Khánh, chảy qua huyện Kim Sơn rồi hội lưu vào sông Đáy.

    15. Sông Sào Khê:
    - Sông Sào Khê là con sông chảy qua khu di tích cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là một con sông được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sông Sào Khê hiện được xây kè, nạo vét dòng chảy, tôn tạo cảnh quan để trở thành tuyến du lịch đường sông vào cố đô Hoa Lư.
    - Sông Sào Khê chảy theo hướng chính Bắc Nam và ngược lại tùy theo mùa, dòng chảy chủ yếu thuộc huyện Hoa Lư và một phần ranh giới với thành phố Ninh Bình. Điểm khởi đầu phía bắc bắt đầu nối sông Hoàng Long từ cống Trường Yên, xuyên dọc kinh đô Hoa Lư rồi uốn lượn bên rìa đông khu thắng cảnh Tràng An qua xã Ninh Xuân và ranh giới giữa 2 xã Ninh Thắng, Ninh Tiến rồi cùng với sông Chanh nối với sông Vân, sông Vạc tại cầu Vân trên quốc lộ 1A. Tổng chiều dài sông khoảng 14 km, bề rộng lòng sông dao động từ 20 m đến 141 m. Trên sông có các di tích khác như cầu Đông, cầu Dền, Ghềnh Tháp - phủ Vườn Thiên. Vì vậy mà toàn cảnh sông và hai bên bờ là danh thắng tự nhiên được công nhận là di tích văn hóa quốc gia thuộc cố đô Hoa Lư.
    - Không chỉ là cửa ngõ đường thủy vào cố đô Hoa Lư và khu danh thắng Tràng An, sông Sào Khê còn được công nhận là di tích lịch sử gắn với kinh đô Hoa Lư và sự kiện dời đô về Thăng Long bằng đường thủy.

    16. Sông Vân:
    - Sông Vân (tên cổ sông Vân Sàng) là một chi lưu của sông Đáy, chảy dọc bên 2 quốc lộ ở thành phố Ninh Bình (bắt đầu từ các sông nhánh đổ vào sông Vạc tại cầu Yên đến cầu Lim nằm bên quốc lộ 1A, từ cầu Lim đến cửa sông chảy bên quốc lộ 10). Sông Vân hợp lưu với sông Đáy tại ngã ba chân núi Non Nước. Đoạn mang tên sông Vân có chiều dài trên 7 km, chỗ rộng nhất tới 300 m. Sông Vân cũng nối thông thủy với các sông nhỏ khác là sông Sào Khê và sông Chanh.
    - Sông Vân và công viên cây xanh hai bên bờ đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa các cặp phường Nam Thành - Thanh Bình và Vân Giang - Thanh Bình của thành phố Ninh Bình. Có 6 cầu bắc qua sông này gồm: cầu Vòm, cầu Vũng Trắm, cầu Lim, cầu Trà Là, cầu Vân Giang và cầu Âu Vân.
    - Sông Vân là một dòng sông có giá trị lịch sử, nơi gắn với các chiến công của Việt Nam trong kháng chiến chống quân nhà Tống dưới thời vua Lê Đại Hành. Tương truyền, khi Lê Hoàn đánh thắng giặc Tống trở về Hoa Lư, Dương Vân Nga đã kê giường bên bờ sông đón và giao hoan với nhà vua, lập tức có gió thổi mây bay đến trên trời soi xuống dòng sông. Từ đó mà sông có tên là Vân Sàng (giường mây). Ngày nay ở hạ lưu, hai bên bờ sông là hai con đường mang tên Lê Đại Hành và Dương Vân Nga, gần đó có đền Đồng Bến là nơi ghi dấu những truyền thuyết về thiên tình sử này.
    - Sông Vân chảy qua nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử như núi Non Nước, chợ Rồng Ninh Bình, đền Trương Hán Siêu, công viên sông Vân, nhà văn hóa thành phố. Người ta thường nghĩ tới hình ảnh "núi Thuý, sông Vân" khi nhắc tới thành phố Ninh Bình.

    17. Sông Càn:
    - Sông Càn là một phân lưu của sông Đáy, chảy qua hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.Sông Càn lấy nước từ sông Đáy tại Gia Viễn, chảy qua Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô (Ninh Bình) rồi qua Nga Sơn (Thanh Hóa) tiếp tục chuyển hướng Đông chảy vào ranh giới huyện này với huyện Kim Sơn (Ninh Bình) rồi đổ ra biển Đông theo hướng Tây Nam tại cửa Càn (Kim Sơn).
    - Sông Càn là sông có nhiều phụ lưu khắp chiều dài. Sông cũng có rất nhiều tên gọi địa phương như sông Tống, sông Hoát, sông Bình Minh Tây, v.v. Sông chảy qua nhiều địa danh nổi tiếng như cửa biển Thần Phù, hồ Đồng Thái, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), động Từ Thức (Thanh Hoá), Sông cũng là một phần ranh giới tự nhiên giữa miền Bắc và miền Trung tiếp nối theo dãy Tam Điệp, là đường biên phía tây của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng.

