lịch sử cận đại

Thảo luận trong 'Kiến thức lịch sử' bắt đầu bởi thaolovely, 11/3/13.

Loading...
  1. thaolovely

    thaolovely Thành viên BQT

    Giai đoạn trước thế chiến thứ nhất
    Biên niên
    • 1858: Quân Pháp đánh vào Đà Nẵng
    • 1859: Quân Pháp đánh vào Cần Giờ, phá thành Gia Định, Nguyễn Tri Phương xây đại đồn Chí Hòa.
    • 1861: Đồn Chí Hòa thất thủ
    • 1862: Quân Pháp đánh Mỹ Tho, Biên Hòa. Hiệp ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường).Các cuộc kháng chiến của Trương Định, Võ Duy Dương. Triều đình cử phái đoàn đi chuộc đất
    • 1867: Quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử. Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân. Những đề nghị canh tân.
    • 1873: Pháp đánh chiếm Hà Nội. J.Dupuis và F.Garnier. Nguyễn Tri Phương tử tiết F.Garnier bị giết ở Cầu Giấy, Hòa ước Giáp Tuất 1874.
    • 1882: Henri Rivièra chiếm Hà Nội. Hoàng Diệu tử tiết. H.Rivière bị giết ở Cầu Giấy
    • 1883: Quân Pháo tấn công Thuận An. Vua Tự Đức mất
    • 1884: Hiệp ước Giáp thân. Vua Hàm Nghi xuất bôn.
    I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
    A. Nam kỳ bị rơi vào tay thực dân Pháp
    1. Giai đoạn ban đầu của cuộc xâm lược
    Trước khi cho quân đi đánh phá Đà Nẵng vào năm 1858, nước Pháp đã là một đế quốc hùng mạnh có nhiều thuộc địa rải rác ở nhiều nơi, ở châu Mỹ có Martinique, Dominique..., ở châu Phi có Sénégal, Saint Louis, Tahiti, Algérie... Còn ở châu á thì chỉ mới lấy được một số thành phố hải cảng và Calédonie.
    Sau khi lấy Calédonie vào năm 1853, Pháp thực sự tiến hành cuộc xâm chiếm Việt Nam.
    Vào ngày 31/8/1858, lấy cớ phản đối chính sách cấm đạo của triều đình Huế, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng bắn phá hải cảng Đà Nẵng để tiến tới tấn công kinh thành Phú Xuân. Quân triều đình chống trả kịch liệt, làm cho Đô đốc của quân Pháp là Rigault de Genouilly thay đổi kế hoạch, đưa quân vào đánh cửa Cần Giờ. Quân Pháp triệt hạ lần lượt 2 đồn từ Cần Giờ đến Gia Định, và ngày 17/2/1859 thì công phá thành Gia Định. Quân Nguyễn bị thua to, quan Đốc thần Vũ Ninh Duy và án sát Lê Từ tự vẫn, quân lính tháo chạy. Gia Định thất thủ. trong dịp này quân Pháp cho mìn giật sập thành Gia Định.
    Nguyễn Tri Phương được triều đình cử vào phụ trách mặt trận này. ông cho đắp đại đồn Chí Hòa dài 3000m, ngang 1000m, cao 3m5 để chống giữ với quân Pháp. Trong thời gian này, phía Pháp có sự thay đổi. Đô đốc Charner sang thay R. de Genouilly chỉ huy toán quân viễn chinh.
    2. Mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
    Ngày 23/2/1861, quân Pháp công phá đại đồn Chí Hòa, gặp sự kháng cự quyết liệt của quân Nguyễn. Sau hai ngày chiến sự ác liệt, quân Nguyễn bị tổn thất nặng. Nguyễn Tri Phương bị thương, còn em là Nguyễn Duy thì tử trận. Quân Nguyễn phải bỏ đại đồn Chí Hòa, rút về Biên Hòa.
    Sau khi phá được đại đồn Chí Hòa, quân Pháp chiếm đánh lấy Định Tường (Mỹ Tho), đặt đồn lũy khắp nơi để kiểm soát. Tướng Bonnard sang thay Charner, triển khai việc đánh chiếm Biên Hòa (1861) và Vĩnh Long (1862). Triều đình Huế cử phái bộ do Phan Thanh Giản cầm đầu vào nghị hòa cùng Bonnard và ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhường ba tỉnh miền Đông cho Pháp.
