Lịch Sử 8-Bài 4 -PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC.

Thảo luận trong 'Lịch sử lớp 8' bắt đầu bởi tkt057, 4/8/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Sử 8-Bài 4 -PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC.

    I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỨA ĐẤU THẾ KỶ XIX

    [​IMG]

    Hình : Thợ mỏ than


    1.Phong trào đập phá máy móc và bãi công

    -Công nghiệp phát triển , giai cấp tư sản thu nhiều lợi nhuận , công nhân làm việc 14,16 giờ/ ngày,điều kiện ăn ở tồi tàn ,đàn bà trẻ em cũng làm việc nặng nhọc lương thấp.

    -Nên dẫn đến phong trào đập phá máy móc và bãi công.

    -Tiến bộ hơn, họ bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm, đoàn kết thành công đoàn.


    2 .Tóm tắt phong trào công nhân 1830- 1840

    Giai cấp công nhân đã lớn mạnh nên đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại GCTS:

    -1831 công nhân Liông( Pháp),đòi tăng lương giảm giờ làm, lập chế độ cộng hòa.,bị đàn áp.

    -1834 thợ tơ Li ông chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong 4 ngày.

    -1844 thợ dệt ở Sơ lê din Đức ,chống sự hà khắc của chủ xưởng ,bị đàn áp đẫm máu.

    -1836-1847 phong trào Hiến chương Anh ,đưa kiến nghị đòi bầu cử . đòi tăng lương , giảm giờ làm nhưng bị dập tắt


    [​IMG]
    Công nhân Anh đưa hiến chương đến Quốc hội.

    Mô tả: do bị áp bức , không có quyền chính trị , hàng triệu chữ ký vào bản kiến nghị. Tháng 2-1842, trên 20 công nhân khiêng chiếc hòm chứa trên 3 triệu chữ ký của công nh6an đưa đến Quốc hội đòi quyên phổ thông bầu cữ, tăng lương , giảm giờ làm…..

    Theo sau có hàng nghìn người đi bộ giương cờ , đi xe , cưỡi ngựa.

    Nhân dân hai bên đường vui mừng .

    Mang tính chất quần chúng .

    * Bước tiến trong quá trình đấu tranh của công nhân :

    - Đập phá máy móc, đốt công xưởng,

    -Tiến bộ hơn, công nhân bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm, đoàn kết thành công đoàn.

    - Đấu tranh chính trị trực tiếp chống lại giai cấp tư sản .

    - Phát triển cao hơn là phong trào Hiến chương Anh.



    Không thắng lợi do:

    -Tất cả thất bại do thiếu lý luận cách mạng và 1 tổ chức lãnh đạo.

    -Chưa có đường lối chính trị đúng đắn .

    -Nhưng đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng , chính vì vậy đã tạo thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác


    II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC


    1 Các Mác và Enghen

    - Các Mác sinh tại Đức , năm 1843 sang Pa ri tham gia phong trào CM Pháp.

    - F. Ang ghen sinh tại Đức năm 1820 sang Anh viết Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.

    -Hai ông quyết tâm chống giai cấp tư sản giải phóng công nhân.

    [​IMG]

    Hình Các Mác và F. Ang ghen

    2. Đồng minh những người Cộng sản và Tuyên ngôn của đảng cộng sản (2/1848):

    Trang bìa tuyên ngôn của Đảng cộng sản



    * Ra đời trong hòan cảnh : chủ nghĩa tư bản phát triển , giai cấp vô sản bị bóc lột , cuộc đấu tranh của vô sản bị thất bại , yêu cầu cấp thiết phải có một lý luận khoa học .

    * Nội dung :

    + Lời mở đầu : mục đích và nguyện vọng của người cộng sản .

    +Quy luật phát triển của xã hội lòai ngưới là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội :

    +GCVS là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

    +Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại.

    *Đây là văn kiện quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học .


    3. Phong trào công nhân từ năm 1848-1870. Quốc tế thứ nhất.

    a. Hoàn cảnh :

    -Công nhân cũng đã đoàn kết và trưởng thành trong đấu tranh .

    -23-6-1848 công nhân và nhân dân lao động Pa ri khởi nghĩa , bị đàn áp

    - Đức : công nhân và thợ thủ công nổi dậy chống phong kiến .


    b. Quốc tế thứ nhất :

    * Sự thành lập : 28-9-1864 Hội Liên Hiệp Lao động Quốc tế – Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn , Mác được cử vào ban lãnh đạo .

    *Hoạt động từ 1864-1870:

    -Quốc Tế thứ nhất truyền bá học thuyết Mác

    - Quốc Tế thứ nhất là trung tâm đòan kết , tổ chức lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế đấu tranh giành thắng lợi 1864- 1870 .


    * Vai trò của Mác :

    -Chuẩn bị tổ chức ,văn kiện , lãnh đạo đại hội , lập Quốc Tế thứ nhất .

    -Đứng đầu ban lãnh đạo , đưa quốc tế I chống tư tưởng sai lệch thông qua nghị quyết đúng đắn .

    * Vai trò của Quốc Tế thứ nhất :

    -Truyền bá học thuyết Mác .

    - Đấu tranh chống tư tưởng sai lệch

    -Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển .

    [​IMG]

    Quang cảnh buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất

    Mô tả: 28-9-1864, một cuộc mít tinh lớn tại Luân Đôn , gồm đại biểu công nhân Anh, Pháp , Đúc và của nhiều nước khác . Các Mác là là đại biểu công nhân Đức tham dự
    Loading...

Chia sẻ trang này