Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Thảo luận trong 'Chăm sóc bé' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 15/6/15.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Từ 6 tháng tuổi, nhu cầu phát triển cơ thể của trẻ tăng cao, trong khi sữa mẹ không thể đáp ứng được đầy đủ. Do vậy, trẻ cần được ăn dặm.

    Trong những tháng đầu tiên sau sinh, nguồn thức ăn chính của trẻ là sữa. Từ 6 tháng tiếp theo, trẻ bắt đầu ăn dặm. Sự chuyển tiếp này rất quan trọng và bạn cần cho trẻ ăn dặm từ từ để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới, và cũng cần nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với trẻ.

    [​IMG]

    Từ 6 tháng tiếp theo, trẻ bắt đầu ăn dặm. Ảnh: Getty Images

    Ăn dặm đúng cách

    Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Nguyên tắc ăn dặm là ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều để tập cho trẻ làm quen với các thức ăn mới và hệ tiêu hóa của trẻ dần dần thích nghi với chế độ tiêu hóa thức ăn. Tháng đầu tiên khi bắt đầu ăn dặm, bạn nên bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng sau đó đặc dần. Từ tháng thứ 7-8, mỗi ngày trẻ cần được ăn 2 bữa bột đặc, từ tháng thứ 9-12 là 3 bữa và chuyển thành 4 bữa sau khi trẻ tròn 1 tuổi. Từ tháng thứ 9 trẻ có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.

    Trẻ nên được ăn cả phần cái lẫn nước để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên thay đổi thức ăn để trẻ không thấy nhàm chán. Trong quá trình tập ăn, chắc chắn có những lúc trẻ “nhõng nhẽo” hay từ chối không chịu ăn, những lúc đó bạn không nên nóng ruột mà la rầy bé vì bé chỉ mới làm quen thôi mà. Chúng ta cứ nhẹ nhàng, khuyến khích bé và nhớ là bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút vì dễ làm bé chán và khó chịu, nếu cần chúng ta cứ mạnh dạn ngưng bữa ăn và bé có thể sẽ ăn tốt hơn vào lần sau.

    Thức ăn của trẻ cần được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để tránh các rối loạn tiêu hoá. Nên đa dạng thực phẩm, thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Một lưu ý quan trọng là không cần cho thêm mắm muối, gia vị và bột ngọt vào các bữa ăn của trẻ. Từ trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm chút nước mắm, nhưng nên cho trẻ ăn càng nhạt càng tốt.

    Cùng với cho ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể bé được thuận lợi.

    Bữa ăn dặm của bé cần được đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn (bột đường, đạm, béo, chất xơ - vitamin và khoáng chất) để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng.

    Nhóm bột đường:chủ yếu giúp tạo năng lượng cho bé vận động, có nhiều trong bột, cháo, cơm, nui, khoai, bánh mì.

    Nhóm chất đạm: trẻ đang tăng trưởng rất nhanh nên cần nhiều đạm để phát triển bộ não, các mô và cơ quan trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, tổng hợp các enzym và nội tiết tố. Bữa ăn cho trẻ cần đầy đủ chất đạm, Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua và các loại đậu.

    Nhóm chất béo: là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Chất béo cũng tham gia chặt chẽ vào quá trình hình thành tế bào vì là một thành phần chính của màng tế bào. Các acid béo thiết yếu như DHA, AA, Acid Linoleic, Acid Linolenic, và một số chất khác như Phospholipid có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và thị giác v.v… Ngoài ra, chất béo giúp tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Trong mỗi một chén bột hay cháo nên cho thêm 1 muỗng dầu ăn.

    Rau xanh: là một nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin, muối khoáng và chất xơ. Chất xơ trong thức ăn giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa táo bón, điều hoà hệ miễn dịch đường tiêu hoá, giúp giảm thiểu nguy cơ các bệnh lý ung thư đường ruột về sau.

    [​IMG]

    Thức ăn của trẻ cần được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để tránh các rối loạn tiêu hoá. Ảnh: Getty Images

    Một vài lưu ý

    Chỉ dùng nước hầm xương: Thông thường, các bà mẹ hay dùng nước hầm xương để nấu bột (cháo) cho bé vì họ nghĩ rằng nước hầm xương sẽ giúp xương các bé mau cứng cáp.Thực tế, trong nước hầm xương hay nước thịt có rất ít chất đạm (0.6g/100ml), rất ít canxi (33.5 mg/100 ml). Chất đạm và canxi rất cần thiết cho sự phát triển của bé, lại là những chất khó hòa tan trong nước nên bé cần phải được ăn cả nước lẫn xác thịt. Vì vậy, chỉ dùng nước hầm xương thôi thì không cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

    Không cho bé ăn dầu ăn:Loại thực phẩm này thường bị nghi là “thủ phạm” làm cho bé ho, táo bón, biếng ăn… nhưng thực ra dầu ăn thuộc nhóm thực phẩm giàu chất béo. Dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng giúp bé mau lớn và là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho sự phất triển hệ thần kinh của bé.

    Cho bé ăn “cháo dinh dưỡng” không chất lượng: Các loại cháo dinh dưỡng tại các cửa hàng thường không đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Một chén cháo đủ chất dinh dưỡng cho bé phải có 1 muỗng canh thực phẩm giàu đạm (thịt, cá… ), 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu ăn

    Nguồn ebe​
    Loading...

Chia sẻ trang này