Địa lý lớp 9 - Nội dung bài 1 - bài 2 - bài 3 ( Câu hỏi ôn tập có đáp án)

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 9' bắt đầu bởi SV2013, 11/7/14.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Câu hỏi ôn tập và đáp án tải link phía dưới
    Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
    A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

    1. Các dân tộc ở Việt Nam
    - Nước ta có 54 thành phần dân tộc, trong đó người kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8% (2006).

    - Người kinh không những có số lượng lớn nhất mà còn có trình độ phát triển cao nhất, có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công tinh xảo.

    - Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển không đều nhau.
    - Người Việt định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

    - Mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán... tạo nên tính đa dạng, phong phú của văn hoá Việt.

    2. Phân bố các dân tộc.

    a. Dân tộc kinh

    Người kinh phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng nhiều nhất là ở các đồng bằng, duyên hải và trung du.

    b. Các dân tộc ít người

    - Trừ người Chăm, Hoa và Khơ-me, phần lớn các dân tộc ít người đều tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du.
    - Trung du miền núi Bắc Bộ có 30 dân tộc sinh sống đan xen nhau.
    - Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có khoảng 20 dân tộc ít người sống thành từng vùng khá rõ rệt.
    - Khu vực đồng bằng Nam Trung Bộ - Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me.
    - Người Hoa cư trú chủ yếu ở các thành phố, nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh.

    c. Hiện nay, sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi
    - Một số các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc đến sinh sống ở Tây Nguyên.
    - Càng ngày càng có nhiều người Kinh lên sinh sống ở miền núi và trung du.
    - Một số dân tộc sống du canh du cư trên núi đã xuống định canh định cư ở vùng thấp.

    Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ

    A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

    I. Số dân
    - 79,7 triệu dân (2002).
    - Đứng thứ 14 trên thế giới.
    => Việt Nam là một nước đông dân.
    Biểu đồ chấm điểm các khu tập trung dân cư lớn trên thế giới
    II. Gia tăng dân số

    - Dân số nước ta tăng nhanh vào thế kỉ XX.
    - Hiện nay, tỉ suất gia tăng tự nhiên đã giảm nhiều chỉ ở mức 1,41% (2002).
    - Với mức gia tăng đó, mỗi năm dân số nước ta vẫn còn tăng thêm hơn 1 triệu người.
    - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên khác nhau giữa các vùng.
    Bối cảnh gia tăng dân số
    III. Cơ cấu dân số
    - Cơ cấu dân số trẻ.
    - Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên.
    - Tỉ số giới tính mất cân đối, nhưng hiện đang cân đối dần.
    - Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các địa phương.

    Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

    A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

    I. Mật độ dân số và phân bố dân cư
    * Mật độ dân số
    - Mật độ dân số cao.
    - Năm 2003: 246 người/km2 (thế giới là 47 người/km2).

    * Phân bố dân cư
    - Không đồng đều.
    - Dân đông: Các đồng bằng, đô thị, duyên hải.
    - Thưa dân: Miền núi, trung du, hải đảo.

    II. Các loại hình quần cư
    1. Quần cư nông thôn

    - Tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau.
    - Tên gọi: Làng, xã, bản, buôn, sóc, ấp...
    - Sản xuất: Nông nghiệp là chủ yếu (lâm nghiệp, ngư nghiệp).
    - Quần cư mang tính chất phân tán.

    2. Quần cư thành thị
    - Có mức độ tập trung dân cao.
    - Đô thị có nhiều chức năng, phần lớn các đô thị đều có nhiều chức năng.

    III. Đô thị hoá
    - Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
    - Tốc độ đô thị hoá ngày càng cao nhưng chất lượng còn thấp.
    - Quy mô đô thị chủ yếu là vừa và nhỏ.

    Các file đính kèm:

    Loading...

Chia sẻ trang này