Du lịch Myanmar tìm hiểu văn hóa Miến Điện

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi xuanson 03, 6/3/14.

Loading...
  1. xuanson 03

    xuanson 03 Thành viên mới

    Du lịch Myanmar tìm hiểu văn hóa Miến Điện
    Đến du lịch Myanmar ngoài việc chiêm ngưỡng nhưng danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng đất phật giáo này bạn hẳn sẽ rất thích thú với phong tục tập quán tại đất nước nhỏ bé này. Một nét văn hóa đặc trưng mà chỉ đến với Myanmar bạn mới có thể thấy được.

    1. Du lịch Myanmar – Ngôn ngữ:

    Tiếng Myanma là ngôn ngữ chính thức ở Myanma. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Myanma, người Rakhine. Tiếng Myanma như là tiếng mẹ đẻ của 32 triệu người trên thế giới, và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở Myanma. Tiếng Myanma có thể được phân thành hai loại: loại chính thống thường thấy trong viết và trong những sự kiện chính thức như phát thanh, phát biểu và loại thông thường thường thấy trong hội thoại hàng ngày. Chữ viết trong tiếng Myanma có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Mon.

    2. Tour Myanmar qua âm nhạc và những điệu múa dân gian:

    Âm nhạc truyền thống Myanma rất đặc sắc với dàn nhạc truyền thống Myanmar bao gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng, những chuông tre, và những nhạc cụ hơi, gồm hne - cho âm thanh rất cao - và sáo cùng chũm chọe. Một bộ trống lớn có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ thì có chín chiếc. Bộ cồng gồm mười chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng là bộ chiêng tứ giác, nó gồm dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật và thêm một vài chiếc chiêng tròn.



    Trong nền âm nhạc dân gian, đàn Saung-gauk là một loại đàn đặc trưng nhất của Myanmar. Đàn Saung-gauk có hình dáng giống như chiếc thuyền và thường được đệm cho các bài hát cổ. Muốn chơi được loại nhạc cụ này điêu luyện và có hồn, các nhạc công phải luyện tập ít nhất trong vòng 10 năm. Vì lẽ đó, các nhạc công chơi thành công loại đàn này ở Myanmar không có nhiều và khoản đầu tư cho tập luyện cũng không hề ít.

    3. Tour du lịch Myanmar – ăn trầu không,mặc longyin và thoa bột Thanaka

    Myanmar là dân tộc ăn trầu nhiều nhất thế giới. Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ… ai cũng ăn. Đường phố nhiều chỗ đỏ nước trầu. Người Myanmar rất thích thoa một lớp vôi màu lên má. Có người bảo để làm đẹp, kẻ thì nói để giữ da và chống gió, người lại nói để cầu Phật!

    Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơ mi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

    Thanakha là một nét đặc trưng ở Myanmar và hằng ngày, trên đường phố Yangon, Madalay hay thủ đô mới Nay Pyi Taw, người ta dễ dàng bắt gặp trên... má các cô gái Myanmar. Đó là lớp bột trắng bôi lên má, mũi. Thậm chí người ta có thể dùng bột ấy vẽ họa tiết khi dùng cho trẻ em.Phụ nữ Myanmar trước đây rất ít khi dùng mỹ phẩm. Thứ mỹ phẩm duy nhất và khiến họ tự hào là Thanakha - được dùng từ 2.000 năm nay. Nó có mùi thơm gần giống với gỗ đàn hương, làm từ loại cây có tên Thanakha, họ gỗ, được coi là đặc sản của Myanmar. Khi chế biến, người ta cắt Nathakha thành các khúc rồi mài vào miếng đá thấm nước tạo thành bột, sau đó bôi lên mặt. Đây là một sản phẩm làm đẹp rẻ mà đặc biệt hiệu quả, có tác dụng xóa các nhược điểm của làn da như cháy nắng, đổi màu và chống... mụn. Myanmar bây giờ đã có nhiều đổi thay.

    4. Du lịch Myanmar – Tôn giáo:

    Mianma có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác như Do thái giáo, Đa thần giáo, Vật linh giáo, v.v. Chiếm khoảng 0,8% số dân. Mọi công dân Mianma được tự do tín ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và ton trọng tại những thành phố lớn.

    Người dân Mianma sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Mianma, cuộc sống của người dân không tất rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Mianma là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.

    Myanmar chứ đựng những gì bí ẩn và lý thú mà chỉ có đặt chân tới mảnh đất này bạn mới thấy rõ được điều đó. Hyax thử trải nghiệm cái cảm giác được mặc longyin,thoa kem thanaka và nhai một miếng trầu xem tôi chắc chắn bạn sẽ thích thú lắm
    Loading...

Chia sẻ trang này