Lịch Sử 7- Bài 20 -NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)- CHÍNH TRỊ , QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT(phần 1)

Thảo luận trong 'Lịch sử lớp 7' bắt đầu bởi SV2013, 4/8/15.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Sử 7- Bài 20 -NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)- CHÍNH TRỊ , QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT(phần 1)
    [​IMG]
    Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thế kỷ XV


    I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ , QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ.

    1.Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ :

    -Lê Lợi lên ngôi Hòang đế khôi phục lại nước Đại Việt .

    -Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn) ,Quốc sử viện ( biên soạn lịch sử),Ngự sử đài ( kiểm tra ).

    -Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc ,đại tổng quản ,hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội , cấm các quan lập quân đội riêng .

    -Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ); dưới có phủ , huyện, châu ( miền núi ), xã .

    [​IMG]

    Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527



    [​IMG]

    Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ (1428-1527

    2 Tổ chức quân đội thời Lê sơ

    -Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông “.

    -Có 2 bộ phận chính là: quân ở triều đình và quân ở địa phương .

    -Bao gồm bộ binh , thủy binh, tượng binh , kỵ binh ; vũ khí có dao, kiếm, giáo , mác , cung , tên ,hỏa đồng, hỏa pháo.

    -Quân đội thời Lê có điểm khác với thời Trần là không có quân đội của các vương hầu, quý tộc . Vua trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội

    -Tổ chức giống thời Lý , Trần theo chế độ “Ngụ binh ư nông “; khác là không có quân đội của vương hầu, quý tộc , vua trực tiếp chỉ huy quân đội .

    3.Luật pháp :

    -Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức ( Quốc triều hình luật) : bảo vệ vua, hòang tộc , quan lại, giai cấp thống trị ….bảo vệ chủ quyền quốc gia

    - Có điểm tiến bộ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và phát triển kinh tế .

    II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI .

    1. Kinh tế :

    * Nông nghiệp :

    -Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng .Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng .

    -Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ , Hà đê sứ , Đồn điền sứ .Chia ruộng đất theo phép quân điền .

    -Cấm giết trâu bò , cấm điều phu vào lúc gặt , cấy .

    Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển .

    [​IMG]

    Điện Kính Thiên - Thời Lê

    [​IMG]

    Toàn cảnh Điện Kính Thiên trong thành Hà Nội



    * Công thương nghiệp :

    -Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa , làm đồ gốm, rèn sắt , nhiều làng thủ công ra đời . Thăng Long có 36 phường thủ công .

    Các làng thủ công chuyên nghiệp , và phường thủ công chuyên nghiệp ra đời như đồ gốm Bát Tràng ;đúc đồng ở Đại Bái ; rèn sắt ở Văn Chàng ; dệt vải lụa ở Nghi Tâm ; làm giấy ởYên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều .

    -Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua , vũ khí . đóng thuyền , đúc tiền đồng .

    -Buôn bán: khuyến khích lập chợ mới , buôn bán với người nước ngòai ở Vân Đồn , Vạn Ninh ( Quảng Ninh ), Hội Thống ( Nghệ An), Lạng Sơn , Tuyên Quang

    -Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước , nhân dân cần cù lao động , nên kinh tế phục hồi và phát triển.

    2.Xã hội:

    Thời Lê sơ có 2 giai cấp chính là :

    + Phong kiến gồm vua, quan , địa chủ .

    + Giai cấp nông dân chiếm đại đa số có rất ít hoặc không có ruông đất .

    + Các tầng lớp khác như thương nhân ,thợ thủ công , nô tì …, nhà nước hạn chế nuôi nô tì , nên nô tì trong xã hội giảm dần và bị xóa bỏ .

    Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập.
    Loading...

Chia sẻ trang này