Lịch Sử 9-Bài 15 :PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1919- 1925)

Thảo luận trong 'Lịch sử lớp 9' bắt đầu bởi SV2013, 6/8/15.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Sử 9-Bài 15 :PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1919- 1925)

    I .Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga và phong trào cách mạng thế giới :

    -Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga , phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở phương Tây có sự gắn bó mật thiết chống lại chủ nghĩa đế quốc.

    -Tháng 3-1919 Quốc tế Cộng Sản thành lập .

    -Các Đảng Cộng sản thành lập : Pháp ( 1920), Trung Quốc ( 1921).

    -Tạo điều kiện Chủ nghĩa Mác – Lê nin truyền bá vào Việt Nam .

    II.Phong trào dân tộc , dân chủ công khai ( 1919-1925) .

    Phát triển mạnh mẽ , sôi nổi .

    * Giai cấp tư sản dân tộc :

    - Giai cấp tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hóa , bài trừ ngoại hóa,đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kỳ của Pháp

    - Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi ;lập Đảng Lập hiến để đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng , và làm áp lực với Pháp .

    Mục tiêu :

    +Giành vị trí khá hơn về kinh tế .

    +Đòi các quyền tự do dân chủ

    * Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức :

    -Tập hợp trong tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa Đoàn , Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên .

    - Xuất bản báo tiến bộ : Chuông rè , An Nam trẻ , Người Nhà quê .

    - Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méc lanh tại Quảng Châu( 6-1924 ) ,của tổ chức Tâm tâm xã , không thành công nhưng đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước .

    - Đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu ( 1925 ) .

    - Để tang cụ Phan Châu Trinh (3-1926 ).

    Mục tiêu :chống cường quyền , áp bức , đòi tự do dân chủ .

    Tính chất : yêu nước , dân chủ .

    [​IMG]
    Đám tang cụ Phan Châu Trinh


    II. Phong trào công nhân ( 1919-1925).

    Đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ , tự phát , nhưng ý thức giai cấp đang phát triển làm cơ sở cho các tổ chức chính trị cao hơn về sau .

    Thí dụ :

    -Công nhân Sài gòn – Chợ Lớn bí mật lập Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu .

    -Công nhân viên chức của Pháp ở Bắc Kỳ –1922- đòi nghỉ làm ngày chủ nhật có trả lương

    -1924 bãi công ở Nam Định , Hà Nội , Hải Dương .

    -Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba son (cảng Sài gòn ) ngăn tàu chiến tham gia đàn áp cách mạng Trung Quốc ( 8-1925) -đánh dấu bước tiến mới trong phong trào công nhân là bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị.



    Việt Nam nghĩa đoàn là tổ chức của một nhóm 17 người mà nồng cốt là những sinh viên yêu nước của trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội (trong đó có Tôn Quang Phiệt, Phạm Thiều, Đặng Thai Mai, Nguyễn Quốc Túy…) được thành lập vào ngày mồng Một tết Nguyên đán (tức 25-1-1925) sau một cuộc họp tại nhà số 4 đường Giôrêghiberi (tức phố Quang Trung Hà Nội hiện nay). Tuy Việt Nam Nghĩa đoàn có đưa ra một chương trình sơ lược và 10 lời thề, nhưng nó tồn tại không được bao lâu, một số thành viên rời bỏ tổ chức, những phần tử trung kiên do Tôn Quang Phiệt đứng đầu tiếp tục hoạt động rồi kết hợp với nhóm các chính trị phạm ở Trung Kỳ để thành lập tổ chức Phục Việt.

    HỘI PHỤC VIỆT:

    Tổ chức yêu nước do nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và một số chính trị phạm (Giải Huân, Tú Kiên) thành lập ngày 14.7.1925 tại cuộc họp ở núi Quyết (Nghệ An) nhằm khôi phục độc lập cho đất nước. Chưa có tôn chỉ và chương trình hành động cách mạng rõ ràng. Cuối 1925, nhóm Tôn Quang Phiệt ở Bắc Kỳ rải truyền đơn kêu gọi bạo động. Bị đàn áp, phải đổi tên thành Hội Hưng Nam.


    "CHUÔNG RÈ" :

    ("La Cloche Félée"), tuần báo tiếng Pháp do Nguyễn An Ninh sáng lập, số 1 ra 10.12.1923 tại Sài Gòn. Lúc đầu chỉ 2 trang, từ số 3 ra 4 trang. Báo đăng tin và bình luận các sự kiện chính trị trong nước, công kích chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Pháp, nói lên khát vọng độc lập, tự do của người Việt Nam. Được bạn đọc nhất là trí thức tiến bộ hoan nghênh cổ vũ. Sau khi ra được 19 số, ngày 14.7.1924, báo tạm ngừng vì khó khăn tài chính và bị chính quyền thực dân gây áp lực, hăm doạ chủ nhà in. Ngày 26.11.1925, xuất bản lại dưới sự điều hành của luật sư Phan Văn Trường từ Pháp về, mỗi tuần ra 2 kì, đăng một loạt bài phê phán chính sách của thực dân Pháp và toàn quyền Đông Dương. Từ số 53 đến số 60 (29.3 - 26.4.1926), báo đăng "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản" của Mac và Enghen. Sau số 62, ngày 6.5.1926, hoạt động trở lại với tên mới "L' Annam"


    Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập
    Loading...

Chia sẻ trang này