Lịch Sử 6-BÀI 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮA THế KỶ I ĐẾN GIỮA THẾ KỶ VI)

Thảo luận trong 'Lịch sử lớp 6' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 3/8/15.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    [​IMG]

    Nhân dân Âu Lạc phải lao dịch cho nhà Hán

    1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I đến thế Kỷ VI:

    - Thế kỷ I, Châu Giao gồm 9 quận ( 6 quận Trung Quốc và 3 quận Âu Lạc )

    - Thế kỷ III: Nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (Trung Quốc) ,Giao Châu (Âu Lạc cũgồm 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam).

    - Nhà Hán trực tiếp cai quản các huyện.

    - Nhân dân phải đóng nhiều thứ thuế.Lao dịch, cống nạp nặng nề . Buộc dân ta phải học chữ Hán, tuân theo luật pháp Hán để đồng hoá dân tộc ta.

    2. Tình hình kinh tế nước ta từ TKI-TKVI có gì thay đổi?

    a. Nông nghiệp:

    - Công cụ bằng sắt phát triển

    - Cấy lúa 2 vụ, dùng trâu bò cày bừa

    - Có đê phòng lụt

    - Cây trồng đủ loại, chăn nuôi phong phú .

    b. Thủ công nghiệp:

    - Rèn sắt, làm gốm, tráng men..

    - Nghế sắt phát triển.

    - Nhà Hán nắm độc quyền về sắt , công cụ ,vũ khí nhắm hạn chế sự chống đối nhà Hán của nhân dân ta và hạn chế sản xuất.

    c. Thương nghiệp:

    - Trong nước hàng hóa xuất hiện ở các chợ làng.

    - Thương nhân nước ngoài buôn bán ở Luy Lâu , Long Biên (Trung Quốc, Ấn Độ)

    - Nhà Hán nắm độc quyền nghoại thương.

    Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập
    Loading...

Chia sẻ trang này