Chuyện chiếc mũ bảo hiểm và văn hóa 'ăn cắp vặt'

Thảo luận trong 'Tin tức hằng ngày' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 13/3/14.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Ở các thành phố lớn tại Việt Nam, những ai không đi xe có cốp rộng, hầu hết đã từng ít nhất một lần mất mũ bảo hiểm.

    Tất nhiên, tất cả mọi người đều tức giận và bực mình. Có thể, chiếc mũ chẳng đáng bao nhiêu, nhưng nó khiến ta không thể đàng hoàng tham gia giao thông. Và, sau khi tức giận, phản ứng của mỗi người sẽ mỗi khác tùy vào lương tâm của từng người. Mà, phản ứng tiêu biểu nhất của nhiều người là: trộm chiếc mũ của xe bên cạnh.

    [​IMG]
    Mũ bảo hiểm hình thành văn hóa ăn cắp vặt của một bộ phận người Việt
    Sự vụ sẽ diễn ra như thế này. Bọn trộm chuyên nghiệp hoặc bất cứ ai đó lỡ mất mũ bèn trộm chiếc mũ của một xe bất kỳ. Chủ nhân chiếc xe đó đi ra, không thấy mũ, vì nhiều lý do khác nhau, lại nhìn quanh quất “cầm nhầm” chiếc mũ của xe khác. Như theo hiệu ứng domino, một loạt người trong bãi xe đó sẽ mất mũ của mình và lấy mũ của người khác. Trong cuộc thăm dò trên Vzforum, một mạng xã hội dành cho giới trẻ, 5/7 bạn trẻ nói rằng, cứ cầm của thằng bên cạnh khi bị mất mũ bảo hiểm.

    [​IMG]
    Ở các thành phố lớn tại Việt Nam, những ai không đi xe có cốp rộng, hầu hết đã từng ít nhất một lần mất mũ bảo hiểm (ảnh minh họa)
    M.Q, sinh viên năm 3 trường đại học RMIT, vừa học xong ra thì không thấy mũ bảo hiểm ở trên xe nữa. Đang có việc gấp đi Bình Dương, thế là M.Q lấy luôn cái mũ bảo hiểm của một bạn đang treo tòn ten trên xe bên cạnh. Cũng như thế, sau khi tập gym ra, M.H (1988) không thấy chiếc mũ ở trên xe nữa, vì trời đã tối với cũng mệt mỏi không có sức dắt bộ ra ngoài, H bèn lấy ngay chiếc mũ ở xe bên cạnh. Vừa dắt xe ra, M.H vừa làu bàu chửi bới, vì mất cái mũ mới mua cáu cạnh. "Không muốn lấy của người ta nhưng cũng đành vì một phần cái mũ "mượn tạm" này cũng cũ rồi, một phần cũng vì sợ gặp anh công an", H chia sẻ.

    Có thể chắc chắn một điều, không phải tất cả những người “cầm nhầm” mũ bảo hiểm của người khác là người xấu. Nhiều người thậm chí cả đời chưa từng “tơ hào” đến bất cứ thứ gì của ai. Có thể, lúc họ lấy của người khác, cũng có áy náy tí tẹo, nhưng ngay lập tức họ liền viện cớ “mình đang có việc quá gấp, mình chỉ lấy mũ xấu thôi, mình không biết mua mũ ở đâu…”. Lúc đó, sự vị kỷ của họ nổi lên, trong đầu họ chỉ còn sự bực tức vì bị mất đồ, tìm cách để giải quyết tình huống của bản thân.

    Và, không ai trong số họ thử đứng lại một chút suy nghĩ xem cái người mà mình lấy mũ bảo hiểm sẽ như thế nào. Chẳng phải, họ cũng sẽ bực bội, tức tối và đáng thương như mình sao?. Ngay cả khi bạn nghĩ, họ sẽ làm như mình, lấy của người khác, thì cũng chẳng có gì là chắc chắn. Nhỡ như, lúc đó không có bất cứ chiếc mũ bảo hiểm nào mà người đó có thể “mượn tạm".

    Hoặc người bị lấy mũ là người biết nghĩ thật sự, họ không “cầm nhầm” của người khác, chịu khó trốn công an ra một đoạn để tìm mua mũ, rồi bị tai nạn thì sao? Lúc đó, ai sẽ chịu trách nhiệm? Bạn không thể vì sự tiện lợi của bản thân mà khiến người khác gặp bất lợi. Thêm nữa, có “lấy đỡ” hay “cầm nhầm” thì đó cũng là một hành động xấu, đó là trộm cắp. Biết đâu lúc bạn đang “thó” thì gặp ngay chính chủ nhân của chiếc xe đó vừa đi tới. Thêm nữa, người ta đâu đã đồng ý “chia sẻ” hoạn nạn với bạn. Nếu bạn tức giận và ghét kẻ trộm mũ bảo hiểm của mình như thế nào, thì “nạn nhân” của bạn cũng tức giận và ghét bạn giống như thế.

    Qua đây, chúng ta còn có thể nhận ra một điều: người Việt chúng ta, nhất là các bạn trẻ, cực kỳ ít kỹ năng để đối phó với khủng hoảng. Bởi, ngoài chuyện trộm lại của người khác, chúng ta còn có thể nhờ người thân, bạn bè mang mũ tới. Ra ngoài đường hoặc thuê xe ôm đi mua lại chiếc mũ bảo hiểm khác,...Nếu ở công sở có bãi xe riêng, thì đi taxi về, bữa khác mang mũ bảo hiểm xuống lấy xe. Tất nhiên, tất cả những biện pháp trên điều nhiêu khê, nhưng ai biểu bạn đã bất cẩn thì phải trả giá. Người đâu, của đó cho chắc.

    Phải chăng, ăn cắp vặt là đặc trưng trong tính cách của người Việt?.

    Quỳnh Như
    Nguồn: baodatviet
    Loading...

Chia sẻ trang này