Hướng dẫn ôn thi cấp tốc trong năm ngày P1

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm thi cử' bắt đầu bởi tuyensinh2013, 20/3/13.

Loading...
  1. tuyensinh2013

    tuyensinh2013 Thành viên mới

    Hướng dẫn ôn thi cấp tốc trong năm ngày P1
    1. Bắt đầu
    Đến giữa học kỳ, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều tiết học. Bạn thấy quá khó để dậy sớm tham gia các tiết học nhàm chán lúc 8 giờ sang. Sách học cũng không hơn gì. Đã hơn sáu tuần liền bạn không đọc một chữ nào trong sách. Dường như bạn vẫn còn nhiều thời gian để học tài liệu. Sẽ không khó khăn đến vậy. Sau cùng, bạn đã mất đi nhiệt tình vốn có và vẫn lảng tránh đến phút cuối. Rồi một buổi sáng, bạn xem lịch và hoàn toàn bị đánh gục khi nhận thấy toàn bộ những tuần đó đã tan biến. Bạn chỉ còn năm ngày trước kỳ thi cuối cùng. Bạn cần ít nhất năm tuần đầu để bù lại khoảng thời gian bị lãng phí. Bạn đã tụt lại quá xa và không bao giờ có thể bắt kịp.

    Bạn sẽ phải làm gì? Đây là lúc đưa ra quyết định. Bạn có hoảng sợ không? Liệu bạn có tuyệt vọng và bỏ lỡ một cơ hội? Bạn sẽ bỏ cuộc và từ bỏ khóa học chăng?

    Bạn không bao giờ có thể lấy lại thời gian mình đã phung phí. Lúc này, điều đó vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn. Nhưng bạn có thể điều khiển được cách bạn phản ứng lại tình huống đó và cách bạn sẽ sử dụng khoảng thời gian ít ỏi còn lại. Đây là lúc bạn phải hành động.

    Hãy đánh giá mọi sự việc và thật trung thực với chính mình. Nếu dành năm ngày tới này để cố vớt vát chút gì đó thì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kỳ thi khác nhau không? Với các khóa học khác, tình trạng của bạn sẽ tốt hơn so với các khóa học này không? Nếu năm ngày thật sự trống để bạn có thể tập trung vào khóa học có vấn đề này, bạn sẽ thật sự ngốc ngếch nếu không chấp nhận thử thách và ôn luyện cho kỳ thi cuối cùng. Với một phương pháp bình tĩnh, có hệ thống, bạn vẫn còn cơ hội để tạo ra một điều gì đó tích cực trong tình huống này. Có thể bạn không đạt được điểm A, song điều tốt nhất bạn có thể hy vọng là vượt qua được kỳ thi. Nhưng đừng bỏ lỡ mọi điểm số bạn có thể đạt trong bài thi cuối cùng. Bạn vẫn có thể thi trượt, nhưng bạn có thể đạt đủ điểm để thi đậu khóa học và gây được ấn tượng cho giáo viên bằng một vài câu trả lời tốt. Bạn không thể biết hết mọi việc.

    Bạn có thể coi tình huống này như một trải nghiệm trong học tập. Nếu bạn không đủ niềm tin vào tiềm năng của mình và khả năng những nguyên tắc trong cuốn sách này có thể giúp bạn đánh thức tiềm năng đó trong suốt một học kỳ thì đây là lúc bạn nên thử. Trong năm ngày, bạn hãy sử dụng các nguyên tắc học tập thông minh. Trong một khoảng thời gian có cường độ mạnh và bị thúc ép như vậy, bạn vẫn còn có cơ hội gây ngạc nhiên cho chính mình bằng khả năng học tập và hoàn thành bài thi. Nếu bạn qua được kỳ thi, điều đó thật tuyệt vời. Nếu bạn không qua được, ít nhất bạn sẽ có sự khởi đầu cho bước tiếp theo (xem ngày thứ 6 trong “kế hoạch 5 ngày” mẫu dưới đây).