    3. Bước đầu của phong trào chống Pháp
    Trong khi triều đình Huế nhường từng bước trước quân Pháp và sau đó là cắt đất cho Pháp thì phong trào chống Pháp nổi dậy mạnh mẽ trong dân chúng. tiêu biểu của buổi khởi đầu chống Pháp là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và Võ Duy Dương.
    Trương Đ5inh (1820-1864) làm Phó lãnh binh tại Gia Định. Năm 1861, sau thất bại của quân Nguyễn ở đại đồn Chí Hòa, Trương Định kéo quân về Gò Công, xây dựng căn cứ, quy tập những người yêu nước cùng đứng lên chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trước khi Triều đình Huế chịu ký nhường ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Từ Gò Công, phong trào chống Pháp lan rộng ra khắp nơi. Nghĩa quân đánh phá quân Pháp tại Mỹ Tho, Biên Hòa, Tân An, Cần Giuộc, Chợ Lớn. Quân Pháp không tiêu diệt được, nhưng sau đó nhờ mua chuộc Việt gian, tìm ra được bản doanh của Trương Định tại làng Kiểng Phước (Gò Công), quân Pháp vây đánh quyết liệt. Trong khi chống trả, Trương Định bị bắn gãy xương sống và hy sinh (1864).
    Phong trào chống Pháp không vì thế mà dừng lại, tiếp theo Trương Định là các cuộc khởi nghĩa khác, tiêu biểu nhất là của Võ Duy Dương (? - 1886).
    Địa bàn hoạt động của Võ Duy Dương là ở Đồng Tháp Mười. Ông đã từng tham gia phong trào khởi nghĩa của Trương Định, được phong chức Thiên hộ, nên thường được gọi là Thiên hộ Dương. Sau khi Trương Định hy sinh, Thiên hộ Dương ra lập căn cứ ở Bằng Lăng, đặt Tổng hành dinh trong vùng đầm lầy Đồng Tháp Mười, dùng chiến thuật du kích để đánh quân Pháp. Chiến thuật này đã làm đảo điên quân Pháp. Chính quân của Võ Duy Dương đã có sáng kiến dùng ong vò vẽ chống lại những trận càn của địch. Quân Pháp cho quân lính đi tiễu trừ mấy phen không được, cuối cùng phải huy động đại quân tấn công bản doanh Tháp Mười. Võ Duy Dương phải chạy về Vàm Cỏ Tây rồi bị bệnh thương hàn và hy sinh tại đây.
    4. Mất ba tỉnh miền Tây
    Trong khi nhân dân miền Đông đứng lên chống Pháp thì triều đình Huế cũng muốn đòi lại ba tỉnh đã mất, bèn cử một phái bộ do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, Phạm Phú Thứ làm phó sứ sang Pháp xin chuộc. Việc thương thuyết chưa ngã ngũ thì quân Pháp tiến hành cuộc đánh chiếm ba tỉnh miền Tây (6.1867). Phan Thanh Giản lúc ấy đã trở về sau chuyến đi sứ không kết quả, đang làm Kinh lược sứ ở đấy. Nghĩ rằng quân Nguyễn không thể nào chống nổi với quân xâm lược, Phan Thanh Giản dâng thành cho đối phương rồi uống thuốc độc tự tử. từ đấy Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp.
    5. Phong trào chống Pháp ở miền Tây
    Sau khi mất ba tỉnh miền Tây, quân triều đình rút khỏi Nam Kỳ, chiến trường ở đây chỉ còn có nhân dân và quân Pháp. Tiếp bước theo miền Đông, nhân dân miền Tây đứng lên chống Pháp mà điển hình là các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực và Thủ Khoa Huân.
    Nguyễn Trung Trực (1838-1868) vốn ở trong hàng ngũ của Trương Định ngay từ buổi đầu tiên. Ông đã tài ba, mưu trí chỉ huy đánh đắm chiếc tàu Espérance của thủy quân Pháp trên sông Vàm Cỏ vào năm 1861. Sau đó ông được triều đình cử về làm Thành thủ úy Hà Tiên. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, ông được lệnh của triều đình Huế ra trấn nhậm Phú Yên, nhưng Nguyễn Trung Trực không tuân lệnh, ở lại mở mặt trận chống Pháp, lập căn cứ ở Hòn Chông. Tháng 6.1868, ông tiến quân chiếm được Rạch Giá nhưng không giữ được lâu, phải chạy ra đảo Phú Quốc. Trước sức mạng ngày càng lớn của nghĩa quân, quân Pháp bèn bắt giam mẹ của Nguyễn Trung Trực để buộc ông phải ra hàng. Vì hiếu, Nguyễn Trung Trực ra nộp mình và bị hành quyết (1868).
