Lịch Sử 8-Bài 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX , ĐẦU THẾ KỶ XX

Thảo luận trong 'Lịch sử lớp 8' bắt đầu bởi tkt057, 4/8/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Sử 8-Bài 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX , ĐẦU THẾ KỶ XX

    1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX :

    * Sau thất bại của Công xã Pa ri, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì :

    - Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa , giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng .

    - Mác và Ang ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân .

    - Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân .

    - Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao

    * Những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỷ XIX :

    - Bãi công của công nhân khuân vác Luân Đôn buộc chủ tăng lương 1899.

    - Công nhân Pháp thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội 1893 .

    - 1-5- 1886 hơn 350.000 công nhân đình công , đòi ngày làm 8 giờ ,đặc biệt là biểu tình của 40 vạn công nhân Si ca gô , tuy bị đàn áp, nhưng đã có 50.000 người được quyền làm việc 8 giờ ngày , từ năm 1889 ,ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động

    *Nhận xét về phong trào công nhân so với trước Công xã pa ri :phát triển rộng , hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước .

    [​IMG]

    Hình : Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1862


    2 Quốc tế thứ hai 1889-1914 .

    a.Hòan cảnh :

    -Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875 :Đảng cã hội dân chủ Đức ; 1879 Đảng Công nhân Pháp ; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành .)

    -Đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất, nên ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba xti , 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai

    b.Hoạt động từ 1889-1914

    -1889- 1895 : dưói sự lãnh đạo của Ang ghen , Quốc tế thứ hai đóng góp vào sự phát triển của công nhân thế giới .

    - 1895- 1914 : sau khi Ang ghen mất 1895 đã xa rời đường lối đấu tranh cách mạng , thỏa hiệp với tư sản , không tích cực chống chiến tranh đế quốc , đẩy quần chúng vào những cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế quốc nên Quốc tế thứ hai rã , trừ Đàng Công nhân xã hội dân chủ Nga với lãnh tụ là Lê nin .


    II. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CUỘC CÁCH MẠNG NGA 1905-1907

    1.Lê Nin và việc thành lập đảng vô sản liểu mới ở Nga.

    -Lê nin ( 1870-1924) tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác

    -1903 thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga

    * Nội dung Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga :

    -Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa .

    -Đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản thành lập chuyên chính vô sản .

    -Trước mắt là đánh đổ chế độ Nga Hòang thành lập nước Cộng hòa , thi hành nhữngcải cách dânchủ , giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .

    * Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới vì:

    -Vì Đảng triệt để đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân , mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để .

    -Vì Đảng chống chủ nghĩa cơ hội và tuân theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác .

    -Vì Đảng biết dựa vào nhân dân và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.


    2.Cách mạng Nga 1905-1907.

    +Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng Nga 1905-1907 .

    -Đầu thế kỷ XX nước Nga khủng hỏang .

    -Mâu thuẫn giai cấp gay gắt , nhân dân căm ghét chế độ Nga Hoàng thối nát.

    -Thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật làm cho kinh tế , chính trị xã hội khủng hoảng trầm trọng .


    + Diễn biến của Cách mạng Nga 1905-1907:

    [​IMG]


    Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga1905-1907 :


    + Đối với nước Nga :


    -Giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản .

    - Làm suy yếu chế độ Nga Hòang .

    -Là bước chuẩn bị cho cuộc CMXHCN sẽ diễn ra vào năm 1917


    + Đối với thế giới : ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phụ thuộc .

    [​IMG]

    Hình: thủy thủ tàu Pô tem kin
    Loading...

Chia sẻ trang này