    2. Những nguyên tắc cơ bản để ôn thi hiệu quả

    Bạn có một chọn lựa: hoặc lãng phí năm ngày còn lại hoặc sử dụng chúng thật hiệu quả. Nếu bạn lựa chọn phương án thứ hai, có nhiều nguyên tắc bạn phải tuân theo.

    2.1 Chuẩn bị tinh thần

    Bạn không thể ôn thi hiệu quả nếu bạn lo sợ. Bạn cũng không thể ôn thi hiệu quả nếu bạn từ bỏ mọi hy vọng.

    Hãy suy nghĩ tích cực, trò chuyện theo hướng tích cực. Hãy áp dụng các kỹ thuật thở và hình dung khiến bạn lạc quan (xem Chương 4). Điều này không có nghĩa là bạn nên có những hy vọng không khả thi. Bạn nên thực tế về những kết quả có tính khả thi, hãy chấp nhận những hậu quả không thê tránh khỏi vì bạn đã lãng phí quá nhiều thời gian học tập, nhưng đừng từ bỏ mọi hy vọng đạt được một điều gì đó tích cực trong tình huống này.
    Hãy cố vớt vát chút gì đó. Năm ngày tiếp theo đảm bảo tạo cho bạn cơ hội học được tốt nhất một vài số khía cạnh của khóa học, đủ để bạn trả lời được các câu hỏi trong bài thi.
    Bạn hãy bình tĩnh và có phương pháp. Hình dung một kết quả tích cực. Đây không phải là sự tự lừa dối mà là một cố gắng giúp trí óc dễ lĩnh hội những gì bạn sẽ làm trong các ngày tiếp theo và bạn sẽ dễ ghi nhớ hơn, đủ để làm tốt bài thi.

    2.2 Lập một kế hoạch tập trung vào điều khả thi

    Bạn không thể làm được tất cả. Bạn phải xác định những nét chính yếu trong mục tiêu của mình. Đừng trông mong sẽ học được tất cả những điều bạn đã sao nhãng. Hãy lựa chọn một phần nhỏ của khóa học và tự cam kết bạn sẽ học một khối lượng tài liệu ít hơn càng kỹ càng tốt trong năm ngày bạn có.

    Việc này sẽ rất khó thực hiện. Bạn phải tự thôi thúc mình cố gắng bao quát mọi điều đáng lẽ bạn phải hoàn thành trong các tuần trước đó. Bạn cần phải kiên quyết để có cơ hội đạt được bất kỳ thành công nào. Hãy từ bỏ tài liệu nào đó để có cơ hội lưu giữ một số tài liệu khác.

    Hãy sử dụng các nguyên tắc chuẩn bị tốt cho kỳ thi đã được phác thảo trong Chương 13 và đề ra thời gian biểu năm ngày để làm hết khả năng với những gì còn lại. Bạn hãy thực hiện từng bước chuẩn bị tiêu chuẩn và cô đọng chúng trong khoảng thời gian còn lại. Đừng bỏ qua bước nào.

    2.3 Làm theo kế hoạch

    Hãy gắn chặt với kế hoạch của bạn. Chống lại bất kỳ cám dỗ nào khiến bạn phải thoát khỏi kế hoạch hoặc điều chỉnh nó. Đơn giản vì bạn không có đủ thời gian để tự phán đoán lần thứ hai. Ngay lúc này, bạn hãy cam kết sẽ giữ vững những quyết định bạn đầu của mình về thời gian biểu và các ưu tiên.

    2.3 Chủ động, chủ động và chủ động
    Chìa khóa dẫn tới bất kỳ thành công nào trong việc ôn thi là bạn nên chủ động, khi lần đầu tiên xem xét các tài liệu mới. Bạn cũng phải chủ động ôn tập và nhắc lại. Hãy lấy thông tin ra – đây phải được coi là câu thần chú của bạn. Bạn hãy nhớ lại toàn bộ những gì bạn đã lĩnh hội.
    Loading...

Chia sẻ trang này