Nhiếp ảnh trừu tượng: Màu sắc và cảm xúc trong bức ảnh.

Thảo luận trong 'Xóm Nhiếp Ảnh' bắt đầu bởi SV2013, 7/9/17.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    [​IMG]
    EOS 5DS, ống kính EF100mm F/2.8L IS USM, f/4, 1/20 giây

    Trong nhiếp ảnh thì điều quan trọng là chụp được đúng khoảnh khắc, thế nhưng với nhiếp ảnh trừu tượng thì trọng tâm lại được đặt vào các dạng thức, kết cấu, hoa văn và màu sắc. Mục tiêu chính của nhiếp ảnh trừu tượng là thu hút người xem và tạo được mối liên hệ cảm xúc, sao cho sản phẩm cuối cùng tạo ra vô vàn ý nghĩa, khiến người xem thỏa sức liên tưởng theo cách suy nghĩ riêng của họ. Sử dụng màu sắc là phương thức tuyệt vời để khơi gợi lại những cảm xúc và tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng lưu lại lâu hơn trong tâm trí.

    [​IMG]
    EOS 5DS, ống kính EF100mm F/2.8L IS USM, f/8, 1/20 giây

    Những màu đậm
    Màu sắc là thứ đầu tiên lọt vào mắt bạn khi nhìn vào một bức ảnh, và đặc biệt trong nhiếp ảnh trừu tượng, nó là yếu tố có tác động lớn nhất tới thị giác. Những màu đậm và bão hòa có thể tạo ra tác động rất lớn tới người xem. Do vậy, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên trung thành với một vài gam màu bão hòa.

    [​IMG]
    EOS 6D, ống kính EF16-35mm f/2.8L USM, f/8, 1/500 giây

    Lấp đầy khung hình
    Một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý tới màu sắc là sử dụng một màu duy nhất cho toàn bộ khung hình. Khi đó, màu sắc ấy sẽ trở thành trọng tâm chính và tạo ra hiệu ứng thị giác mạnh mẽ, cho dù bạn có chọn màu gì đi chăng nữa. Ví dụ: nếu muốn thu hút sự chú ý tới màu nâu, tôi sẽ sử dụng những hạt cà phê để lấp đầy khung hình.

    [​IMG]
    EOS 6D, ống kính EF16-35mm f/2.8L USM, f/22, 1/200 giây

    Sắc màu & Cảm xúc
    Một trong những mục tiêu chính của nhiếp ảnh trừu tượng là thu hút cảm xúc của người xem. Và màu sắc cũng có giá trị cảm xúc.Thử lấy màu xanh lam làm ví dụ, nó thuộc gam màu lạnh, có thể khắc họa được một kỳ nghỉ trên bãi biển ở Bali, lướt ván và tận hưởng những con sóng biển, hoặc nó cũng có thể khiến người ta hình dung về một mùa đông cô đơn lạnh lẽo.Ngược lại, màu đỏ lại thuộc gam màu ấm, thể hiện ánh mặt trời hoặc hiểm nguy. Tóm lại, việc liên tưởng bức ảnh theo cách nào sẽ phụ thuộc vào khán giả, tuy nhiên, hiểu biết về lý thuyết sắc màu cũng sẽ rất quan trọng nếu bạn muốn truyền tải những thông điệp nào đó.
    Những bức ảnh trừu tượng là các hình mẫu hư cấu bởi chúng biến những thứ mà ta không thể nhìn hay miêu tả nhưng có thể cảm nhận được thành hình ảnh hiện hữu. – Gerhard Richter

    Cám ơn các bạn đã theo dõi
    Theo canon-asia

    The post Nhiếp ảnh trừu tượng: Màu sắc và cảm xúc trong bức ảnh. appeared first on Website Vui Học Nhiếp Ảnh.

    Nguồn: Vui Học Nhiếp Ảnh
    Loading...

Chia sẻ trang này