Dạy trò chữ hiếu trước tiên

Thảo luận trong 'Tin trường lớp' bắt đầu bởi SV2013, 8/8/14.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Cô đã phá nhiều “án” trộm trong lớp, trong trường; phá “băng” ăn nhậu, nghiện hút tuổi học trò, trắng đêm tìm học trò đang “cày” ở tiệm game, cảm hóa nhiều trò quậy nhất nhì trường...
    [​IMG]
    Cô Nguyễn Tuyết Trinh trò chuyện cùng cậu học trò cũ Hồ Công Định về thăm cô. Định vừa tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y Cần Thơ và từng là học trò cá biệt được cô “cảm hóa” - Ảnh: Như Hùng​

    Đó là những “giai thoại” về giáo viên hóa có hơn 20 năm làm giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Tuyết Trinh, Trường THPT Trần Phú, TP.HCM.

    Với khả năng thấu hiểu tâm lý học trò, cô luôn được giao “trọng trách” chủ nhiệm những lớp có nhiều học sinh “cứng đầu cứng cổ”. Có thời điểm cô chủ nhiệm một lúc ba lớp, lớp sáng, chiều (lớp phổ thông) và buổi tối (lớp bổ túc). Vậy mà cô vẫn nói “thấy tiếc khi thời gian làm chủ nhiệm còn quá ít”.

    Lời của cô
    Bao thế hệ học sinh đã đi qua, cô vẫn vậy, phong thái nghiêm khắc, uy lực nhưng khi cần lại mềm mỏng, cảm thông, nâng đỡ những tâm hồn bồng bột, non nớt.

    Cô vẫn mải mê với phương pháp sư phạm của mình năm này qua năm khác, bởi cô luôn khắc tâm rằng cảm hóa con người không thể trong một thời điểm mà là một quá trình.

    Cô nói vài năm gần đây sức khỏe giảm sút, trí nhớ kém đi nhiều khiến những ký ức quý báu về giáo dục học trò không còn vẹn nguyên nữa. Nhưng học trò đã thay đổi ra sao, đã trưởng thành thế nào thì cô vẫn nhớ mồn một. Những câu chuyện tỉ tê với trò sau giờ tan lớp.

    Khi thấy trò mải yêu không lo học, cô gọi hai em lại và hỏi: “Hồi giờ cô có cấm tụi con yêu không?”. “Dạ không”, trò trả lời. “Cô không cấm nhưng tụi con mải yêu, không lo học, lỡ mai mốt một đứa đậu đại học, một đứa rớt thì có còn yêu nhau nữa không?”. Học trò im lặng, cúi đầu.

    Một học trò chống đối, phản ứng lại cha mẹ, luôn muốn sống vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình, cô gọi lại hỏi: “Khi con có con, con của con biết con đối xử với cha mẹ như vậy, nó sẽ đối xử với con thế nào? Người ngoài nhìn thấy con cư xử với bậc sinh thành như vậy, bạn bè, đồng nghiệp có nể con không?”.

    Cô vẫn nhớ như in cậu học trò nghiện game năm nào. Nhà nghèo, học bổ túc, ham chơi, bỏ học suốt, mê game đến độ đi chơi mất cả xe mà không biết. Thấy trò co mình lại, không tiếp xúc với ai, sống trong thế giới game, cô tìm đến, vừa nghiêm khắc dọa mắng, vừa tỉ tê, phân tích, khơi gợi cái tình trong lòng trò.

    “Con sống vì ai, vì cái gì? Con thương ba mẹ không? Nếu con cứ chơi game thì sao con thực hiện được mục tiêu của con?”. Cô rủ trò đi nhà sách, chỉ cho em chỗ luyện thi, rồi dành nhiều thời gian ôn bài cùng. Dần dần từ chỗ không biết chữ gì, em bắt đầu biết chút chút và khi đã có chút ít kiến thức thì bắt đầu mê đi học và bỏ chơi game từ đó.

    Hay cô bé yêu bạn đồng giới bị cha mẹ phản ứng đã tỏ ra bất cần đời, sống hoang đàng. Cô Trinh tìm đến. “Mình không đứng về phía ba mẹ, cũng không đứng về phía em ấy, nhưng mình phân tích cho em hiểu cha mẹ như vậy chỉ vì thương con, mục tiêu học tập con chưa thực hiện xong. Cứ nói chuyện mưa dầm thấm lâu và để em ấy tự nhận thức, tự chọn con đường đi của mình và không còn cảm giác thù hận mọi người nữa” - cô nói.

    Mỗi tuần một chữ

    Mỗi tuần một tiết chủ nhiệm, cô Trinh dành để dạy “chữ” theo đúng nghĩa đen của từ này. Tiết đầu tiên cô dạy chữ “hiếu”.

    Cô lý giải: “Phải giúp học sinh biết chữ đầu tiên trong đời là chữ hiếu. Có chữ hiếu, các em sẽ có mục đích cho việc học, cho cuộc sống. Chữ hiếu sẽ cảm hóa được đứa trẻ. Khi sai lầm phải kéo các em quay về với gia đình. Chữ hiếu của con có thể hàn gắn cả tình cảm cha mẹ khi rạn vỡ. Khi trò nhận thức đúng, các em sẽ hành động đúng. Muốn dạy trò chữ hiếu, bản thân mình phải làm gương. Thật may mắn là bản thân tôi được sống chung và phụng dưỡng cha mẹ. Khi học trò tới nhà có thể cảm nhận được điều đó”.

    Rồi cô dạy trò chữ “nhẫn”, bởi theo cô, hiện nay điều kiện sống tốt hơn, cha mẹ ít con hơn, cái tôi của con người lớn hơn, sức chịu đựng, sự nhẫn nại, kiên trì giảm đi, từ đó những sứt mẻ, rạn nứt giữa tình cảm con người nhiều hơn. Cô cho rằng cha mẹ thiếu đi chữ “nhẫn” thì làm sao con có chữ “nhẫn”. Muốn giáo dục một đứa trẻ tốt, cha mẹ và thầy cô phải đồng hành.

    Trong lớp có một học sinh bị mất máy tính cầm tay, “thủ phạm” đem giấu chiếc máy đó ngay hộc bàn cô chủ nhiệm. Khi phát hiện, cô gặp riêng học trò: “Lần này cô giấu cho con, cô không muốn các bạn chê cười con”. Tiết chủ nhiệm sau đó cô dạy cả lớp về “lòng tham lam, ích kỷ”, kể những câu chuyện xa xôi để rồi trò tự có cảm nhận của mình.

    LƯU TRANG
    Báo Tuổi Trẻ!​
    Loading...

Chia sẻ trang này