    Địa bàn hoạt động chính của Thủ Khoa Huân (tên thật là Nguyễn Hữu Huân 1830-1875) là ở An Giang. Thủ Khoa Huân vốn đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Trương Định và của Thiên Hộ Dương. Vào năm 1863, ông bị quan tỉnh An Giang bắt nộp cho quân Pháp. Ông bị Pháp đày đi Nam Mỹ nhưng đến năm 1870 lại được đưa về lại Sài Gòn. Thủ Khoa Huân lại trốn về An Giang, lập căn cứ chống Pháp. Đến năm 1875, Thủ Khoa Huân bị quân Pháp bắt đưa về hành quyết tại quê nhà (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang- 1875).
    B. Pháp chiếm Bắc Kỳ
    Từ sau khi mất Nam Kỳ, có nhiều nhà nho tâm huyết, muốn canh tân xứ sở để theo kịp với thời đại. Họ đề nghị những biện pháp cách tân cùng vua Tự Đức và triều đình Huế. Một số quan lại khuyên vua hủy bỏ chính sách bế quan tỏa cảng, mở cửa đón thuyền buôn nước ngoài, nhưng phương án này không được chấp thuận.
    Nổi bật nhất trong các đề nghị cách tân có đề nghị của Nguyễn Trường Tộ (1828-1871). Trong suốt 9 năm liền từ 1863 đến 1871 Nguyễn Trường Tộ dâng lên vua Tự Đức rất nhiều bản điều trần, kiến nghị cách tân về mọi lãnh vực để kịp thời đối phó với tình thế nhưng không được triều thần chấp nhận.
    Trong khi Triều đình Huế chưa quyết được một biện pháp cứu nước hữu hiệu, thì quân Pháp thực hiện việc đánh chiếm Bắc kỳ.
    1. Nước Pháp và chính sách bành trướng
    Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 19, nước Pháp bị thua trận trước nước Phổ và bước vào nền Đệ Tam Cộng Hòa. Vì thất trận nên nước Pháp phải trả chiến phí cho Phổ. Để đền bù lại lỗ hổng thâm thủng ngân sách, Pháp triển khai mạnh mẽ chính sách thực dân của mình bởi vì kiếm được thuộc địa là tạo nên được thị trường ngoài biên giới. Thị trường Châu Âu thì như J. Ferry, Thủ tướng của Pháp tuyên bố là: "mức tiêu thụ đã cạn kiệt. Cần phải tìm nguồn tiêu thụ mới tại chỗ khác trên thế giới... Chính sách thực dân là con đẻ của chính sách công nghiệp" (J. Ferry, Le Tonkin et la mère-patrie, P. 1890, p. 40-42).
    Bắc Kỳ với dân số đông đúc lại nằm kề thị trường Trung Quốc đáp ứng được nhu cầu cần nhân công rẻ, cần thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Pháp. Thêm nữa chính những khả năng kinh tế tự có của Bắc Kỳ cũng được thực dân Pháp đánh giá cao. Dưới mắt họ, có những hai Bắc Kỳ: "Bắc Kỳ lúa gạo" ám chỉ những vùng đồng ruộng, và "Bắc Kỳ mỏ" là những vùng có khoáng sản quý giá như mỏ than đá, mỏ bạc, mỏ vàng... Chiếm được Bắc Kỳ là mục tiêu của nền Đệ Tam Cộng Hòa Pháp.
