Những phát minh có lịch sử lâu đời gây bất ngờ

Thảo luận trong 'Trà chanh - chém gió' bắt đầu bởi SV2013, 21/12/14.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi biết nguồn gốc xuất xứ “xa như trái đất” của những phát minh có vẻ cực kì hiện đại

    Nghề nha sĩ

    Nghề làm răng cho tới nay đã đạt nhiều thành tựu đáng kể từ trồng răng,niềng răng cho tới răng giả, nhưng ít ai biết chính xác nghề này đã có mặt từ khi nào. Theo các cổ vật khai quật được thì nghề này đã có mặt vào giữa thế kỉ thứ 8 và thế kỉ thứ 4 trước công nguyên.

    [​IMG]
    Theo nhiều ý kiến thì chính dân tộc Etruscans ở Marzabotto cổ đại là người tiên phong của ngành này. Dựa theo các hộp sọ của các thi hài thuộc hoàng tộc người ta thấy những cái răng vàng giả được làm rất tinh xảo. Ngạc nhiên thay, những kĩ năng và phương pháp cổ đại đó gần như rất giống với ngày nay, cho thấy người Etruscans đã tiến bộ tới mức nào trong việc làm nha sĩ.

    Bàn chải đánh răng

    Ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, người ta thường dùng những khúc cây nhỏ có gắn một miếng vải sờn ở một đầu để chà răng. Tuy không có kem đánh răng nhưng ít nhất là nó giúp người xưa không bị hôi miệng. Cho tới thế kỉ 15 ở Trung Quốc thì loại bàn chải đánh răng gần giống bây giờ được phát minh, họ dùng một khúc tre hay xương động vật được mài dũa rồi gắn một nhúm lông lợn để đánh răng.

    [​IMG]
    Khi các thương gia Châu Âu mua các bàn chải đó về, họ thay thế lông lợn bằng lông ngựa vì chúng mềm mại hơn. Các thiết kế của chúng liên tục thay đổi theo thời gian cho tới thế kỉ 20, khi Wallace Carothers phát minh ra loại bàn chải đánh răng với lông chải làm bằng sợi nylon mà ta thường dùng cho tới nay.

    Công tơ mét

    Một công cụ mà bạn chỉ thấy ở những phương tiện hiện đại ngày nay thực chất đã tồn tại suốt từ thời La Mã cổ đại. Không ai biết chính xác người nào đã phát minh ra nó nhưng theo nhiều ý kiến thì người đó rất có thể là Archimendes.

    [​IMG]
    Cách đo quãng cách vào thời này dựa vào bánh xe ngựa. Họ gắn một hệ thống đo lường vào xe, mỗi khi bánh xe quay hết 400 vòng (bằng 1 dặm La Mã) thì hệ thống này sẽ thả một hòn đá vào cái hộp gắn ở đuôi xe. Sau khi chuyến đi kết thúc, họ sẽ đếm số đá nằm trong hộp và từ đó xác định độ dài của quãng đường.

    Giày cao gót

    Hầu hết chúng ta đều nghĩ giày cao gót là một phát minh hiện đại dành cho phái nữ nhưng thật ra nó có lịch sử rất cổ và nó từng dành cho đàn ông. Các cổ vật từ Ba Tư thế kỉ thứ 9 như tô, chén bằng sứ có vẽ hình những người đàn ông mang giày cao gót giúp họ giữ vững thăng bằng khi bắn cung.

    [​IMG]
    Tới thế kỉ 17,khi chúng lan sang Châu Âu, giày cao gót vẫn được đàn ông ưa chuộng đặc biệt là giới quý tộc vì họ nghĩ chúng “rất hợp với dáng các anh”. Chưa hết, vào thời này, độ cao của gót giày tượng trưng cho địa vị của người mang chúng. Gót càng cao thì người đó càng có thế lực.

    Giày trượt pa-tin

    Giày pa-tin cực kì phổ biến vào những năm 1960 và 1970 khi nhạc Disco vẫn đang thịnh hành nhưng thực chất nó đã xuất hiện từ rất lâu. Joseph Merlin đã từ phát minh cho mình một đôi giày làm bằng giày trượt băng gắn bánh xe để biểu diễn tại một buổi khiêu vũ vào năm 1760

    [​IMG]
    Không lâu sau, M. Petitbled cũng cho ra một loại giày pa-tin của mình cấu tạo bằng một đôi sandal gỗ với 3 bánh xe gắn dưới đáy. Nhưng thiết kế của ông rất khó thể xoay chuyển.

    Tới năm 1863, James Leonard Plimpton đã cho ra đời mẫu giày pa-tin mà ta vẫn đang áp dụng rộng rãi và liên tục cải tiến. Giày gồm 4 bánh xe, hệ thống phanh và an toàn hơn tổ tiên của nó nhiều. Plimpton đã biến văn phòng của ông thành sân trượt và sáng lập ra hội trượt pa-tin Hoa Kỳ nhằm phổ biến môn thể thao này.

    Kẹo cao su

    Bạn có tin rằng phát minh này đã có mặt cách đây 5000 năm? Bã kẹo đầu tiên được tìm thấy là ở Phần Lan, nó chỉ là một miếng nhựa cây bạch dương nhưng rõ ràng các nhà khảo cổ có phát hiện dấu răng người trên bã kẹo đó. Cây Bạch dương có chức năng chống nhiễm trùng tốt nên họ tin rằng thời này kẹo cao su được dùng làm thuốc chữa nhiễm trùng nướu.

    [​IMG]
    Kẹo cao su thời kì sơ khai​
    Nhiều nền văn minh sau này cũng có loại kẹp cao su riêng của họ, như người La Mã thì có kẹo làm bằng cây hương. Dân bản xứ Mỹ thì dùng cây vân sam làm kẹo cao su. Nhưng người Aztec mới là dân tộc góp phần lớn khiến kẹo cao su trở nên nổi tiếng.

    [​IMG]
    Họ nhai một loại kẹo tên là Chicle làm bằng nguyên liệu chiết xuất từ nhiều loại cây ở Nam Mỹ. Vào năm 1860, Tướng Antonia Lopez de Santa Anna của Mexico đã mang Chicle tới Mỹ cho nhà đầu tư Thomas Adams. Thomas liền nghĩ tới việc dùng nó làm nguyên liệu chính cho một loại kẹo tốt cho răng, dai dai và có mùi vị. Ý tưởng đó đã mang lại cho ông một gia tài vì chỉ 2 năm sau ông đã cho sản xuất hàng loạt loại kẹo cao su có Chicle làm nguyên liệu chính. Mãi cho tới 100 năm sau thì Chicle mới bị nhựa nhân tạo thay thế vì giá thành sản xuất rẻ hơn.
    Theo Yan​
    Loading...

Chia sẻ trang này