Khác biêt thói quen tiêu dùng giữa Sài Gòn và Hà Nội

Thảo luận trong 'Nghiên cứu thị trường' bắt đầu bởi tkt057, 20/6/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    "Nghiên cứu của Nielsen được thực hiện vào tháng 4 và 5-2009 ở TP.HCM và Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm khác nhau chủ yếu giữa NTD hai thành phố là thiên hướng “tôi” và “chúng ta”. Thiên hướng “tôi” chiếm đa số ở TP.HCM. NTD TP.HCM quan tâm ít hơn đến ý kiến của người khác và khi cần quyết định tiêu dùng họ chủ yếu dựa vào nhu cầu và mong muốn của bản thân. Thiên hướng “chúng ta” lại chiếm đa số ở thị trường Hà Nội, thể hiện ở sự đồng nhất trong cách tiêu dùng và thói quen “thu nhặt” ý kiến từ nhiều nguồn: NTD ở Hà Nội lắng nghe ý kiến của bạn bè, bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác và bởi định kiến của xã hội. Họ là những NTD rất phức tạp: họ muốn được chú ý và nổi bật trong đám đông, giữa bạn bè, nhưng đồng thời không muốn phá vỡ những quy tắc chuẩn mực xã hội." ...

    Những nghiên cứu về sự khác biệt vùng miền của người tiêu dùng (NTD) ở TP.HCM và Hà Nội của Công ty Nielsen VN cho thấy NTD TP.HCM có xu hướng “tiêu dùng nhanh”, trong khi tính tiết kiệm lo xa vẫn thuộc về người Hà Nội. Tuy nhiên, NTD thủ đô được đánh giá là ưa thích sử dụng hàng hiệu hơn.

    Người Hà Nội chuộng hàng hiệu:
    Mặc dù được cho là xài kỹ nhưng người Hà Nội có một thói quen có vẻ ngược lại với thói quen tiết kiệm của mình là rất thích sản phẩm cao cấp/ hàng hiệu (71% cho rằng họ rất thích hàng cao cấp), đặc biệt là điện thoại di động và mỹ phẩm.

    Trong quá trình tìm hiểu tâm lý, các nhà kinh doanh nhận ra khách hàng sành điệu Hà Nội thường thích chọn hàng độc mà không hề quan tâm đến giá. Nhiều thương hiệu có tiếng như LV, Hermes chọn Hà Nội là nơi đặt chân đến VN đầu tiên thay cho TP.HCM cũng vì lý do này.

    Mùa đông thì hàng hóa cho thị trường Hà Nội sẽ có một số khác biệt phù hợp với thời tiết nơi đây. Ngoài khác biệt về thời tiết, gu thời trang mỗi nơi cũng khác, người Hà Nội thích những hoa văn cầu kỳ, quý phái trong khi người Sài Gòn lại thích đơn giản, tiện lợi.

    Theo ông Aron, giám đốc Nielsen tại VN, từ sự khác biệt về lịch sử, văn hóa và kinh tế, NTD ở các vùng khác nhau của VN có những thái độ và suy nghĩ khác nhau trong cuộc sống. Những sự khác biệt này thể hiện trong việc lựa chọn thương hiệu, quá trình đưa ra quyết định, thói quen mua sắm và mức độ tự tin trong tiêu dùng.

    Dân Sài Gòn thích là mua:

    Mọi người vẫn thường nhận xét người Hà Nội kiếm được 10 đồng nhưng chỉ tiêu 1 đồng, người TP.HCM kiếm được 10 đồng nhưng tiêu tới 11 đồng. Câu nói đó dường như diễn tả rất đúng thói quen của NTD hai miền. Người Hà Nội tiết kiệm từng đồng cho tương lai, trong khi người TP.HCM lại khác, nếu thấy cần họ sẽ mua ngay, không lo nghĩ nhiều. Họ thích chi tiền mua những sản phẩm thiết yếu hơn.

    Giám đốc siêu thị có chi nhánh phía Bắc cho biết sức mua của các siêu thị miền Nam luôn cao hơn so với miền Bắc 10-30%. Khách mua hàng tại TP.HCM thường quyết định mua món hàng rất nhanh, họ sẽ mua cái họ cần vào lúc đó mà không bị tác động nhiều bởi ý kiến của người khác.

    Vì vậy khi ra một sản phẩm mới, nhà kinh doanh sẽ bắt đầu từ thị trường tiềm năng như TP.HCM, song song với thị trường miền Bắc, sau đó mới đến các khu vực lân cận.

    Trong tình hình kinh tế khó khăn, NTD ở Hà Nội cho biết họ sẽ tiêu dùng ít đi nhưng vẫn sử dụng thương hiệu cũ, trong khi đó NTD ở TP.HCM cho biết vẫn giữ mức tiêu dùng cũ nhưng sẽ mua những thương hiệu rẻ tiền hơn hoặc mua bao bì nhỏ hơn.
    Nguồn: Nielsen.
    Loading...

Chia sẻ trang này