Sử 7 -Bài 15 : PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN- KINH TẾ (phần 1)

Thảo luận trong 'Lịch sử lớp 7' bắt đầu bởi SV2013, 4/8/15.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Sử 7 -Bài 15 : PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN- KINH TẾ (phần 1)

    I SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ :

    1.Tình hình kinh tế sau chiến tranh:

    *Nông nghiệp :

    -Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nên nông nghiệp được phục hồi và phát triển .

    -Ruộng khai hoang mở rộng gồm ruộng công và ruộng tư,điền trang , thái ấp của quý tộc ,vương hầu , ruộng của địa chủ ngày càng nhiều.

    -Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích, chia cho nông dân cày cấy và nộp thuế , là nguồn thu nhập chính của nhà nước.

    -Cho đắp đê quai vạc từ đầu nguồn tới bờ biển.

    [​IMG]

    Cảnh đắp đê dưới thời Trần

    *Thủ công nghiệp phát triển :

    -Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa ,đóng được thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng.

    -Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm , rèn sắt , đúc đồng , làm giấy …….

    -Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề ở nông thôn như làng gốm -Bát Tràng ,tại Thăng Long thành phường nghề .Trình độ kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao về chất lượng.

    *Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời , buôn hàng chuyến bằng thuyền .

    -Trung tâm buôn bán là Thăng Long. Nam Xang

    -Vân Đồn là nơi buôn bán với thương nhân nước ngoài.

    * Nhận xét: kinh tế phát triển và phục hồi .

    [​IMG]

    Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm

    2 Tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh :

    Xã hội ngày càng phân hoá:

    * Tầng lớp thống trị:Vua , vương hầu , quý tộc giữ chức vụ chủ chốt .Quan lại, địa chủ có nhiều ruộng tư ngày càng phát triển.

    * Tầng lớp bị trị:

    -Nông dân cày ruộng công, đông đảo nhất, mất mùa bán ruộng trở thành tá điền.

    -Thợ thủ công, thương nhân ngày càng đông .

    -Thấp nhất là nô tì và nông nô.Nhà nước không ngăn cấm việc mua bán nô tì.

    *So sánh các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có gì khác so với thời Lý :dưới thời Trần , xã hội phân hóa sâu sắc hơn , địa chủ ngày càng đông , nông nô và nô tì ngày càng nhiều.

    *Nhận xét : Nhà nước mang tính đẳng cấp, đó là nhà nước quân chủ , quý tộc .

    Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập.
    Loading...

Chia sẻ trang này