    2. Pháp mở cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873)
    Một lái buôn người Pháp là Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa) tạo cớ để Pháp can thiệp vào Bắc Kỳ. J. Dupuis làm lái buôn tại Trung Quốc, đã không xin phép nhà cầm quyền Việt Nam, tự tiện vận chuyển muối theo sông Hồng để sang Vân Nam. Quân nhà Nguyễn ngăn trở không cho đi, J. Dupuis liền bắt quan phòng thành Hà Nội và quan huyện Thọ Xương xuống thuyền giam lại. Phía quân Nguyễn cũng bắt một số khách buôn của J. Dupuis. Triều đình Huế thông báo cho Thống đốc Nam Kỳ là Dupré và yêu cầu giải quyết. Dupré phái Trung úy hải quân Francis Garnier lấy cớ giải quyết chuyện J. Dupuis, đem lính và một hạm đội nhỏ ra Bắc Kỳ. Ra đến Bắc, F. Garnier đòi Nguyễn Tri Phương, đang công cán tại đấy, phải khai phóng sông Hồng. Nguyễn Tri Phương không đồng ý với yêu sách ấy, cương quyết đòi J. Dupuis phải rời khỏi sông Hồng.
    Ngày 19.11.1873 F. Garnier bất thần cho nã súng tấn công thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương cùng con là Phò mã Nguyễn Lâm ra sức chỉ huy quân lính chống cự. Nhưng chỉ non một giờ thì thành Hà Nội bị vỡ. Phò mã Nguyễn Lâm tử trận, Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Quân Pháp bắt được ông và chiêu dụ nhưng Nguyễn Tri Phương không chịu để cho quân Pháp săn sóc vết thương, nhịn ăn mà chết.
    3. F. Garnier bị giết ở Cầu Giấy - Hòa ước Giáp Tuất 1874
    F. Garnier chiếm được thành Hà Nội nhưng lực lượng quân sự của Triều đình vẫn còn, do Hoàng Tá Viêm cầm đầu. Quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc vây Hà Nội. F. Garnier phải đem quân đi đánh thì bị phục kích giết chết tại Cầu Giấy.
    Trước cái chết của F. Garnier, phía Pháp đồng ý nghị hòa Nguyễn Văn Tường thay mặt cho Triều đình Huế ký hiệp ước Giáp Tuất (1874), công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Pháp đồng ý trả lại Hà Nội và các tỉnh đã bị chiếm ở Bắc Kỳ. Một điểm mơ hồ trong hòa ước này là một mặt Pháp công nhận sự độc lập của Việt Nam đối với các nước khác (điều 2) nhưng đồng thời lại đòi chính sách ngoại giao của Việt Nam phải thích ứng với chính sách ngoại giao của Pháp (điều 3). Thật sự ra, thời điểm này, nước Pháp vừa mới thoát ra khỏi cuộc chiến Pháp-Phổ, không phải là thời cơ thuận lợi cho một cuộc viễn chinh lâu dài. Vì thế Pháp đồng ý hòa giải nhưng vẫn giữ cho mình một vài cớ cho các cuộc can thiệp về sau này.
    4. Pháp mở cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai
    Nền Đệ Tam Cộng Hòa Pháp vượt qua những thời điểm khó khăn của những năm 70, đến thập kỷ 80 thì đã phục hồi được nền kinh tế cũng như ổn định chính trị. Các nhà lãnh đạo như J. Ferry. Léon Gambetta, Charles Freycinet không chỉ là những người theo chủ nghĩa thực dân mà còn là những lý thuyết gia về chủ nghĩa này. Nền tư bản tài chính của Pháp phát triển mạnh mẽ. Pháp trở thành chủ nợ của Châu Âu. Trong khi ấy, Triều đình Huế bỏ ngoài tai tất cả điều trần cách tân đất nước và cũng không thi hành một biện pháp nào nhằm chặn đứng cuộc xâm lược của Pháp.
    Ngày 26.3.1882 Henri Rivière đem hai pháo thuyền cùng nhiều tàu chiến ra đóng gần Hà Nội rồi đến sáng ngày 25.4, H. Rivière gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, đòi phải nộp thành. Hoàng Diệu không đầu hàng. Quân Pháp công phá thành kịch liệt. Một kho cháy. Quân Việt tan vỡ. Hoàng Diệu viết biểu tạ tội với vua rồi thắt cổ tự tử.
    Sau khi chiếm được Hà Nội, H. Rivière cho quân tiếp tục đi chiếm các tỉnh Hòn Gai, Cẩm Phả (tức là một phần của "Bắc Kỳ mỏ") và Nam Định. Vua Tự Đức kêu cứu với nhà Thanh. Khoảng 10.000 quân Trung Hoa từ Lưỡng Quảng được điều động đến biên giới. Thấy vậy, Toàn quyền Pháp tại Nam Kỳ gửi thêm quân cho H. Rivière.
