Địa lí 8 - Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 8' bắt đầu bởi tkt057, 25/6/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Địa lý 8 - Bài 28 : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

    A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

    - Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.
    - Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích.
    - Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
    => Như vậy, địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

    2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

    - Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.
    - Nâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi- cao nguyên, đồng bằng, thềm lục địa.
    - Thấp dần từ nội địa ra biển.
    - Địa hình nước ta có 2 hướng chính: Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung.

    3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

    a. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

    - Địa hình xâm thực, cắt xẻ, xói mòn, rửa trôi.
    - Hình thành địa hình cacxto nhiệt đới.
    - Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đê sông, đê biển...

    b. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
    - Các hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
    - Xây dựng các đập thuỷ điện, các công trình đô thị, đường giao thông.
    - Đốt rừng làm nương rẫy, nhà ở...

    B. BÀI TẬP
    Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
    Câu 2: Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta?
    Loading...

Chia sẻ trang này