đồng bằng sông hồng

Thảo luận trong 'Kiến thức địa lý' bắt đầu bởi thaolovely, 26/2/13.

Loading...
  1. thaolovely

    thaolovely Thành viên BQT

    Đồng bằng sông Hồng

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    [​IMG]
    [​IMG]
    Đồng bằng sông Hồng (màu xanh lá cây) ở miền Bắc Việt Nam
    Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,Ninh Bình. Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du và núi cao thượng du. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái BìnhHưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng.
    Vị trí, diện tích

    Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích: 15.000 km², chiếm 4,5% diện tích của cả nước.
    Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
    [sửa]​
    Đặc điểm tên gọi


    Các nhà nghiên cứu như Giáo sư Trần Quốc Vượng gọi vùng này là châu thổ sông Hồng mà không gọi đồng bằng sông Hồng vì lý do:[1]
    • Châu thổ Bắc bộ là sản phẩm chính của phù sa hệ sông Hồng và cả hệ sông Thái Bình.
    • Châu thổ Bắc bộ không bằng phẳng nên không nên gọi là đồng bằng. Trừ một tỉnh Thái Bình [2] không có núi, tất cả các tỉnh khác của châu thổ Bắc bộ đều có địa hình núi đồi xen kẽ châu thổ và thung lũng.
    • Ngoài ra châu thổ Bắc bộ có nhiều “trũng” (ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng, ô trũng Nho Quan, ô trũng Chương Mỹ - Mỹ Đức, v.v. ). Không nhấn mạnh điểm này, coi như không hiểu sự phân bố các làng ở châu thổ Bắc bộ và nền nông nghiệp kèm theo nó.
    [sửa]​
    Địa chất


    Toàn bộ miền đồng bằng sông Hồng nằm trên một lớp đá kết tinh cổ, loại giống nền đá ở vùng Đông Bắc. Cách đây 200 triệu năm, vào cuối đại Cổ sinh, lớp đá này bị sụt xuống. Vào thời đó, biển lên đến quá Việt Trì ngày nay, tiến sát các vùng đồi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Nho Quan. Cửa sông Hồng lúc đó ở Việt Trì. Chế độ biển kéo dài trên 170 triệu năm. Các trầm tíchNeogen lắng xuống làm cho vịnh biển thu hẹp lại. Lớp trầm tích này có nơi dày đến 3000 mét. Trên cùng là lớp phù sa Holocen dày từ 80 đến 100 mét ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, và càng xa trung tâm thì càng mỏng dần.
    Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan. Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ.
    [sửa]​
    Dân số


    Dân số là 19.577.944 người (thời điểm 1/4/2009), chiếm 22,82% dân số cả nước.[3] Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường.
    • Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị trường có sức mua lớn.
    • Chính sách: có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài.
    • Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống… với 2 trung tâm KT-XH là Hà NộiHải Phòng.
    [sửa]​
    Quân sự


    Vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng do Bộ tư lệnh Thủ đô Hà NộiQuân khu 3 bảo vệ.
    Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng, được thành lập ngày 24 tháng 10, đóng tại thị xã Tam Điệp, Ninh Bình là 1 trong 4 binh đoàn chủ lực ở Việt Nam.
    [sửa]​
    Tài nguyên thiên nhiên


    • Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% DT vùng.
    • Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồngsông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
    • Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)
    • Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền HảiThái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn…
    [sửa]​
    Kinh tế


    [sửa]​
    Cơ sở hạ tầng


    Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…),
    [sửa]​
    Công nghiệp


    Các ngành công nghiệp mà đồng bằng sông Hồng có là : luyên kim , cơ khí , hóa chất , vật liệu xây dựng , chế biến thực phẩm , sản xuất hàng tiêu dùng , nhiệt điện. Các ngành công nghiệp khai thác : khai thác khí dầu , khai thác đá vôi , khai thác sét cao lanh.
    Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng ( 1995 ) lên 55,2 nghìn tỉ đồng , chiếm 21% GDP trong công nghiệp cả nước. Những nơi có nhiều ngành công nghiệp tập trung nhất là Hà Nội,Hải Phòng, Nam Định là những trung tâm kinh tế của vùng.
    Tính đến cuối năm 2009, vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 26% về số lượng KCN và 23% về diện tích đất tự nhiên các KCN.
    Nông nghiệp
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trên cánh đồng quê lúa Thái Bình

    Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ.
    Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha ( 1995 ) lên là 58,9 tạ /ha ( 2008 )
    Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.
    Nuôi lợn , bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng
    Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam ĐịnhNinh Bình nằm giáp biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
    [sửa]​
    Dịch vụ


    Đồng bằng sông Hồng là vùng có hạ tầng giao thông đồng bộ và thuận lợi, hoạt động vận tải sôi nổi nhất. Có nhiều đường sắt nhất đi qua các nơi khác nhau trong vùng.
    Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh du lịch như Tam Đảo, Hồ Tây, Chùa Hương, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc-Bích Động, Côn Sơn, Phố Hiến, Cúc Phương, Tràng An, Đồ Sơn, Cát Bà, Đền Trần, Phủ Dầy,...
    Sân bay: sân bay lớn nhất nằm ở Nội Bài (Hà Nội). Cảng : có cảng Hải Phòng lớn nhất nên Hà Nội và Hải Phòng là 2 đầu mối quan trọng. Cảng sông quan trọng là cảng Ninh Phúccảng Hà Nội.
    Bưu chính viễn thông phát triển mạnh của vùng. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, có nhiều tài chính, ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
    [sửa]​
    Những hạn chế và khó khăn


    • Dân số đông, mật độ dân số cao (1.225 ng/km2 – cao gấp 4,8 lần mật độ dân số trung bình Việt Nam)gây áp lực lên tài nguyên:nước, rừng...
    • Thời tiết thất thường và thường có thiên tai: bão từ biển vào, lũ lụt do nước đổ về hạ lưu
    • Sông bị lấp đầy do phù sa
    [sửa]​
    Loading...

Chia sẻ trang này