    5. H. Rivière bị giết ở Cầu Giấy - Hiệp ước Quý Mùi (1883) - Hiệp ước Giáp Thân
    Nhận được tin quân Thanh can thiệp, H. Rivière trở về lại Hà Nội. Quân Triều đình của Hoàng Tá Viêm phối hợp cùng toán quân ở Bắc Ninh vây thành Hà Nội. H. Rivière đem quân chủ lực định vược Cầu Giấy phá vòng vây nhưng bị pháo nã chận lại. Quân Việt xung phong lên cầu giết chết được H. Rivière (19.5.1883).
    Cái chết của H. Rivière không làm chùn bước xâm lăng của thực dân Pháp, mà trái lại, J. Ferry giương cao ngọn cờ trả thù cho H. Rivière và được Quốc hội Pháp phê chuẩn một ngân sách lớn cho việc đánh chiếm Bắc Kỳ.
    Trong khi mọi việc chưa ngã ngũ thì vua Tự Đức mất (7.1883). Triều thân chia rẽ nhau, một bên là phe chủ chiến, một bên là phe chủ hòa. Chỉ trong vài tháng mà có đến ba lần thay vau. Triều đình không biết đến những thắng lợi mà quân dân đạt được ở Bắc Kỳ.
    Lợi dụng tình hình ấy, quân Pháp do Đô đốc Courbet cầm đầu, tiến vào đánh Đà Nẵng và tấn công cửa Thuận An. Ngày 18.8.1883, quân pháp gửi tối hậu thư cho vua Hiệp Hòa đồng thời công phá thành đồn Thuận Hải. Đồn vỡ, các quan giữ thành kẻ tử trận, kẻ tự tử chết. Vua Hiệp Hòa cho người đi gặp quân Pháp xin nghị hòa và chấp nhận những điều kiện của quân Pháp. Hiệp ước Quý Mùi được ký kết vào ngày 25.8.1883 thừa nhận quyền bảo vệ của nước Pháp trên đất Việt Nam.
    Trong Triều đình, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế vua Hiệp Hòa đi và tuyên bố phủ nhận giá trị của hiệp ước Quý Mùi 1883.
    Ngay sau khi hiệp ước được ký kết, phong trào chống Pháp nổi lên mạnh mẽ ở Bắc Kỳ. Các tướng của Triều đình như Hoàng Tá Viêm, Trương Quan Đản không chấp nhận việc đầu hàng, liên tiếp tấn công các đồn trại của Pháp ở Bắc Kỳ. Chiến sự xảy ra ác liệt với sự hỗ trợ của quân đội chính quy Trung Hoa.
    J. Ferry lại xin thêm được chiến phí, gửi thêm quân lính tăng viện cho Courbet. Courbet tiến đánh hạ thành Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang. Hoàng Tá Viêm thất trận phải theo đường thượng đạo trở về Huế. Triều đình Huế một lần nữa phải ký hiệp ước. Đó là hiệp ước cuối cùng, vẫn thường được gọi là hiệp ước Giáp Thân (1884), công nhận sự đô hộ của Pháp, chia Việt Nam làm ba phần. Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc Kỳ nửa thuộc địa còn Trung Kỳ là đất bảo hộ.
    Từ đấy nổ bùng cuộc chiến kiên cường của dân Việt Nam để giành lại độc lập.
    II. Bộ máy cai trị của thực dân Pháp
    1. Tổ chức chính trị, hành chính
    Công việc đầu tiên của thực dân Pháp sau khi chiếm được Việt Nam là áp đặt trên thuộc địa mới này một hệ thống hành chính có khả năng thực hiện các chính sách, chủ trương của mình.
    áp dụng chính sách chia để trị, thực dân Pháp phân Việt Nam ra làm ba miền. Trung Kỳ, nơi triều đình Huế vẫn còn tồn tại, đổi tên thành An Nam, một danh xưng mà chính quyền đô hộ Trung Quốc đã đặt cho Việt Nam; hai miền Bắc Kỳ và Nam Kỳ vẫn giữ tên cũ. Mỗi miền có một viên thống sứ đứng đầu và đều phụ thuộc trực tiếp vào cái gọi là Đông Dương thuộc Pháp. Đông Dương thuộc Pháp bao gồm cả Lào và Cambodge và đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương. Giúp việc cho Toàn quyền Đông Dương là một Hội đồng Tối cao gồm các Thống sứ và các giám đốc các cơ quan quan trọng.
    Triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là hình thức. Khâm sứ Pháp chủ tọa cả Nội các nhà Nguyễn, còn các bộ đều có một cố vấn người Pháp chỉ huy. Khâm sứ Pháp còn chủ tọa ngay cả các hội đồng hoàng tộc.
    2. Hệ thống giáo dục và văn hóa
    Chính sách giáo dục - văn hóa của thực dân Pháp không chú ý đến việc nâng cao dân trí mà chủ yếu đào tạo ra một hàng ngũ người Việt có thể giúp việc đắc lực cho công cuộc bình định và cai trị. Chữ Quốc ngữ đã được dùng tại Nam Kỳ từ năm 1862 và lần lần lan tràn ra cả nước. Đến năm 1896, chính quyền thực dân Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào các cuộc thi tuyển quan lại. Năm 1903 đến lược môn Pháp văn được đưa vào. Các cuộc thi hương truyền thống bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 19 (năm 1915 ở Bắc Kỳ, năm 1918 ở Trung Kỳ). Thay thế vào đó là một nền giáo dục gọi là Pháp - Việt được lập ra. Tiếng Pháp thành chuyển ngữ chính. Chương trình học lần lần xa rời văn hóa truyền thống Việt Nam mà lại chú trọng văn học Pháp. Trước đây, dưới thời nhà Nguyễn, các xã, làng đều có trường học. Đến nay, khi hủy bỏ việc học chữ Hán thì mặc nhiên hệ thống trường làng không còn nữa. Công việc giáo dục chỉ tập trung tại các đô thị lớn. Năm 1908 một trường Đại học được thành lập, còn trong cả nước thì chỉ có ba trường trung học. Ngoài ra, để phục vụ cho bộ máy cai trị, thực dân lập ra các cơ quan nghiên cứu như trường Viễn Đông Bác Cổ (Ecole Francaised'Extrême-Orient) sở Địa chất, sở Địa lý, sở Kiểm lâm... Người Việt không được làm việc trong các cơ sở này.
    Chữ Quốc ngữ lần lần chiếm vị trí quan trọng. Báo chí và sách vở bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện làm truyền bá càng nhanh cách viết này. Và cả phong trào chống Pháp cũng dùng chữ này để truyền bá tư tưởng độc lập tự chủ trong dân chúng.
    3. Đợt khai thác lần thứ nhất
    Trung thành với chủ trương biến thuộc địa thành nguồn cung cấp tài nguyên cho nền công nghiệp của mình và đồng thời là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của nền công nghiệp đó, thực dân Pháp chú trọng đến việc cho xuất khẩu những sản phẩm thô như cao su, quặng mỏ đồng thời nhập những hàng hóa của Pháp. Một hệ thống quan thuế được thành lập để chặn nguồn nhập của các nước khác, giành độc quyền thị trường cho các sản phẩm của mẫu quốc. Các công ty của Pháp được hưởng ưu tiên, đóng thuế rất nhẹ, có khi được miễn thuế.
    Đầu thế kỷ XX, than đá ở Quảng Yên cũng như các thứ quặng khác như vàng, antimoine đều được xuất sang Pháp. Công nghệ tại chỗ không được chú ý. Chỉ một số rất ít được thành lập như các hãng xay xát lúa tại Nam Kỳ, một vài hãng dệt ở Bắc Kỳ. Công ty điện nước được thành lập vào năm 1990, rồi sau đó là các công ty khác ra đời như công ty xi măng Hải Phòng, nhà máy giấy Đáp Cầu, nhà máy thuốc lá Hà Nội. Tất cả những cơ sở sản xuất trên đều thuộc hạng nhỏ còn lợi nhuận có được đều được chuyển về Pháp.
    Trong lĩnh vực công nghiệp, chính quyền thuộc địa dành các đất mầu mỡ cho các Pháp kiều hoặc các công ty. Từ năm 1897 đến 1913 các Pháp kiều và các công ty chiếm được 470.000 hecta đất. Tuy thế, kỹ thuật khai thác ruộng đất không được đổi mới. Con trâu và cái cày cùng sức người vẫn là những công cụ sản xuất trên những cánh đồng mà chủ nhân ông là Pháp kiều.
