Làm thế nào để thức dậy sớm mỗi ngày?

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 3/7/13.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Bạn hãy đi ngủ sớm, thức dậy cùng một giờ trong ngày, ăn đủ chất vào buổi tối... dần dần thời gian biểu của bạn sẽ đi vào nề nếp và quen với việc dậy sớm.
    Hãy thực hiện theo những lời khuyên sau đây để thay đổi thời gian biểu hằng ngày của bạn và cho mình một chút thời gian để thích ứng với nó, chẳng mấy chốc bạn sẽ quen với việc dậy sớm mỗi ngày.

    1. Đi ngủ sớm
    Tất nhiên đây là một điều hiển nhiên nhưng vẫn cần phải nhấn mạnh thêm một lần nữa. Để có thể dậy sớm và cảm thấy khỏe khoắn vào ngày hôm sau bạn nên đi ngủ sớm để có được một giấc ngủ trọn vẹn. Cần đi ngủ vào một giờ cố định để tạo thành một thói quen mà bạn sẽ có thể thực hiện một cách bản năng nếu thói quen này được duy trì đủ lâu.

    2. Thức dậy cùng một giờ mỗi ngày
    Ngủ quá nhiều hay quá ít cũng đều khiến cơ thể mệt mỏi. Hơn nữa, nếu bạn không bắt đầu tạo lập thói quen cho cơ thể thực hiện theo thì ý định dậy sớm của bạn sẽ chẳng bao giờ thực hiện được. Cố gắng thức dậy vào một giờ cố định kể cả những ngày cuối tuần cho đến khi cơ thể bạn quen với việc dậy sớm mà không cần đến chuông báo thức.

    3. Đặt đồng hồ báo thức ở nơi không thể với tay tắt chuông
    Chỉ cần ấn nút là âm thanh của chiếc đồng hồ báo thức sẽ im bặt và bạn dễ dàng tiếp tục say giấc và kế hoạch dậy sớm lại sụp đổ. Có một cách vô cùng đơn giản mà rất hiệu quả, đó là đặt chiếc đồng hồ báo thức ở vị trí không thể với tay tắt chuông dễ dàng, đảm bảo bạn có thể rời giường ngay lập tức để tìm cách tắt nó. Như vậy bạn đã bước đầu thành công với kế hoạch dậy sớm của mình.
    [​IMG]
    Chiếc đồng hồ báo thức biết chạy này sẽ giúp bạn "tỉnh" nếu muốn tắt nó​

    4. Không uống các loại đồ uống có cồn hoặc chứa cafein
    Tất cả quyết tâm dậy sớm sẽ tiêu tan nếu bạn chọn cho mình loại đồ uống không phù hợp. Thức uống chứa cafein làm bạn hưng phấn và khó ngủ vì thế không nên uống sau bữa trưa để giữ cho giấc ngủ không bị gián đoạn, nhất là khi bạn đang bắt đầu một thời gian biểu mới. Đồ uống có cồn cũng tương tự như vậy, nó sẽ khiến bạn chuệnh choạng, làm mất giấc ngủ gây ra kiệt sức và tâm lý nấn ná vào ngày hôm sau.

    5. Tập thể dục nhẹ nhàng vào đầu buổi tối
    Tập thể dục giúp gia tăng nhịp tim và năng lượng trong cơ thể, giảm stress giúp tạo ra một giấc ngủ sâu và chất lượng để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi sau những giờ luyện tập.

    6. Ăn đủ chất vào buổi tối
    Trên thực tế, loại thực phẩm mà bạn ăn cũng có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu không thể thay đổi thực đơn hàng ngày thì bạn nên ăn ít hơn vào buổi tối để dạ dày không bị quá tải, ảnh hưởng không tốt tới giấc ngủ.

    7. Chuẩn bị mọi thứ cho ngày hôm sau trước khi đi ngủ
    Trở thành một người quen dậy sớm không có nghĩa là bạn phải bật dậy khỏi giường và tất bật với đủ thứ việc linh tinh trong ngày. Thay vào đó hãy pha sẵn cà phê, sắp xếp tủ quần áo gọn gàng và nấu sẵn bữa trưa vào đêm hôm trước để buổi sáng của bạn được thong thả phòng khi bạn sẽ uể oải vì chưa quen với lịch sinh hoạt mới.

    8. Sắp xếp lại phòng ngủ
    Các chuyên gia về giấc ngủ khuyên rằng bạn nên để phòng ngủ thực hiện đúng chức năng của nó tức là nơi dành để ngủ. Điều này có nghĩa là không để những thiết bị kích thích sự phân tâm như tivi, điện thoại, máy tính trong phòng ngủ mà thay vào đó là những đồ đạc, phụ kiện thích hợp để tạo ra một không gian thoải mái và thư giãn cho giấc ngủ.
    Lê Phương (Theo Care 2)​
    Loading...

Chia sẻ trang này