Nỗi lo của cô thủ khoa mồ côi nơi đại ngàn

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển sinh' bắt đầu bởi tkt057, 28/7/14.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Mồ côi cha mẹ, Bích Phượng sống cùng ông nội già yếu trong ngôi nhà lụp xụp ở thị trấn Trà Xuân (huyện miền núi Trà Bồng, Quảng Ngãi). Hay tin Phượng đỗ thủ khoa ĐH Phạm Văn Đồng với 27 điểm khối C, hai ông cháu đang lo không biết kiếm tiền đâu để nhập học....

    Sinh ra trong gia đình nghèo giữa đại ngàn, ba mẹ lần lượt qua đời vì bệnh hiểm nghèo, em Nguyễn Thị Bích Phượng (học sinh lớp 12C1 Trường THPT Trà Bồng, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) gắng gượng nỗi đau, nỗ lực vươn lên trong học tập.

    Kỳ thi đại học vừa qua, Bích Phượng giành danh hiệu thủ khoa Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) với 27 điểm khối C, trong đó hai môn Lịch sử và Địa lí cùng được 9,5 điểm, Văn được 8 điểm.


    Như vậy, tính đến thời điểm này, Bích Phượng là thí sinh có điểm thi khối C cao nhất cả nước.

    Trước đó, em Hoàng Thị Thu Loan - học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) đỗ thủ khoa Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) với 26,75 điểm khối C, trong đó Văn 8,5; Lịch sử 9 và Địa lí 9,25 điểm.
    * * *
    >>Thủ khoa ĐH Y Hà Nội đạt 29,5 điểm
    >>Thủ khoa Đại học Huế đạt 28,5 điểm


    Vượt gần 50km ngược hướng núi, PV Dân trí tìm đến ngôi nhà chưa đầy 50m2 lọt thỏm trong con hẻm nhỏ giữa sườn núi tại khu dân cư số 4 (thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi). Ngôi nhà ấy giờ chỉ còn Phượng và ông nội già yếu đã 76 tuổi.

    Vượt lên nỗi đau vắng ba mẹ

    Vừa nghe chúng tôi hỏi nhà cô học trò Bích Phượng, người dân Trà Bồng vừa chỉ nơi ở vừa chia sẻ: “Con bé Phượng tội lắm, ba mẹ mất sớm, cháu sống cùng ông nội dần già yếu. Vậy mà cháu học rất giỏi, người dân nơi đây thương cháu lắm…”.

    [​IMG]
    Ban giám hiệu Trường THPT Trà Bồng và hàng xóm đến chúc mừng thủ khoa đầu tiên ở địa phương.

    Khi đang học lớp 8, Phượng bàng hoàng khi mẹ qua đời vì bệnh ung thư. Nỗi đau chưa nguôi ngoai, Phượng lại bị cú sốc khi ba vĩnh biệt em đi theo mẹ vì bệnh tim khi em đang học lớp 11. Vắng vòng tay ba mẹ, Phượng nương tựa vào ông nội.

    Nhắc về quá khứ đau buồn, đôi mắt Phượng dần đỏ hoe, em nghẹn ngào tâm sự: “Cả ba lẫn mẹ đều bị bệnh nặng, rồi rời xa em mãi mãi. Từ lúc nhỏ đến trước ngày trở thành mồ côi, ba mẹ luôn dặn dò em ráng học lấy cái chữ, đó là cách thoát nghèo bền vững nhất. Dù bất kể hoàn cảnh nào, lời dạy của ba mẹ luôn nhắc nhở em phải vươn lên. Để ba mẹ dưới suối vàng an lòng, em đã học hết sức mình. May mắn trong lần thi đại học vừa rồi, em đạt số điểm ngoài mong đợi của một học trò khu vực miền núi này”.

    Ngoài tình thương của ông nội, Phượng còn có người anh trai Nguyễn Đắc Danh, hiện đang học năm 3 tại Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế). Vừa đi học, anh trai Phượng vừa đi làm thêm kiếm tiền lo học phí và trang trải chi phí sinh hoạt.

