Lịch Sử 8 -Bài 6 -CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU XX

Thảo luận trong 'Lịch sử lớp 8' bắt đầu bởi tkt057, 4/8/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Sử 8 -Bài 6 -CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU XX

    [​IMG]

    Lược đồ chủ nghĩa tư bản ( thế kỷ XVI- 1914)

    I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC , MỸ .

    1. Đế quốc Anh

    * Kinh tế :

    -Năm 1870 dẫn đầu.

    -1913 xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:

    + Công nghiệp Anh phát triển sớm , kỹ thuật lạc hậu .

    + Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời ( có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới ,nguyên nhiên liệu , nhân công rẻ )

    -Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa .

    -Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chánh ra đời .

    * Chính trị :

    Anh là nước Quân Chủ lập Hiến (Đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ quyền lợi của tư sản .

    * Đối ngoại :

    - Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa .

    - Thuộc địa Anh : 33 triệu km2 – ¼ diện tích thế giới ; 400 triệu dân – ¼ dân số thế giới

    - Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn : thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ô x trây lia , An Độ , Ai Cập, Xu đăng , Nam Phi, Ca na đa …., nên gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” .

    [​IMG]

    Lược đồ hệ thống thuộc địa Anh.

    2. Đế quốc Pháp :


    * Kinh tế :

    -Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh , xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:

    +Pháp phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt 1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức .

    +Pháp nghèo tài nguyên,.

    +Tư sản xuất khẩu tư bản ,phần lớn cho Thổ , Nga ,Cận Đông , Trung Âu , Mỹ la tinh vay lấy lãi ….đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”

    - Các Công ty độc quyền ra đời trong điều kiện công nghiệp xuống hãng tư .

    -Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới

    * Chính trị:sau 4-9-1870 nền Cộng Hòa thứ ba : đàn áp nhân dân chạy đua vũ trang , xâm lược thuộc địa .

    * Đối ngoại :

    -Tăng cường xâm lược thuộc địa :hạng nhì thế giới , bằng 1/3 diện tích thuộc địa Anh

    - An giê ri, Tuy ni di, Ma rốc , Ma đa ga xca; Việt Nam , Lào , Cam pu chia …

    [​IMG]

    Lược đồ hệ thống thuộc địa Pháp


    3. Đế quốc Đức :

    * Kinh tế :

    -Công nghiệp Đức đứng đầu Châu Au , hạng nhì thế giới sau Mỹ do :

    +Thị trường dân tộc thống nhất .

    +Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp .

    + Có nhiều than đá , biết ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

    -Quá trình tập trung sản xuất và tư bản , hình thành công ty luyện kim, than đá chi phối nền kinh tế Đức .

    - Các công ty độc quyền của Đức ra đời trong điều kiện : kinh tế Đức phát triển nhan h , đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về công nghiệp.

    * Chính trị :

    -Thể chế liên bang , nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền .

    -Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa .

    -Giai cấp thống trị hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới nên chủ nghĩa đế quốc là“Chủ nghĩa quân phiệt , hiếu chiến”

    [​IMG]

    Lược đồ hệ thống thuộc địa Đúc


    4. Đế quốc Mỹ :

    * Kinh tế :

    -Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:

    +Tài nguyên thiên nhiên phong phú .

    +Thị trường trong nước mở rộng , thu hút nhân lực từ Châu Âu.

    +Ưng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất .

    +Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu .

    +Đất nước hòa bình lâu dài .


    - Các công ty độc quyền Mỹ hình thành khi kinh tế phát triển mạnh nhất trong các nước công nghiệp, vươn lên đứng nhất thế giới , năm 1894 công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và bằng nửa các nước Tây Âu gộp lại .

    - Công ty độc quyền khổng lồ xuất hiện :như vua dầu mỏ của Rốc phe lơ, vua thép Moóc gan ,vua xe hơi Hen ri Fo , họ đã lũng đoạn trong nước và quốc tế về kinh tế và chính trị , nên Mỹ là xứ sở của các “Vua công nghiệp”

    -Nông nghiệp với phương pháp canh tác hiện đại .

    * Chính trị :

    - Vai trò tổng thống do 2 đảng Dân Chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền.

    - Chính sách đối nội , đối ngoại phục vụ cho Giai cấp tư sản .

    - Mở rộng biên giới đến Thái Bình Dương .

    - Chiến tranh với Tây Ban Nha để giành thuộc địa Cuba và Phi líp pin.

    - Dùng sức mạnh của đô la để can thiệp vào Trung và Nam Mỹ .


    II. SỰ CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG Ở CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC .

    1.Sự hình thành các tổ chức độc quyền .

    - Điểm chung nổi bật trong đời sống kinh tế của Anh, Pháp , Đúc , Mỹ là sự hình thành các công ty độc quyền .

    -Các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa để đáp ứng nhu cầu về thị trường , nguyên liệu và nhân công .

    -Trước 1870 : tự do cạnh tranh .

    -Sau 1870: các tổ chức độc quyền ra đời .

    [​IMG]

    Hình : Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ (chữ trên hình mãng xà monopoly- độc quyền )

    Mô tả : con mãng xà khổng lồ , có đuôi rất dài quấn chặt và Nhà Trắng ( trụ sở chính quyền ), há to mồm đe dọa , nuốt sống người dân .Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc quyền Mỹ , cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống nhân dân.


    3.Tăng cường xâm lược thuộc địa , chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới .

    Bước sang giai đoạn đế quôc chủ nghĩa do nhu cầu nguyên nhiện liệu, thị trường , nhân công , nên các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa

    [​IMG]


    * Mâu thuẫn chủ yếu giữa đế quốc già Anh, Pháp với đế quốc trẻ Đức Mỹ :đế quốc già Anh , Pháp có kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển chậm hơn đế quốc trẻ “Đức ,Mỹ “ nhưng lại chiếm nhiều thuộc địa . Các đế quốc trẻ kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh nhưng lại có rất ít thuộc địa . Nên Mâu thuẫn giũa các đế quốc với nhau dẫn đến xu hướng chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới .

    [​IMG]

    Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỷ XX


    Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập
    Loading...

Chia sẻ trang này