    18. Sông Đào Nam Định:
    - Sông Nam Định, với tên khác là sông Đào, là một phân lưu của sông Hồng. Nó đưa một phần nước của sông Hồng đổ vào sông Đáy và chảy ra biển Đông. Toàn bộ chiều dài của sông là 33 km.
    - Tuy "Nam Định" là tên được sử dụng nhiều trong các bản đồ, song tên phổ biến của nó trong dân gian là "Đào". Có hai giả thuyết về chữ "Đào" trong tên gọi của con sông. Thuyết thứ nhất cho rằng vì đây là sông nhân tạo, do con người đào để nối sông Hồng với sông Đáy nhằm phát triển thủy lợi và giao thông đường thủy. Thuyết thứ hai cho rằng sở dĩ gọi là sông Đào vì nước sông luôn có màu đỏ.
    - Sông Nam Định chảy trên địa phận tỉnh Nam Định, bắt đầu từ sông Hồng đi theo hướng Nam qua ranh giới giữa thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc, đi qua thành phố Nam Định, qua ranh giới giữa hai huyện huyện Vụ Bản và Nam Trực, ranh giới giữa hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng, và đổ vào sông Đáy. Ngoài cầu Đò Quan ở thành phố Nam Định bắc qua sông, chính quyền tỉnh Nam Định còn đang triển khai dự án bắc cầu Nam Định.

    19. Sông Ninh Cơ:
    - Sông Ninh Cơ là một nhánh nhỏ phía hạ lưu của sông Hồng chảy hoàn toàn trong tỉnh Nam Định. Điểm bắt đầu của nó là nơi tiếp giáp hai xã Trực Chính (huyện Trực Ninh) và Xuân Hồng (huyện Xuân Trường). Nó chảy qua ranh giới hai huyện Trực Ninh, Xuân Trường, sau đó xuyên ngang qua huyện Trực Ninh rồi đổi hướng để tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện này với huyện Nghĩa Hưng. Đoạn cuối là ranh giới giữa hai huyện Hải Hậu (phía đông) và Nghĩa Hưng (phía tây) và đổ ra cửa Lạch Giang, tại nơi tiếp giáp của xã Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng) với thị trấn Thịnh Long (huyện Hải Hậu). Cầu Lạc Quần là cầu duy nhất bắc qua sông này, phía Bắc cầu là huyện Trực Ninh, phía Nam cầu là huyện Xuân Trường. Con sông này chảy gần như hình sin theo hướng Bắc Đông Bắc - Tây Nam với chiều dài khoảng 55 km. Nó đem lại nguồn nước và phù sa khá tốt cho 2 huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh. Vào mùa lũ, nước sông dâng khá lớn, có thể nước tới mặt đê cao 15 m.
    - Con sông này là nơi diễn ra cuộc thi bơi Trải hằng năm trong Lễ Hội Truyền Thống Chùa Keo Hành Thiện. Đây là một trong những phong tục truyền thống hết sức đặc sặc của người dân Hành Thiện nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

    20. Kênh Quần Liêu: Sông Quần Liêu nối thông sông Ninh Cơ với sông Đáy .
    21. Sông Thanh Hà: Sông Thanh Hà bắt nguồn từ Hoà Bình đổ vào sông Đáy tại Bạch Tuyết.
    22. Sông Đập: Sông Đập phụ lưu của sông Hoàng Long ,đổ vào sông Hoàng Long ở gần trạm thuỷ văn Bến Đế, sông có lưu vực là 91km2, chiều dài sông là 29km.
    23. Sông Lạng: Sông Lạng là phụ lưu chính đổ vào sông Hoàng Long ở dưới trạm thuỷ văn Bến Đế. Sông có diện tích lưu vực là 204km2, chiều dài sông 31,5km.
    24. Sông Vị Hoàng:
    - Sông Vị Hoàng là con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng tỉnh Nam Định. Con sông này ngày nay không còn nữa.
    - Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa.
    - Năm 1832, do sông Vị Hoàng chảy xiết, làm bờ sông ngày càng xói lở và khu phố buôn bán phía Đông Bắc thành Vị Hoàng có nguy cơ bị mất. Theo nguyện vọng của địa phương, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông chảy chậm và bị phù sa lắng đọng, bồi lấp dần.
    - Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sông Vị Hoàng đã bị lấp dần nên còn được gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
    - Sách Việt sử thông giám cương mục viết rằng: "Việc đào sông Vị Hoàng đã chặn mất long mạch nên nhà Trần mất ngôi".

