Cạo đầu trên sân khấu, remix "Chú Đại Bi" - xin đừng đem Phật pháp ra báng bổ

Thảo luận trong 'Trà chanh - chém gió' bắt đầu bởi SV2013, 14/11/14.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Liveshow Quách Tuấn Du lại một lần nữa bị đặt dấu chấm hỏi về hiện tượng mang hình ảnh yên tĩnh của giới tu hành lên sân khấu để khuấy động, để tạo cảm xúc và lấy nước mắt, liệu điều này là bình thường hay bị cho là “mạt pháp”?

    Trong những năm gần đây hình ảnh dính líu đến những người được cho là tu hành ở bên trong cửa thiền môn lại xuất hiện nhan nhản trên báo chí. Nhất là trong giới showbiz, nào là vụ nhà sư “khóa môi” với nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, rồi cô người mẫu này, anh ca sĩ nọ quy y Tam Bảo cũng đưa lên mặt báo khoe khoang.

    Rồi đến những hiện tượng âm nhạc cũng xuất thân từ người tu hành như Giọng hát Việt nhí – Huyền Trân, cả những bộ phim dài tập như Trở Về cũng lôi kéo hình ảnh Phật pháp. Mới đây nhất thậm chí liveshow của ca sĩ Quách Tuấn Du từ đầu tới cuối tràn ngập hình ảnh giáo lý Phật pháp + âm nhạc??? Chưa dừng lại ở đó nam ca sĩ này còn cạo đầu sám hối ngay trên sân khấu.

    [​IMG]
    Ca sĩ Quách Tuấn Du được 2 nhà sư cạo đầu trên sân khấu.​

    Đặc biệt trong liveshow này khách mời là ca sĩ Ưng Hoàng Phúc thậm chí còn “remix” cả bài Chú Đại Bi, không rõ người hát và người nghĩ ra ý tưởng này có hiểu ý nghĩa của Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú thường được dùng để niệm bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh chứ không phải dùng để biểu diễn. Bài chú này là một trong những châm ngôn phổ biến và quan trọng với Phật giáo, tuy nhiên những người cho là tín đồ lại đem bài chú của Bồ Tát ra “remix” đồng múa trên sân khấu để làm gì?

    Có thể nói hình ảnh đạo Phật Việt Nam đã bị tận dụng triệt để để lôi kéo chú ý bằng tâm linh đối với những người theo đạo Phật qua những điều đã nêu. Rõ ràng Phật giáo không cấm điều đó nhưng việc dùng hình ảnh đạo Phật – tu tâm yên tĩnh, không sân si với đời lại được đưa lên nham nhảm trên những sân khấu. Điều đã làm mất đi tính thanh tịnh, tôn nghiêm của đạo Phật.

    Những thành phần sai lệch lợi dụng để làm xấu xí hình ảnh Phật giáo như trên hay vụ nhà sư “đập hộp iPhone” sẽ làm đức tin bị lung lay. Một khi mất tính tôn nghiêm sẽ làm cho con người thiếu lòng tin, đức tin bị hủy diệt. Hay nói khác hơn là thời kỳ mạt pháp, điều ám ảnh giáo pháp Phật giáo từ lúc khai sơ cho đến nay.

    Phật giáo Việt Nam được truyền đạo theo đường vòng và chịu ảnh hưởng biến thể từ Trung Quốc, nhiều loại hình tín ngưỡng đạo Phật đã được sân khấu hóa, màu mè. Nhưng điều căn cốt của Phật giáo vẫn chính là ở đạo lực của những hành giả hành trì, không phải sự phô trương.

    Sự phát triển hòa nhập đưa những người tu hành đến gần hơn với giáo lý căn cơ gốc từ Phật giáo Ấn Độ, điều vẫn còn tồn tại rõ nét ở Miến Điện, Thái Lan, và phải biết tu hành ra sao để tránh biến tướng tín ngưỡng. Những ý kiến phản ứng nêu trên có thể nói ra tạo sự tranh cãi, “khẩu nghiệp”, vì hình thức chỉ là phương tiện, tuy nhiên cần phản làm sáng tỏ để Đạo Pháp nghiêm túc hơn và tránh những biến thể không cần thiết.
    [​IMG]
    Theo VIETONERADIO​
    Loading...

Chia sẻ trang này