ngữ văn

Thảo luận trong 'Văn học lớp 9' bắt đầu bởi trichuottv2013, 8/6/13.

Loading...
  1. trichuottv2013

    trichuottv2013 Thành viên mới

    PHẦN TIẾNG VIỆT
    I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
    - Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
    Ví dụ: ngựa là loài thú có 4 chân.
    Thừa, vì từ ngữ loài thú đã có nghĩa chỉ loài thú có 4 chân.

    - Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
    Ví dụ: Nhà mình có một cây dừa cao tới tận trời xanh.

    - Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
    Ví dụ: A hỏi: Chiếc xe này cậu mua ở đâu thế?
    B trả lời: À! Mình đi chơi đi.

    - Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
    Ví dụ:

    Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần nói tế nhị và tôn trọng người khác.
    Ví dụ: Bạn hát không được hay lắm.

    * Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại, thường do những trường hợp sau:
    - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa trong giao tiếp.
    - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác hay một yêu cầu khác quan trọng hơn.
    - Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.
    II. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI:
    Từ ngữ xưng hô trong tiếng việt rất phong phú, đa dạng, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
    - Có thể xưng hô bằng đại từ nhân xưng: tôi, chúng tôi, chúng mình,…
    - Có thề xưng hô bằng chỉ từ: này, nọ, kia, ấy, đó,…
    - Có thể xưng hô bằng danh từ riêng, danh từ chung chỉ cấp bậc, nghề nghiệp.
    - Có những từ ngữ xung hô mang sắc thái suồng sã: mầy, tao,…. Có những từ ngữ mang tính chất nghi thức, nghiêm túc: anh, em, bạn, cậu, tớ,…

    II. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP:
    - Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn của lời noi hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép và đặt sau dấu hai chấm.
    - Cách dẫn gián tiếp là nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật, lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

    III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG:
    1. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN VỀ NGHĨA CỦA TỪ:
    - Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ Tiếng Việt cũng không ngừng phát triển, một trong những cách phát triển từ vựng Tiếng Việt là phat triển nghĩa dựa trên cơ sỡ nghĩa gốc của chúng.
    - Có hai phương thức phát triển từ ngữ là ần dụ và hoán dụ.
    Ví dụ:
    Ẩn dụ:
    Đồng hồ: Nghĩa gốc: dùng để tính giờ ( đồng hồ cát, đồng hồ điện tử).
    Nghĩa chuyển: dụng cụ đo nước, xăng, điện ( đồng hồ đo nước, đồng hồ đo xăng, đồng hồ đo điện).
    Hoán dụ:
    Tay: Nghĩa gốc: bộ phận cơ thể người ( cánh tay bị đau).
    Nghĩa chuyển: bạn A là một tay cầu lông giỏi.
    2. PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG CỦA TỪ NGỮ:
    - Tạo từ ngữ mới: đường cao tốc, cầu vượt, cầu truyền hình,…
    - Vai mượn tiếng nước ngoài: bộ phận vai mượn nhiều nhất là tiếng Hán và một số ngôn ngữ châu Âu ( Pháp, Nga, Anh): quốc kì, mùi soa, radio, internet,…
    V. THUẬT NGỮ:
    - Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
    - Ví dụ:
    + Câu ghép ( Ngữ văn )
    + Thụ phấn ( Sinh học )
    + Đường cao ( Toán học )
    + Thị tộc phụ hệ ( Lịch sử )
    - Đặc điểm của thuật ngữ:
    + Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
    + Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
    Loading...
    Hồng Hương thích bài này.

Chia sẻ trang này