    25. Sông Cửu An:
    - Sông Cửu An là con sông nhỏ nằm trong hệ thống thủy nông Bắc-Hưng-Hải, thuộc địa phận tỉnh Hải Dương, một phần chảy theo ranh giới giữa Hải Dương và vùng phía đông tỉnh Hưng Yên.
    - Sông Cửu An vốn là một phân lưu của sông Hồng, chảy về phía đông, về sau bị vùi lấp ở phần cửa sông.
    - Sông còn được gọi là sông Cửu Yên, sông Si, sông Ba Đông, sông Bằng Ngang.
    - Hiện nay, sông Cửu An chảy từ Nghi Xuyên đến ngã ba Tòng Hóa (Phù Cừ), tổng chiều dài 23,5 km. Mặc dù sông Cửu An không lớn nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp tại những vùng sông chảy qua.

    26. Sông Diêm Hộ:
    - Sông Diêm Hộ, một con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Hồng chảy trong tỉnh Thái Bình
    - Sông được tách ra từ sông Luộc tại địa phận xã Quỳnh Thọ (Quỳnh Phụ) chảy ngoằn ngoèo theo hướng Đông Nam qua huyện Quỳnh Phụ, xã Đông Kinh huyện Đông Hưng đến địa phận xã Thái Giang (Thái Thụy) sông đổi hướng chảy theo hướng Tây Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Diêm Hộ (phía nam thị trấn Diêm Điền - Thái Thụy).
    - Sông có tổng chiều dài khoảng hơn 40 km, đi qua và làm một phần ranh giới tự nhiên giữa các huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng, Đông Hưng và Thái Thụy, sông có bề ngang rộng ở đoạn chảy qua huyện Thái Thụy và chia đôi huyện Thái Thụy thành hai địa phận có diện tích tương đương nhau.

    27. Sông Trà Lý:
    - Sông Trà Lý là một phân lưu của sông Hồng chảy ngang qua tỉnh Thái Bình gần như theo hướng Tây Tây Bắc-Đông Đông Nam với một vài đoạn uốn cong, chiều dài khoảng 67 km. Đoạn chảy qua thành phố Thái Bình có tên là sông Bo gắn liền với giống ổi Bo nổi tiếng của xã Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình.
    - Điểm đầu từ ngã ba Phạm Lỗ nơi giáp ranh của xã Phú Phúc (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) với hai xã Hồng Minh (huyện Hưng Hà), Hồng Lý (huyện Vũ Thư) cùng tỉnh Thái Bình. Đây là điểm nối với sông Hồng.
    - Điểm cuối là cửa Trà Lý đổ ra biển Đông, ranh giới giữa hai xã Thái Đô (huyện Thái Thụy) và xã Đông Hải (huyện Tiền Hải) cùng tỉnh Thái Bình.
    - Trên sông Trà Lý hiện có 4 cây cầu bắc qua, tại thành phố Thái Bình có 3 cầu là cầu Hoà Bình, cầu Thái Bình (còn gọi là cầu Bo mới), cầu Độc Lập (cầu Bo cũ); cầu Trà Lý phía sát cửa sông nối hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy.
    - Sông Thanh Hà: Có lưu vực nhỏ 390km2, bắt nguồn từ Hoà Bình đổ vào sông Đáy tại Bạch Tuyết.
    - Các sông nội đồng: Sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt, sông Vạc, sông Càn đều là những trục cấp và tiêu nước cho các khu vực.

    28. Sông Tích: Bắt nguồn từ dãy núi Ba Vì, có chiều dài 110km, đổ vào sông Đáy tại Ba Thá.
    29. Sông Nhuệ:
    - Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc Tây Bắc-Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
    - Điểm bắt đầu của nó là cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng trong địa phận huyện Từ Liêm (thành phố Hà Nội) và điểm kết thúc của nó là cống Phủ Lý khi hợp lưu với sông Đáy gần thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam). Sông chảy qua các quận, huyện, thị trấn gồm quận Cầu Giấy, Hà Đông, huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và cuối cùng đổ vào sông Đáy ở khu vực thành phố Phủ Lý. Diện tích lưu vực của nó khoảng 1.075 km² (phần bị các đê bao bọc). Ngoài ra, nối sông Đáy với sông Nhuệ còn có các sông nhỏ như sông La Khê (qua thành phố Hà Đông), sông Tô Lịch, sông Vân Đình, sông Duy Tiên, sông Ngoại Độ v.v...
    - Năm 1831, vua Minh Mạng ra đạo dụ thành lập tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Lý Nhân v.v. Sông Nhuệ và sông Hồng được lấy làm gianh giới của tỉnh Hà Nội. Tên Hà Nội có nghĩa là "bên trong sông" tức là khu vực giữa 2 con sông này.
    - Do hệ thống sông Thái Bình có nối với sông Hồng bởi sông Đuống (ở Thượng Lưu) và sông Luộc (ở hạ lưu) nên đôi khi người ta còn gọi hệ thống này là hệ thống sông Hồng - Thái Bình và nó tạo ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống này giúp phân nước sông Hồng khi mùa lũ, làm giảm thiệt hại ở hạ lưu sông Hồng.
    Loading...

Chia sẻ trang này