    [​IMG]
    Ông nội (bên trái) lo lắng không biết lấy tiền ở đâu để lo cho Phượng đi học.

    “Thương thằng anh, cả năm không dám xin ông nội đồng nào. Còn cháu Phượng, ngoài giờ đến trường, cháu cũng phụ tôi lo đàn gà cùng 2 sào lúa và 2 ha rẫy keo, chứ thân già này không còn làm khỏe như trước. Hàng ngày, hai ông cháu bám lấy từng bữa ăn với mắm, đậu phụng, rau luộc mà thôi, hôm nào may mắn bắt được con cá dưới suối thì bữa ăn tươm tất hơn. Đến khi trời sập tối, cháu Phượng chăm chỉ ngồi vào bàn học cho đến mờ sáng mới ngủ. Thấy cháu nhọc nhằn mà không biết làm gì, chỉ dám động viên cháu cố lên thôi”, ông Nguyễn Tào (76 tuổi) - ông nội em Phượng, rưng rưng nước mắt rồi xoa đầu cháu gái an ủi.

    Nặng gánh lo âu ngày nhập học

    Khó khăn, nhọc nhằn là vậy nhưng không khiến Phượng chùn bước. Trong suốt 12 năm đèn sách, Phượng luôn đạt thành tích học sinh xuất sắc và đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Văn. Chưa dừng lại ở đó, Phượng còn là cô MC và cây hùng biện tài năng của Trường THPT Trà Bồng.

    “Từ lúc nhỏ, em đã yêu thích môn Văn rồi. Hồi học lớp 9, em rất thích nhìn cô giáo Thủy đứng bục giảng dạy môn Văn. Chính từ đó, em quyết tâm trở thành cô giáo dạy Văn để mang kiến thức, nét đẹp, câu văn hay truyền đạt lại cho học sinh nơi đây, bởi chiếm hơn 90% là người dân tộc Kor nên điều kiện tiếp thu kiến thức còn có hạn”, Phượng bày tỏ.

    Bên cạnh yêu thích môn Văn, Phượng còn tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và những mốc son giải phóng đất nước, dần dần Phượng yêu môn Lịch sử lúc nào không biết. Để mơ ước trở thành cô giáo hiện thực, Phượng đầu tư về môn Địa lí.

    Giấc mơ bước vào giảng đường sư phạm Văn của cô học trò mồ côi được thắp sáng, khi em đạt 27 điểm và đạt danh hiệu thủ khoa Trường ĐH Phạm Văn Đồng.

    Cô thủ khoa mồ côi tâm sự: “Anh trai thì đi học ở Huế, ở nhà chỉ còn em và nội thôi. Chính vì vậy, em chọn Trường ĐH Phạm Văn Đồng để tiện chăm sóc nội. Vả lại, học gần nhà cũng đỡ tốn kém chi phí hơn”. Nói đến đây, hai ông cháu nhìn nhau rồi dần ứa nước mắt.



    [​IMG]
    Những con gà sẽ tiếp sức Phượng có điều kiện nhập học.
    Ông nội Phượng trầm ngâm một lúc rồi chia sẻ: “Ông cũng đến tuổi “gần đất xa trời” rồi, chẳng làm được gì kiếm tiền lo cho cháu đi học đây. Chắc mai mốt, tôi bán đàn gà còn lại, lấy tiền đưa cháu đến trường nhập học, nếu thiếu thì đành rao bán rẫy keo thôi”.

    Sớm mất ba mẹ, Bích Phượng cố gắng vượt lên nỗi đau mất mát, rồi tiến bước đến giảng đường đại học với danh hiệu thủ khoa. Phượng đã làm rạng danh miền đất anh hùng giữa đại ngàn. Đằng sau niềm vui đó, cô thủ khoa mồ côi và ông nội thầm nuốt lệ vào lòng khi ngày nhập học đang cận kề...
    [​IMG]

    Theo: Dân trí
    Loading...

Chia sẻ trang này