Giáo viên: Đề toán dễ hơn năm trước

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển sinh' bắt đầu bởi tkt057, 4/7/14.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Ngược với nhiềunhận xét của thí sinh, một số giáo viên cho rằng: đề thi năm nay rất cơ bản, chỉ cần học chắc kiến thức cơ bản, kiến thức trong sách giáo khoa là đã có thể “ăn điểm”. So với năm trước, đề thi dễ hơn và không dài hơn.

    Nhận xét về đề Toán khối A, thầy Nguyễn Tấn Kiệt, giáo viên Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM nhận xét: Đề thi đa phần kiến là thức nằm trong chương trình lớp cơ bản. Đề rộng, kiểm tra được kiến thức toàn diện của học sinh. Khá vừa sức với các em. So với đề năm trước, năm nay đề thi dễ hơn..

    [​IMG]
    Giám thị đối chiếu ảnh thí sinh trước khi vào phòng thi (Ảnh: Văn Chung)

    Thầy Lại Tiến Minh (giảng viên Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) nhận xét: "Đề thi năm nay dễ hơn hẳn so với mọi năm, do đó khó phân loại được thí sinh trung bình khá và thí sinh khá. Trong đó, câu 1-6 khá dễ, không đánh đố, đa phần học sinh có thể làm được. Còn câu 8, 9 khó hơn, giúp phân loại thí sinh giỏi. Đa số các câu hỏi trong đề thi nằm trong phần kiến thức lớp 12. Bên cạnh đó, có câu 4 thuộc phần xác suất của lớp 11; câu 7, 8, 9 thuộc chương trình lớp 10 nhưng học sinh hoàn toàn có thể giải bằng phương pháp của lớp 12. Năm nay, đề thi có sự khác biệt, không chia ra hai phần chung - riêng, cho phép thí sinh được lựa chọn như trước. Tuy nhiên, học sinh học lực trung bình khá vẫn có thể dễ dàng đạt 5-6 điểm, khá đạt 7-8 điểm".

    Theo thầy Trần Bá Minh – giáo viên môn toán Trường THPT Anhxtanh Hà Nội, đề thi năm nay rất cơ bản, chỉ cần học chắc kiến thức cơ bản, kiến thức trong sách giáo khoa là đã có thể “ăn điểm”. “Câu 7 dành cho học sinh khá; câu 8,9 khó nhưng không lạ. Học sinh trung bình có thể đạt 5, 6 điểm; học sinh khá có thể đạt 8,9 điểm. Theo tôi, không quá khó để lấy điểm 10 với đề thi này. So với năm trước, đề thi dễ hơn và không dài hơn. Tuy không có câu lạ và đặc sắc nhưng vẫn có thể phân loại học sinh”.

    Nhận xét chi tiết

    Thầy Hoàng Trọng Hảo (tạp chí Toán tuổi thơ), thầy Lê Đức Thuận và nhóm giáo viên trang web www.baigiangtructuyen.vn nhận xét: Đề dài, hay, đa dạng, có tính phân loại cao. Học sinh trung bình làm bài cẩn thận có thể được 5, 6 điểm. 3 bài cuối tương đối khó, đặc biệt bài 9 rất khó. Tuy vậy sẽ có điểm 10 ở đề thi này.

    Cụ thể:

    Câu 1: Câu dễ, phù hợp với đa số học sinh

    Câu 2: Đưa về phương trình tích (sinx – 2)(1-2cosx) = 0

    Câu 3: Không khó nhưng gây bất ngờ vì mấy năm gần đây dạng tính diện tích hình phẳng ít gặp.

    Câu 4:

    a. Chỉ cần nắm vững 4 phép toán +, -, x, :, các số phức, số phức liên hợp là làm được.

    b. Mức độ nhẹ nhàng như bình thường trong sách giáo khoa.

    Câu 5:

    • Tìm giao điểm của d và (P): Dạng này khá quen thuộc trong sách giáo khoa.

    • Viết phương trình mặt phẳng chứa d và vuông góc (P): Đây là bài toán lập phương trình mặt phẳng đi qua một điểm và biết cặp vecto chỉ phương ( bài toán quen thuộc trong sách giáo khoa)

    Câu 6: Một ý tính thể tích khối chóp, ý còn lại tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Hai ý này không gây bất ngờ với thí sinh vì các năm gần đây đã xuất hiện nhiều lần trong đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.

    Câu 7: Đây là một bài toán bắt đầu gây khó khăn cho học sinh bởi các dữ kiện đề bài đưa ra rất hạn chế. Để làm được bài này học sinh sẽ phải nắm được không chỉ các kiến thức tọa độ đơn thuần mà còn phải nắm được các kiến thức hình học tổng hợp, chẳng hạn như: quan hệ hình học, định lý co-sin trong tam giác. Ngay kể cả nắm được phương pháp để giải, học sinh sẽ vẫn lúng túng trong việc thực hiện lời giải bởi yêu câu tính toán nhiều, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình tính toán.

    Câu 8: Tương tự câu 7, câu này sẽ chỉ dành cho học sinh khá giỏi với cách làm khá lạ: Đặt ẩn phụ a, b rồi đưa về hệ với a, b mà vẫn còn ẩn a, y.

    Câu 9: Đây là câu rất khó với phần đa học sinh bởi phải kết hợp rất nhiều kiến thức liên quan đến: Bất đẳng thức Cô-si (cùng với việc chọn điểm rơi), phương pháp dồn biến, cùng phương pháp đạo hàm. Tuy những phương pháp này đã gặp phải trong đề thi tuyển sinh vào ĐH những năm gần đây nhưng thực sự vẫn gây bất ngờ thú vị cho thí sinh.

    N.Anh - Văn Chung - Lê Huyền - Vietnamnet
    Loading...

Chia sẻ trang này