Chăm sóc phụ nữ mang thai

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi suckhoelong585, 13/3/14.

Loading...
  1. suckhoelong585

    suckhoelong585 Thành viên mới

    Muốn được mẹ tròn con vuông

    Mẹ khoẻ thì con khoẻ, đó là điều dễ hiểu. Nếu bạn có ý muốn thụ thai và sinh con, nên theo một số lời khuyên sau, để bảo đảm sức khoẻ cho bé ngay từ những ngày đầu, mới ra đời. Vậy làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?

    Bạn có thể tham khảo cách thức chăm sóc phụ nữ mang thai dưới đây để đảm bảo me và bé đều khỏe mạnh trước và sau khi sinh.
    [​IMG]
    • Hỏi bác sĩ cẩn thận trước khi dùng bất cứ loại thuốc gì kể cả các loại vitamin và các loại thuốc thành phần kim loại

    • Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, không nên tăng cân quá từ 1-1,4 kg. Từ tháng thứ 4, mỗi tuần có thể tăng 0,350 kg. Tổng số cân tăng từ 10 kg tới 12,2 kg là vừa (24-27 pounds).

    • Tiếp tục tập thể dục hàng ngày, dù đã mang thai, việc luyện tập thân thể vẫn có ích và giúp cho người phụ nữ khỏi các chứng nhức, mỏi người và nhiều chứng khác nữa. Những môn tập như yoga, bơi, đi bộ hoặc vận động chậm đều tốt. Nếu bạn chưa từng luyện tập bao giờ thì nên hỏi qua bác sĩ chăm sóc mình nên tập thế nào cho vừa sức và hợp với người có thai như:

    - Chỉ nên tập sau bữa ăn 2 giờ.

    - Trước khi tập, uống 1-2 ly nước.

    - Không tập những bài tập có động tác nhảy, vận mình hoặc cử động nhanh.

    - Tập sao để giữ nhịp tim dưới 140 đập/phút.

    - Không bị kích động vì luyện tập.

    - Sau tháng thứ 4, tránh các bài tập có động tác nằm ngửa.

    - Sau khi tập quá 2 giờ mà vẫn thấy mình mỏi mệt, nên tới thăm bác sĩ.

    • Thực hành các bài tập thư giãn cơ thể và thần kinh để tránh stress. (Nhiều bác sĩ nghĩ rằng hiện tượng stress do cảm xúc làm máu không tới đều và không cung cấp đủ cho dạ con và thai nhi. Bởi vậy, cái thai bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng).

    • Giữ cho tâm trí thoải mái. Phụ nữ mang thai phải chủ động tự điều hoà tâm trạng, giữ cho mình luôn thanh thản, lạc quan, không quá buồn rầu chán nản, cũng không quá phấn chấn hay sợ hãi. Gia đình phải tạo cho họ môi trường sống thuận lợi, êm ấm và vui tươi.

    • Ăn uống điều độ và hợp lý. Thai phụ cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn người bình thường, nhưng không nên gặp gì ăn nấy. Cần chọn những thực phẩm thanh đạm và dễ tiêu; kiêng những thứ quá béo, quá ngọt hoặc các đồ sống, lạnh, vì những thức ăn này dễ làm hại đến tỳ vị, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Tránh các thực phẩm có caphêin, rượu, nicotin và các loại ma tuý. Đối với phụ nữ mang thai, điều đáng kiêng kỵ nhất là ăn uống quá no nê. Phải ăn nhạt, tránh những thứ quá nóng hoặc quá lạnh, giữ cho khí huyết thanh khiết, dịu êm. Như vậy, thai sẽ yên ổn, con sinh ra sẽ khoẻ mạnh.

    • Nên đăng ký theo học lớp chỉ dẫn về vấn đề sinh đẻ.

    • Nếu nhà nuôi mèo, phải chú ý không để mèo ỉa bừa bãi. Phân mèo có thể gây một loại bệnh có tên là toxoppalsmosis. Người mang thai nhiễm bệnh này có thề sinh con thiếu tháng và đứa trẻ dễ bị tổn thương ở não, mắt và các bộ phận khác.

    • Nên đi khám thai định kỳ 4 tuần/lần cho tới khi thai được 28 tuần tuổi. Sau đó là 2 tuần/lần cho tới khi thai được 36 tuần tuổi.

    • Những động tác massage cơ bản cũng đủ để cô ấy thấy thoải mái và thư giãn hơn. Chú ý đến mắt cá chân vì trong quá trình mang thai do ứ nước nên mắt cá chân hay sưng to.

    • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.

    • Không nên đi giầy, guốc có đế cao. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm nước.

    • Lau rửa đầu vú hàng ngày giúp cho tuyến sữa của vú phát triển đều để sau khi đẻ trẻ có thể bú ngay. Luôn giữ sạch bộ phận sinh dục để tránh nhiễm trùng. Tránh bơm rửa trong âm đạo
    Loading...

Chia sẻ trang này