Tìm hiểu về bệnh viêm khớp gối

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi suckhoelong585, 13/2/14.

Loading...
  1. suckhoelong585

    suckhoelong585 Thành viên mới

    Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất cơ thể. Là khớp có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể vì vậy khớp gối dễ bị viêm đau. Khi bị viêm khớp gối sẽ ảnh hướng đến sinh hoạt cũng như lao động, nếu nghiêm trọng còn dẫn tới nhiều bệnh khác như: thoái hóa khớp gối , gai khớp gối.

    Cấu tạo của khớp gối :
    Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương : xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Mỗi đầu xương được phủ bởi một lớp sụn khớp rất trơn láng, không có ma sát.

    Lớp sụn này sẽ giúp cho khớp cử động dễ dàng. Ngoài ra khớp gối còn có hai mảnh sụn chêm nằm xen kẻ giữa hai đầu xương. Sụn chêm giống như một bộ phận giảm sốc của khớp gối.

    Viêm khớp gối xảy ra như thế nào
    Khi khớp gối bị viêm, lớp sụn từ từ mỏng dần đi và trở nên xù xì. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở phần chịu lực nhiều của lồi cầu xương đùi, mân chày hoặc xương bánh chè. Phần xương xung quanh sẽ phản ứng lại bằng cách dày lên, nó sẽ tạo thành các gai xương ở viền khớp.

    Màng hoạt dịch cũng gây ra phản ứng viêm, tiết ra nhiều chất dịch trong khớp làm cho khớp gối bị sưng to hơn, có nhiều dịch bên trong. Bao khớp bị dày lên như thể nó cố gắng giúp giữ vững khớp gối, các cơ xung quanh bị yếu dần đi cho nên khớp gối ngày càng không vững. Người bệnh khó có thể chống chân chịu lực.

    Trong những trường hợp nặng, lớp sụn đã bị bào mòn gần hoàn toàn, nó không còn che phủ đầu xương, làm cho hai đầu xương liên tục bị cọ sát nhau mỗi khi cử động. Mỗi lần cọ sát nhau sẽ gây đau cho người bệnh, nhất là những lúc đi lên cầu thang, hoặc lúc ngồi xổm. Lâu dần xương sẽ bị bào mòn nhiều hơn, gây biến dạng hình thể khớp gối, thường là bị vẹo vào trong.Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới teo cơ, biến dạng khớp.
    [​IMG]
    10 điều nên làm để tránh tổn thương đầu gối

    1. Giữ gìn sức khẻo. Đây là lời khuyên giúp bạn làm giảm sự mệt mỏi đối với khớp đầu gối.

    2. Phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trong ngày.

    3. Hoạt động thường xuyên

    4. Tránh làm việc nguy hiểm nhất là khi bạn bị chấn thương đầu gối trước đó.

    5. Giảm cân vì thừa cân sẽ tăng áp lực lên gối gây nguy cơ viêm khớp.

    6. Luôn đi giầy chất lượng tốt. Giầy chạy và đi bộ cần thay sau 6 đến 9 tháng sử dụng.

    7. Áp dụng đúng những thao tác trong khi tập thể dục.

    8. Nếu trước đó bạn gặp trục trặc về đầu gối, bạn nên tìm gặp bác sĩ để tìm ra những liệu pháp cụ thể có lợi nhất cho bạn.

    9. Bổ sung các bài tập cho đầu gối và luyện tập mọt cách nhẹ nhàng.

    10. Hãy nghỉ ngơi. Đôi khi nghỉ nghơi là cách chăm sóc tốt nhất cho đầu gối của bạn. Bạn có thể kiểm chứng bằng chính tình trạng đầu gối của bạn sau khi nghỉ nghơi. Nếu bạn thường xuyên luyện tập thể dục bạn nên gác công việc bổ ích đó lại 1 ngày cũng không ảnh hưởng gì.
    Loading...

Chia sẻ trang này