Sửng sốt với hạt lúa mọc mầm trong mắt

Thảo luận trong 'Trà chanh - chém gió' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 22/10/14.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Điều khiến các bác sĩ ngạc nhiên là, dị vật trong mắt của ông Phùng không những là một hạt lúa, mà là một hạt lúa đã…mọc mầm

    [​IMG]
    Hạt lúa đã mọc mầm được tìm thấy trong mắt của ông Phùng có độ dài 0,8 cm​

    Ông Phùng (71 tuổi) là một nông dân ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Ông hồi tưởng lại, khoảng một tháng trước, trong lúc cắt lúa, ông bất cẩn bị hạt lúa bắn vào mắt trái. Lúc bấy giờ, ông chỉ cảm thấy mắt trái sưng đau khó chịu, nên đến khám ở bệnh viện địa phương. Sau khi làm kiểm tra sơ bộ, bệnh viện kê cho ông vài loại thuốc kháng viêm, giảm sưng bình thường.

    Sau khi về nhà dùng thuốc được vài hôm, phần mắt bị sưng không những không xẹp đi, ngược lại còn bắt đầu chảy mủ, cảm giác có dị vật bên trong rất rõ rệt. Không thể chịu đau được nữa, ông đến khám ở bệnh viện Hiệp Hòa, Vũ Hán. Sau khi tiến hành gây mê cục bộ cho giác mạc của ông, bác sĩ lật mí mắt ra quan sát tỉ mỉ, nhìn thấy ở kết mạc có một dị vật màu đen gồ lên. Sau khi dùng nhíp gặp nó ra, mới phát hiện thì ra vật đen đó là một hạt lúa. Điều khiến mọi người kinh ngạc hơn nữa là, nó còn có một đầu mầm màu vàng dài đến 0,8cm.

    Bác sĩ cho biết: “Nếu như hạt lúa nằm nghiêng hơn một chút, thể tích to hơn một chút hoặc là lấy ra trễ hơn mộ chút, mắt trái của ông Phùng sẽ cơ nguy cơ bị mù do giác mạc bị tổn thương”. Sau cuộc phẫu thuật kéo dài hơn một phút, cơn đau nhức của ông Phùng đã biến mất. Qua kiểm tra, việc lấy hạt lúa ra cũng không ảnh hưởng đến thị giác của ông Phùng.

    [​IMG]
    Đối với việc vì sao một hạt lúa lại có thể mọc mầm trong mắt người bệnh, bác sĩ phân tích: “Có thể là trong lúc gặt lúa, hạt lúa bay trúng vào kết mạc của ôngPhùng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong kết mạc đều là môi trường phù hợp cho hạt lúa mọc mầm, thậm chí còn có thể mọc chồi non. Điều đáng mừng chính là, vết cắt của hạt lúa trong mắt ông khá nhỏ, nên không ảnh hưởng đến thị lực”

    Bác sĩ trên cũng nhắc nhở, khi bị dị vật rơi vào mắt, cần vệ sinh tay sạch sẽ sau đó mở mí mắt để kiểm tra, dùng nước sạch hay nước muối để rửa trôi dị vật. Nếu như cảm thấy cộm mắt nhưng không nhìn thấy dị vật thì rất có thể là nó đã kẹt sâu vào giác mạc rồi. Lúc này cần đến ngay bệnh viện xử lý, tránh dùng tay dụi mắt hay cố móc dị vật ra vì có thể sẽ làm giác mạc tổn thương nghiêm trọng hơn.

    Theo yan
    Loading...

Chia sẻ trang này