    Về phương diện thương mãi, hàng hóa của Pháp ngự trị thị trường vì được miễn thuế nhập. Hàng hóa Việt Nam xuất thì phải bán với giá hạ. Tất cả lợi nhuận của nền ngoại thương đều lọt vào một vài công ty như U.C.I.A., Denis Frère...
    Dù sao, trên phương diện giao thông, thực dân Pháp cũng chú ý xây dựng một hệ thống giao thông nhanh hơn, lập đường xe lửa nối liền nhiều tỉnh lại với nhau như Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Vinh, Huế - Đà Nẵng, Sài Gòn - Nha Trang... Ngoài ra tại Nam Kỳ hệ thống kênh rạch cũng được tu bổ lại. Mạng lưới giao thông có được một bộ mặt mới.
    III. Phong trào yêu nước
    1. Phong trào Cần Vương
    Hòa ước Giáp Thân 1884 mở đầu một giai đoạn rối loạn cho Triều đình Huế. Sau khi vua Hiệp Hòa bị lật đổ rồi bị giết chết, Kiến Phúc lên thay nhưng chỉ sáu tháng lại chết. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa Ưng Lịch, mới 13 tuổi lên làm vua, tức là vua Hàm Nghi.
    Mâu thuẫn ngoại giao giữa Triều đình Huế và phía Pháp nổ ra khi Toàn quyền De Courcy đòi làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi và đòi phải được cùng đoàn tùy tùng đi qua cổng chính là cổng chỉ dành riêng cho các vua Nguyễn (7.1885). Triều đình Huế không chấp nhận và cho quân tấn công vào tòa Khâm sứ, trại lính Pháp ở Huế. Cuộc tấn công thất bại. Vua Hàm nghi phải xuất bôn. Tôn Thất Thuyết đưa vua ra Quảng Trị rồi đến Nghệ An và đóng bản doanh tại đấy. Từ bản doanh, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân khắp nơi nổi lên chống Pháp. Thực dân Pháp đưa quân đi càn quét núi rừng Quảng Bình, Nghệ An hòng bắt vua cho được. Đồng thời, tại Huế, thực dân Pháp đưa Đồng Khánh lên làm vua. Đồng Khánh phải thân hành sang Khâm sứ Pháp để làm lễ thụ phong.
    Đến tháng 11.1886 quân Pháp mua chuộc được Trương Quang Ngọc, chỉ đạo đội quân người Mường có nhiệm vụ bảo vệ vua. Trương Quang Ngọc bắt vua dâng cho Pháp. Vua bị thực dân Pháp bắt đi đày ở Algérie.
    Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi được sự hưởng ứng mạnh mẽ khắp nơi, nhất là trong giới sĩ phu và ngay cả sau khi vua đã bị bắt đi đày rồi.
    ở Trung Kỳ, tiêu biểu cho phong trào Cần Vương là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng (1860-1887). Vốn là người thi đậu cử nhân, Mai Xuân Thưởng quy tụ được nhiều nhà nho tên tuổi ở Quảng Ngãi, Bình Định. Họ cùng nhau lập căn cứ ở Bình Định. Nghĩa quân của Mai Xuân Thưởng chống chọi của quân Pháp trong ba năm ròng. Quân Pháp nhiều lần viết thư dụ hàng nhưng đều bị ông từ chối. Cuối cùng quân Pháp điều Trần Bá Lộc, một kẻ cộng tác đắc lực với Pháp, từ Nam Kỳ ra đương đầu cùng nghĩa quân khởi nghĩa. Sau nhiều lần giao tranh đều thất bại, Trần Bá Lộc đành dùng lại biện pháp mà quân Pháp đã dùng với Nguyễn Trung Trực: cho bắt mẹ của Mai Xuân Thưởng để buộc ông phải ra hàng. Mai Xuân Thưởng ra nộp mình để cứu mẹ. Ông không chấp nhận việc quy hàng và bị đưa ra hành quyết tại quê nhà (Bình Định).
    Một cuộc nổi dậy hưởng ứng chiếu Cần Vương tại Thanh Hóa là của Đinh Công Tráng (?-1887).Đinh Công Tráng nguyên là tùy tướng của Hoàng Tá Viêm. Khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông cùng các nho sĩ nổi tiếng như Đốc học Phạm Bành, Tiến sĩ Tống Duy Tân... xây dựng căn cứ địa Ba Đình tại Thanh Hóa. Nghĩa quân thường đi đánh phá các đồn bót của quân Pháp. Sau ba năm chiến đấu, căn cứ của nghĩa quân bị quân Pháp phá được. Trên đường rút lên núi, Đinh Công Tráng bị tử thương.
