Lịch Sử 8 -Bài 17- CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918-1939

Thảo luận trong 'Lịch sử lớp 8' bắt đầu bởi tkt057, 4/8/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Sử 8 -Bài 17- CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918-1939

    Sử 8 -Bài 17- CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918-1939

    I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929.


    1. Những nét chung :

    Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng cúa Cách mạng tháng Mười Nga , xuất hiện các quốc gia mới .

    - Xuất hiện 1 số quốc gia mới

    -1918-1923 kinh tế suy sụp , nền thống trị của giai cấp tư sàn không ổn định do cao trào cách mạng bùng nổ.

    -1924- 1929 :chính quyền tư sản đẩy lùi cao trào cách mạng ,củng cố nền thống trị .

    -Từ 1924: sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng

    [​IMG]


    Bảng thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Anh, Pháp, Đức trong thập niên 1920 .



    2.Cao trào cách mạng 1918- 1923. Quốc tế Cộng sản thành lập .

    a. Cao trào cách mạng 1918- 1923

    * Nguyên nhân :

    - Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất .

    -Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga .

    * Cách mạng 11-1918 ở Đức :

    - 1918 nước Đức bị khủng hỏang do bại trận .

    - 9-11-1918 tổng bãi công nổ ra ớ Béc lin dẫn đến khởi nghĩa vũ trang ,Xô viết đại biểu được thành lập .

    - Tháng 12-1918 đảng Cộng sản Đức thành lập .

    +Kết quả : lật đổ nền quân chủ , lập nền cộng hòa tư sản .

    +Hạn chế : thành quả cách mạng rơi vào tay tư sản .

    [​IMG]

    Hình : Cách mạng Đức 1918-1919

    b .Quốc tế Cộng sản :

    * Hòan cảnh :

    - Cao trào cách mạng dâng cao.

    - Nhiều đảng Cộng sản ra đời ở Đức 1918, Hung ga ri 1918 , Pháp 1920, Anh 1920 , Ý 1921.

    - Với những hoạt động tích cực của Lê nin và Đảng Bôn- sê -vích ngày 2-3-1919 Quốc tế thứ III- Quốc tế Cộng sản thành lập ở Mát x cơ va.

    * Hoạt động : từ 1919-1943:

    - 7 lần đại hội , đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ .

    - Tại đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin , Bác Hồ tìm thấy ở đó con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam , theo hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa .

    - Tại đại hội lần thứ VII (7-1935), Quôc tế cộng sản xác định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của nhân dân thế giới , chủ tương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước để chống lại phát xít và nguy cơ chiến tranh .

    - 1943 tự giải tán do sự thay đổi của tình hình thế giới

    * Công lao: thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới .


    II. Châu Âu trong những năm 1929-1939.

    1. Cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó .

    * Nguyên nhân :

    - Khủng hỏang kinh tế thứa do sản xuất ồ ạt , chạy theo lợi nhuận năm 1924-1929 .

    - Nền kinh tế các nước tư bản phát triển quá mức .

    * Hậu quả : tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa , nhân dân đói khổ , hàng chục triệu người thất nghiệp .

    [​IMG]

    Hình :Sơ đồ so sánh sự phát triển của sản xuất thép giữa Anh và Liên Xô trong những năm 1929-1931.

    Nhận xét :

    -Sản lượng thép của Liên xô tăng nhanh, của Anh tụt hẳn xuống .

    -Điều đó cho thấy khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 không ảnh hưởng đến Liên Xô .

    -Ngược lại , khủng hoảng kinh tế làm cho các ngành kinh tế của Anh bị đình đốn .



    * Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi kinh tế bằng 2 cách :



    -Anh , Pháp,Mỹ thoát khỏi khủng hỏang bằng chính sách cải cách kinh tế – xã hội .

    - Đức – Ý – Nhật phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để chia lại thế giới .


    2 Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929-1939



    * Nguyên nhân :nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa phát xít , Quốc tế Cộng sản chỉ đạo thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít .



    * Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức :

    -Để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế ,Đức phát xít hóa chế độ thống trị .

    -Ngày 30-1-1933 đưa Hít le -lãnh tụ Đức Quốc xã lên nắm chính quyền, biến Đức thành lò lửa chiến tranh .

    - Đảng Cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không thành công .



    * Chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp :



    - Ngày 6-2-1934 bọn phát xít “Chữ thập lửa” âm mưu lật đổ chính phủ và lập chế độ phát xít .

    -Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động công nhân, các đảng phái đáng bại lực lượng phát xít .

    -Tháng 5-1935 Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít thành lập bao gồm Đảng công sản , Đảng xã hội và nhiều đảng phái khác .



    * Mặt trận nhân dân ở Tây ban Nha thành lập vào 2-1936

    [​IMG]

    Mặt trận Bình dân Pháp thắng cử

    Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập
    Loading...

Chia sẻ trang này