Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

Thảo luận trong 'Góc bà bầu' bắt đầu bởi tkt057, 20/6/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi


    Sự mang thai bắt đầu khi một tế bào sinh dục nam duy nhất (tinh trùng) kết hợp với một tế bào giới tính nữ (trứng hay noãn) để tạo thành một tế bào mới và duy nhất (được biết như một hợp tử).

    Sự thụ tinh

    Quá trình trứng và tinh trùng phối hợp để tạo thành hợp tử được gọi là thụ tinh hoặc thụ thai. Thụ tinh chỉ xảy ra khi tinh trùng xâm nhập vào bao ngoài của trứng cho phép phối hợp hai mươi ba nhiễm sắc thể ở trứng và tinh trùng. Trình tự đó xảy ra ở vòi trứng (thường khoảng một phần ba ống bên ngoài). Tuy nhiên sự thụ tinh không xảy ra nếu tinh trùng không vượt qua đoạn đ ường dài và nhiều may rủi từ âm đạo đến vòi trứng.

    Tinh trùng bơi nhanh nhất cũng mất 1giờ 30 phút. Cơ thể phụ nữ cũng tạo nên chướng ngại vật, như môi trường âm đạo có độ axit cao, và chất này giết chết một số tinh trùng; sự khó tìm thấy cổ tử cung nếu kết cấu của chất nhầy ở đây không hợp cách. Một số tinh trùng khác bị chết bởi các kháng thể của phụ nữ (một loại kháng thể khác tương tự sinh ra để chống lại viêm nhiễm).

    Khoảng nửa số tinh trùng tới được vòi trứng nhưng do bơi sai hướng, nghĩa là vào ống không chứa trứng, nên ngay cả việc tới đúng chỗ nhưng vẫn không thành công.

    Tinh trùng cũng có thể bị kẹt ở các mao (đám nhô lên như tóc mịn). Cuối cùng, một khi đã xảy ra sự thụ tinh, một lớp phủ bảo vệ hình thành quanh hợp tử và ngăn chặn tinh trùng khác đi vào. Tất cả số tinh trùng khác còn lại trong vòi trứng sẽ bị hủy tại đây.

    [​IMG]

    Thai kỳ có thể được chia làm ba giai đoạn (Ảnh minh họa: Internet)

    Sự phát triển của phôi và bào thai

    Thai kỳ có thể được chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn thụ tinh vừa nói ở trên được xem như là thời kỳ đầu kéo dài khoảng chừng hai tuần đầu của thai kỳ. Từ hai đến tám tuần lễ (hai tháng), bé phát triển như một phôi thai thời kỳ phôi, Giai đoạn còn lại (từ tuần thứ chín đến khi sinh) gọi là thời kỳ bào thai.

    Thời kỳ phát triển phôi (tuần thứ hai đến tuần thứ tám)

    Trước khi được sinh ra thai nhi phát triển qua nhiều giai đoạn. Ví dụ: Não và tim bắt đầu phát triển trước đường tiêu hóa, bộ xư ơng và các cơ. Những chi tiết như tóc và mi mắt xuất hiện chậm hơn nhiều. Nếu có một yếu tố nào làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển, đặc biệt thuốc uống hay bức xạ thì sự tổn thương sẽ xảy ra.

    Ví dụ: Ngón tay, ngón chân được hình thành từ tuần lễ thứ sáu đến thứ tám của thai kỳ. Nếu có điều gì đó can thiệp vào sự phát triển của chúng thì chúng sẽ không sửa chữa được sau này. Phần lớn các giai đoạn phát triển các cơ quan quan trọng diễn ra trong 12 tuần đầu vì thế phôi đang phát triển có thể bị tổn hại nghiêm trọng bởi thuốc uống hay bệnh hoạn trong thời gian này. Một khi các bộ phận và các hệ bộ phận ở đúng vị trí, chúng ít khi bị tổn hại. Ðó là điều tại sao bệnh sởi Ðức bộc phát trong suốt 12 tuần đầu có thể dẫn đến những sự bất thường nghiêm trọng.

    Ở tuần thứ tám, phôi bắt đầu tượng hình, mặc dù còn nhỏ xíu nhưng cánh tay, chân có các ngón, mắt và tai bắt đầu hình thành. Có điều, nó chưa thể tự sống, nghĩa là chưa thể sống ngoài môi trường tử cung.

    Thời kỳ bào thai (tuần lễ thứ chín đến khi sinh)

    Khi phần lớn các cơ quan đã được hình thành, thời kỳ bào thai dành hết hoàn toàn cho sự tăng trưởng và hoàn chỉnh các bộ phận. Bào thai có thể phát triển và sống được (có khả năng sống ngoài tử cung) khoảng 24 đến 26 tuần lễ (180 ngày sau khi thụ thai), Mặc dù các kỹ thuật tân tiến có thể giúp bào thai sinh non sống sót, nhưng phần lớn trẻ sinh quá non đều khó thể sống được.

    Bào thai lớn nhanh, đặc biệt vào ba tháng cuối thai kỳ. Lúc sáu tháng, bào thai có chiều dài trung bình từ 25 đến 30cm và câng nặng từ 454g. Thai nhi lên cân nhanh khoảng 900g mỗi tháng và tiếp tục lên để khi sinh ra bình quân cân nặng từ 2,7kg đến 3,8kg, chiều dài khoảng 52,5cm.

    Sự phát triển của cơ quan sinh dục

    Các cơ quan sinh dục được phát triển trong thời kỳ đầu bào thai. Cho tới khi điều này xảy ra, tất cả phôi đều có hình dạng giống nhau. Chúng cũng có cơ quan sinh dục gọi là tuyến sinh dục và sau đó trở thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ.

    Nếu bào thai có cặp nhiễm sắc thể nam XY, một chất gọi là kháng nguyên HY sẽ bắt đầu sản sinh trong tuần thứ bảy của thai kỳ. Chất kháng nguyên HY sẽ tạo ra tuyến sinh dục trung tính trước đó để tạo thành tinh hoàn. Tinh hoàn này bắt đầu sản xuất hóc môn nam testosterons. Testosterons cũng làm hệ sinh sản nam và cơ quan sinh dục ngoài phát triển. Với dương vật có thể thấy vào khoảng tuần mười hai của thai kỳ.

    Nếu những ảnh hưởng của hóc môn nam không hiện diện ở thời điểm này, đứa bé sẽ phát triển đặc tính thể lý của bé gái mặc dù nó có cặp nhiễm sắc thể XY.

    Nếu bào thai có cặp nhiễm sắc thể XX, các tuyến sinh dục chưa phân biệt sẽ phát triển thành buồng trứng. Từ tuần lễ thứ mười bốn, cơ quan sinh dục ngoài sẽ là của bé gái.

    Cảm nhận sự chuyển động của thai nhi

    Vào khoảng bốn tháng rưỡi của thai kỳ, người mẹ sẽ cảm thấy bào thai máy động. Ðầu tiên, đơn giản chỉ là một cảm giác mơ hồ được biết như một sự máy động. Tuy nhiên không lâu sau đó bào thai sẽ cử động khá mạnh làm cho có cảm giác như bị thúc và có thể thấy được ở bụng người mẹ, nhất là từ tháng thứ năm trở đi. Nhưng tới cuối thai kỳ, những cử động đó không còn thấy rõ nữa (mặc dù chúng vẫn còn) vì bào thai di chuyển xuống dưới hơn.

    http://www.ebe.vn/chuan-bi-mang-thai/chuan-bi/qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-thai-nhi-3793
    Loading...

Chia sẻ trang này