    ở Hà Tĩnh, cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1847-1895) và Cao Thắng (1864-1893) cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc. Phan Đình Phùng đã n bái yết vua Hàm Nghi sau khi vua xuất bôn và nhận nhiệm vụ lãnh đạo phong trào Cần Vương tại Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông xây dựng đồn trại, lập xưởng công binh chế tạo vũ khí. Quân Pháp với sự giúp sức đắc lực của Hoàng Cao Khải, nhiều lần dụ ông ra hàng nhưng không được bèn cho quật mồ tổ tiên ông. Cuộc chiến đấu của Phan Đình Phùng kéo dài đến hơn 10 năm. Trong một lần bị bao vây, ông bị bệnh kiết l?và chết.
    Quân Pháp lại phải đối phó với phong trào Cần Vương ở Bắc Kỳ. Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926) lập chiến khu ở Bãi Sậy, dùng chiến thuật du kích tấn công tiêu diệt các toán quân tuần tiễu, các đồn bót của Pháp. QUân Pháp bị thiệt hại nhiều trận nặng nề, dồn lực lượng càn quét nhiều lần không được, đành phải đưa Hoàng Cao Khải ra trấn áp và dụ hàng. Lực lượng nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Nguyễn Thiện Thuật giao quyền chỉ huy lại cho em, lên đường sang Trung Quốc tìm Tôn Thất Thuyết để bàn cách phục hưng. Nhưng việc không thành. ông đành nương náu tại đấy.
    Một cuộc khởi nghĩa lừng lẫy khác là tại Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy (1858-1913) chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa này làm tiêu hao lực lượng của quân Pháp, không để chúng yên ổn áp dụng chính sách cai trị của mình tại Bắc Ninh, Thái Nguyên. Quân Pháp phải ra sức đàn áp đến năm 1913 mới diệt được.
    2. Phong trào yêu nước vào đầu thế kỷ 20
    Qua đầu thế kỷ 20, phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam không còn mang thuần màu sắc quân sự nữa. Các cuộc đấu tranh chính trị bắt đầu xuất hiện mà điển hình là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu cầm đầu.
    Là một nho sĩ nổi tiếng, Phan Bội Châu tập hợp lại các sĩ phu của phong trào Cần Vương sau khi phong trào này thất bại và thành lập một tổ chức mới là phong trào Duy Tân. Phong trào Duy T ân chủ trương đưa người ra nước ngoài mà cụ thể là nước Nhật để học hỏi những tiến bộ của thời đại, chuẩn bị cho lực lượng về sau. Kỳ Ngoại hầu Cường Để được đưa sang Nhật để móc nối trước với nhà cầm quyền Nhật Bản. Vào năm 1908, 200 thanh niên được gửi sang đấy. Nhưng Nhật không sẵn lòng giúp. Phan Bội Châu và Cường Để phải sang trốn tránh ở Trung Quốc.
    ở trong nước, các sĩ phu chuyển hướng khác. Dưới sự chỉ đạo của Lương Văn Can, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập với mục đích truyền bá các tư tưởng tân tiến, đề xướng phong trào tân học với mục đích đào tạo những thanh niên ưu tú để thực hiện công cuộc đòi lại chủ quyền quốc gia. Dù hoạt động chỉ được một năm, nhưng Đông Kinh Nghĩa Thục đã đánh dấu việc chuyển hướng quan trọng của giới trí thức Việt Nam.
    Khác với chủ trương muốn dùng bạo lực để chống Pháp của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh (1872-1926) chủ trương cứu nước bằng đường lối cải lương, mở mang dân trí và tranh thủ đòi hỏi ở chính quyền quyền dân sinh dân chủ. Ông bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảo vào năm 1908. Do hội Nhân quyền Quốc tế can thiệp, ông được thả ra và bị quản thúc tại Mỹ Tho. Năm 1914, Phan Chu Trinh lại bị bắt vì bị nghi ngờ là đã liên lạc với Cường Để. Năm 1922, ông sang Pháp tiếp tục hoạt động của mình. Sau đó lại về nước và mất năm 1926. Đám tang của ông được các nhà yêu nước tổ chức khắp cả ba kỳ.
    Loading...

Chia sẻ trang này