Phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp

Thảo luận trong '.:: Bài viết đối tác ::.' bắt đầu bởi User, 14/3/14.

Loading...
  1. User

    User True Blue

    Bệnh thoái hóa khớp không phải là một căn bệnh xa lạ gì đối với người lớn tuổi và để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, dù được nhắc đến và lưu tâm rất nhiều, nhưng liệu bạn đã biết phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp sao cho phù hợp? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

    Tại Mỹ tần suất thoái hóa khớp ở nữ trên 60 tuổi là 34% và nam 31%. Ở châu Á, tần suất tương tự cũng được ghi nhận, với 43% nữ và 21,5% nam trên 60 tuổi (Trung Quốc), 30% nữ và 11% nam trên 50 tuổi (Nhật).

    Triệu chứng lâm sàng quan trọng và thường gặp của thoái hóa khớp là đau mãn tính. Đây chính là nguyên nhân làm bệnh nhân thoái hóa khớp bị giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Hệ quả của thoái hóa khớp là mất chức năng vận động của khớp, trong đó thoái hóa khớp khớp gối là nguyên nhân hàng đầu của phẫu thuật thay khớp.

    Ước tính tại Mỹ có khoảng 12% người trên 55 tuổi bị mất chức năng vận động do thoái hóa khớp khớp gối và hậu quả tương đương với những thiệt hại gây ra do bệnh lý tim mạch. Bên cạnh những chi phí trực tiếp cho điều trị thì chi phí cho sự mất ngày công lao động do bệnh tiến triển mãn tính, đã khiến thoái hóa khớp trở thành gánh nặng kinh tế ở các nước đã và đang phát triển.

    Thoái hóa khớp là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ở tuổi già. Điều này cho thấy bệnh không phải là quá trình tất yếu của tuổi già, mà hàm ý rằng phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng vì có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp có thể tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ ở trên:
    • Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh dư cân béo phì.
    • Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.
    • Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh...
    • Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.
    • Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống.
    • Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.
    Điều trị thoái hóa khớp
    Cho tới nay vẫn chưa có thuốc hiệu quả nhằm điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp. Điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, duy trì vận động khớp và làm chậm tiến triển của bệnh. Các phương thức điều trị bao gồm nội khoa (dùng thuốc, không dùng thuốc) và ngoại khoa (phục hồi và thay khớp). Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cần dựa trên hoàn cảnh cụ thể của từng bệnh nhân, như tuổi, cân nặng, mức độ thoái hóa cũng như các bệnh kèm theo.

    Trong đó, điều trị nội khoa không dùng thuốc có những điểm chủ yếu như:
    • Biện pháp chung: Tránh cho khớp bị quá tải bởi lực đè quá mức bằng giảm cân, và giảm các vận động chịu tải như mang xách nặng, ngồi xếp bằng, quỳ gối, chạy nhảy, ngồi xuống đứng lên, ngồi xổm. Người bệnh cần điều chỉnh cách sống phù hợp, như lựa chọn nghề ít đi lại, ít chịu tải trọng, tìm các biện pháp cho người bệnh thích nghi với điều kiện làm việc, với sự trợ giúp của tổ chức y tế qua việc giáo dục, phổ biến kiến thức về bệnh thoái hóa khớp.
    • Vật lý trị liệu: Bao gồm các biện pháp massage, kích thích cơ, châm cứu, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt lượng như hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, nhiệt... có tác dụng giảm đau, có thể giúp điều chỉnh tư thế xấu, duy trì dinh dưỡng cơ và các mô cạnh khớp, giúp cải thiện chức năng vận động của khớp.
    • Dụng cụ chỉnh hình khớp: Mang nẹp khớp giúp giữ vững trục khớp và giảm đau. Trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể đi nạng 1 hoặc 2 bên.
    Tổng hợp: Bệnh viện FV
    Loading...

Chia sẻ trang này