Dịch Vụ Điều Trị Nội Khoa Bệnh Viện FV

Thảo luận trong '.:: Bài viết đối tác ::.' bắt đầu bởi User, 20/3/14.

Loading...
  1. User

    User True Blue

    Lĩnh vực điều trị
    Khác với các bác sĩ chuyên khoa, chỉ tập trung điều trị cho một cơ quan của cơ thể, chẳng hạn như: tim mạch, thận, da liễu…, các bác sĩ nội khoa được đào tạo để điều trị các căn bệnh có thể ảnh hưởng cùng lúc hoặc liên tiếp đến nhiều cơ quan khác nhau, ví dụ: các bệnh rối loạn miễn nhiễm như luput ban đỏ, Wegener, hay phù cứng bì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, da, thận, phổi và các bộ phận khác. Nhiều căn bệnh trong số này rất khó nhận diện và hiếm gặp nên việc chẩn đoán sẽ rất phức tạp. Các bác sĩ nội khoa rất giàu kinh nghiệp trong việc điều trị những bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, lao phổi hay nhiễm ký sinh trùng. Thông thường, các bác sĩ này cũng am hiểu thêm một chuyên khoa phụ về phổi, tim mạch, thận, huyết học, v.v… Họ còn giàu kinh nghiệm trong những lĩnh vực khác như: các loại thuốc phòng ngừa, bệnh đàn ông, bệnh phụ nữ, ảnh hưởng của việc lạm dụng thuốc, sức khỏe tinh thần, cách điều trị hiệu quả những bệnh thông thường về mắt, tai, hệ thần kinh và các cơ quan sinh sản.

    [​IMG]

    Các phương pháp chẩn đoán
    Hai công cụ chính hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán là tiền sử bệnh và việc khám lâm sàng bệnh nhân. Đây cũng là hai yếu tố thiết yếu trong nội khoa. Bác sĩ nội khoa sẽ ghi nhận tỉ mỉ những đặc điểm mô tả bệnh thật (ví dụ, hơi thở tuần tự cạn và sâu trong trường hợp chẩn đoán bệnh Cheyne-Stoke, hay thở sâu liên tục, đối với bệnh Kussmaul), hoặc các dấu hiệu thể chất (ví dụ như hiện tượng “dùi trống” ở nhiều dạng bệnh phổi). Tất cả đều là những dấu hiệu gợi ý quan trọng trong quá trình chẩn đoán. Tiền sử bệnh - hệ thống toàn bộ các dữ kiện liên quan đến tình hình bệnh của bệnh nhân - giúp các bác sĩ ghi nhận và lưu ý các triệu chứng bệnh lý mà bệnh nhân có thể bỏ sót. Còn việc khám lâm sàng tuân theo những quy trình riêng.

    Khi đã có đầy đủ thông tin, thông thường bác sĩ nội khoa có thể tiến hành “chẩn đoán loại dần” hoặc liệt kê danh sách các bệnh tiềm năng có nhóm dấu hiệu, triệu chứng trùng khớp với các ghi nhận từ mô tả của bệnh nhân.

    Để thu hẹp phạm vi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định thử máu và chẩn đoán hình ảnh. Các xét nghiệm này sẽ hỗ trợ quá trình tầm soát bệnh, chẳng hạn như, giúp phát hiện bệnh thiếu máu không có triệu chứng biểu hiện ra ngoài. Các xét nghiệm thường được chỉ định, đặc biệt đối với những bệnh nhân lớn tuổi, là chụp X-quang vùng ngực, phân tích máu, điện giải cơ bản, thử chức năng thận và u-rê huyết.

    Dựa trên các xét nghiệm, bác sĩ nội khoa hầu như đã có kết quả chẩn đoán, hay ít nhất là danh sách các bệnh nguy cơ. Tiếp đó, bệnh nhân phải thực hiện một số xét nghiệm đặc biệt để bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác, ví dụ như sinh thiết đối với trường hợp ung thư, cấy muối vi sinh thiết, v.v…

    Điều trị
    Nội khoa chủ yếu tập trung vào việc chẩn đoán và điều trị bằng thuốc, như kháng sinh, steroid hay các loại thuốc khác. Đôi khi điều trị nội khoa cũng cần đến phẫu thuật. Khi đó, bác sĩ nội khoa sẽ kết hợp với bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa có liên quan (phẫu thuật tổng quát, chỉnh hình, lồng ngực, tim mạch, v.v…) để có phương án phối hợp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.

    Loading...

Chia sẻ trang này