Cẩm nang Thương mại điện tử

Thảo luận trong 'Các ngành Kinh tế khác' bắt đầu bởi truongkienthuc, 2/5/13.

Loading...
  1. truongkienthuc

    truongkienthuc Administrator

    Trong thế giới hiện đại, khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT) đã định hướng cho các hành vi kinh doanh mới và phát triển nhanh chóng, đáng kể; hơn là chỉ được biết đơn thuầnnhư một phương tiện thanh toán điện tử trên Internet. TMĐT đang phát triển với tốc độ theo cấp số nhân. Có một số lĩnh vực ứng dụng TMĐT như: ngân hàng điện tử,marketing trựctuyến, đào tạo trực tuyến, đại học điện tử, thư viện điên tử, chính phủ điện tử, tài liệu tự động hóa trong chuỗi cung ứng và dịch vụ, ứng dụng văn phòng trực tuyến, giỏ mua hàng trựctuyến, mua sắm và theo dõi hóa đơn hàng hóa…

    [​IMG]
    Tham gia một quan điểm công nghệ hướng tới mọi điều, chúng ta phải đối mặt với những tình huống như giải pháp mạng, tiêu chuẩn hóa của an ninh và truyền thông dữ liệu, giaodiện, đa phương tiện, công nghệ truyền thông, các vấn đề liên quan đến internet và ngân hàng điện tử.

    Để phục vụ cho sự phát triển của TMĐT chúng ta có thể trông cậy vào sự phát triển của điện thoại di động, PDA và công nghệ chuyển vùng mà phần lớn là nó độc lập với vị trí củangười sử dụng.

    Chìa khóa thành công của các doanh nghiệp hiện đại là thay đổi và sáng tạo được đặc trưng bởi mức độ cao của sựcạnh tranh và kết quả hoạt động kinh doanh liên tục được cải thiện bằng việc xây dựng quy trình hoạt động nội bộ của họ.
    Xu hướng của công nghệ tiên tiến và quản lý phát triển đã dẫn đến việc mở rộng Internet như là nền sản xuất và tiêudùng. Đây là mô hình kinh doanh được định nghĩa là “ thương mại điện tử”. Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnhhưởng đến việc phát triển thương mại điện tử là cắt giảm chi phí. Các doanh nghiệp nên tận dụng lợi thế của mình đểcắt giảm chi phí, nhằm sử dụng tối đa những thuận tiện và lợi ích do thương mại điện tử mang lại.
    Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của bạn đọc trong lĩnh vực TMĐT, tập sách: “ Thương mại điện tử- cẩm nang’’ gồm 2 tập với 12 chương sẽ cung cấp kiến thức tương đối toàn diện trong lĩnh vực TMĐT.
    Chương1:Internet - Web Browser và cơ sở mạng của thương mại điện tử. Các kiến thức cơ bản về internet đặt nền tảngcho việc khai thác các dịch vụ của mạng thương mại điện tử. Kỹ năng sử dụng trình duyệt nội dung Web Site và khai thácthông tin hiệu quả về cơ sở mạng của thương mại điện tử.
    Chương 2:Khái quát về thương mại điện tử. Trình bày tổng quan về thương mại điện tử thông qua các phương tiện côngnghệ điện tử mà không cần các văn bản giấy tờ trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. Các ứng dụng trongthương mại điện tử và các mô hình thương mại điện tử.
    Chương 3:Hạ tầng kinh tế - xã hội và pháp lý của thương mại điện tử.Giới thiệu khái quát toàn bộ các nhân tố, các điềukiện kinh tế - xã hội cơ bản thúc đẩy sự hình thành phát triển thương mại điện tử.
    Chương 4:Website và cơ sở dữ liệu của thương mại điện tử. Giải quyết vấn đề về kết cấu của thương mại điện tử cho kinhdoanh trực tuyến. Đồng thời, đề cập đến hạ tầng công nghệ quan trọng của thương mại điện tử cơ sở dữ liệu nền móngcủa mọi hoạt động giao dịch trực tuyến.
    Chương 5:An toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử. Đây là một vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo sự tin tưởngcủa các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại và đảm bảo sự thành công của hoạt động này.
    Chương 6:Các hình thức giao dịch thương mại điện tử.Trình bày ba chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử:Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý.Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C ... trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất.
    Chương 7:Thanh toán trong thương mại điện tử. Số hoá và mạng hoá là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới - kinh tế số.Việc xuất hiện mua bán hàng hóa và dịch vụ thông quacác phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác đó chính là thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử.
    Chương 8: Marketing trực tuyến hoặc tiếp thị trực tuyến(Internet marketing/Online-marketing). Đây là chiến lược quảng cáo trên cộng đồng mạng nhằm thúc đẩy xúc tiến việc bánhàng, quảng bá thương hiệu dịch vụ của công ty đến với khách hàng. SEO - tối ưu hóa website cho các bộ máy tìm kiếm, Email marketing, google adwords, SMS... là những ngôn ngữthường gặp và đây cũng chính là hình thức marketing trực tuyến.
    Chương 9: Đào tạo trực tuyến(E-Learning).Học trực tuyến E-Learning đáp ứng được những tiêu chí giáo dục mới: học mọi nơi, học mọi lúc, học theo sở thích, và học suốt đời (lifelong learning). E-Learning tồn tại song song và bổ sung cho cách học tập truyền thống.
    Chương 10:Thư viện số trên nền tảng điện toán đám mây..Thư viện sốsử dụng các phương tiện điện tử trong việc thu thập, biên mục, lưu trữ, xử lý, tìm kiếm và phổ biến thông tindưới dạng số. Lưu trữ sốchia sẻ kết nối nguồn tài nguyên tri thức và khơi nguồn sáng tạo cho những phát minh, quyết định đến tiến trình phát triển trí tuệ nhânloại. Khái quát điện toán đámmây và phác thảo xu Các bài viết cùng chuyên mục :
    Loading...

Chia sẻ trang này