Tổng hợp và kiểm tra Vật lý phần sóng cơ

Thảo luận trong 'Vật lý lớp 12' bắt đầu bởi SV2013, 24/6/15.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Tài tài liệu trong phần đính kèm


    A - Lý thuyết :
    Câu 1: Sóng ngang là sóng:
    A. lan truyền theo phương nằm ngang.
    B. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.
    C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
    D. trong đó các phần tử sóng dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng.
    Câu 2: Phương trình sóng có dạng nào trong các dạng dưới đây:
    A. x = Acos(t + ); B. C. D.
    Câu 3: Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
    A. Chu kì của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
    B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
    C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
    D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.
    Câu 4: Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động
    A. lệch pha nhau góc π /3. B. cùng pha nhau.
    C. ngược pha nhau. D. lệch pha nhau góc π /2.
    Câu 5: Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi , khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng bao nhiêu ?
    A. bằng hai lần bước sóng. B. bằng một bước sóng.
    C. bằng một nửa bước sóng. D. bằng một phần tư bước sóng.
    Câu 6: Thế nào là 2 sóng kết hợp ?
    A. Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.
    B. Hai sóng luôn đi kèm với nhau.
    C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
    D. Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.
    Câu 7: Có hiện tượng gì xảy ra khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng ?
    A. Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.
    B. Sóng gặp khe phản xạ trở lại.
    C. Sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.
    D. Sóng gặp khe rồi dừng lại.
    Câu 8: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
    A. bằng hai lần bước sóng. B. bằng một bước sóng.
    C. bằng một nửa bước sóng. D. bằng một phần tư bước sóng.
    Câu 9: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm ?
    A. Độ đàn hồi của nguồn âm. B. Biên độ dao động của nguồn âm.
    C. Tần số của nguồn âm. D. Đồ thị dao động của nguồn âm.
    Câu 10: Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng nào ?
    A. Từ 0 dB đến 1000 dB. B. Từ 10 dB đến 100 dB.
    C. Từ -10 dB đến 100dB. D. Từ 0 dB đến 130 dB.
    Câu 11: Hộp cộng hưởng có tác dụng gì ?
    A. Làm tăng tần số của âm. B. Làm giảm bớt cường độ âm.
    C. Làm tăng cường độ của âm. D. Làm giảm độ cao của âm.
    Câu 12: Để phân biệt sóng ngang và sóng dọc , người ta dựa vào :
    A. Phương truyền sóng ; B.Vận tốc truyền sóng ;
    C. Tần số của sóng ; D. Phương truyền sóng và phương dao động
    Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
    A. Dao động âm nghe được có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz
    B. Về bản chất vật lí thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đều là sóng cơ
    C. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe thấy được
    D. Trong chất lỏng và chất khí : sóng âm là sóng dọc
    Câu 14: Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi thì :
    A. Tất cả các điểm của dây đều dừng dao động.
    B. Nguồn phát sóng dừng dao động.
    C. Trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ với những điểm đứng yên.
    D. Trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị dừng lại.
    Câu 15: Chọn câu đúng trong các câu sau: Bước sóng
    A. Là khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trên phương truyền
    B. Là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động ngược pha trên phương truyền
    C. Là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì dao động
    D. Là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một giây
    Câu 16: Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ học với 2 nguồn A, B thì khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại là:
    A. λ/4 B. λ/2 C. Bội số của λ/2 D. λ
    Câu 17: Trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, ngược pha nhau. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
    A. dao động với biên độ cực đại B. dao động với biên độ của các nguồn
    C. không dao động D. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại
    Câu 18: Chọn câu sai . Khi có sóng dừng trên một sợi dây với chu kì T
    A. khoảng thời gian 3 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là T
    B. khoảng thời gian 2 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là T/2
    C. khoảng thời gian 4 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là T
    D. khoảng thời gian n lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là ( n – 1 )T/2
    Câu 19: Vận tốc truyền âm:
    A. Thay đổi theo nhiệt độ.
    B. Phụ thuộc tính đàn hồi và mật độ môi trường.
    C. Phụ thuộc tính đàn hồi , mật độ môi trường và nhiệt độ.
    D. Phụ thuộc vật phát âm.
    Câu 20: Chọn câu đúng, Sóng dừng được hình thành bởi ?
    A. Sự tổng hợp trong không gian của hai hay nhiều sóng kết hợp.
    B. Sự giao thoa của hai sóng kết hợp
    C. Sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền khác phương
    D. Sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương
    Câu 21: Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ học, kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về hiệu đường đi của những điểm trong môi trường truyền sóng dao động với biên độ cực tiểu ?
    A. d2 – d1 = k B. d2 – d1 = (2k + 1) C. d2 – d1 = k D. d2 – d1 = (2k + 1)
    Câu 22: Chọn đáp án đúng:
    Mức cường độ âm L của một âm có cường độ âm I được xác định bằng công thức ( I0 là cường độ âm chuẩn):
    A. B. C. D.
    Câu 23: Âm cơ bản và họa âm bậc 2 do cùng một dây đàn phát ra có mối liên hệ với nhau như thế nào ?
    A. Họa âm có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.
    B. Tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản.
    C. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2.
    D. Tốc độ âm cơ bản lớn gấp đôi tốc độ họa âm bậc 2.
    Câu 24: Hiệu ứng Đốp-ple gây ra hiện tượng gì ?
    A. Thay đổi cường độ âm khi nguồn âm chuyển động so với người nghe.
    B. Thay đổi độ cao của âm khi nguồn âm chuyển động so với người nghe.
    C. Thay đổi âm sắc của âm khi người nghe chuyển động lại gần nguồn âm.
    D. Thay đổi cả độ cao và cường độ âm khi nguồn âm chuyển động.
    Câu 25: Để hai sóng kết hợp giao thoa triệt tiêu nhau hoàn toàn thì chúng phải có :
    A. Cùng biên độ và hiệu đường đi bằng một số nguyên lẻ lần nửa bư¬ớc sóng
    B. Hiệu đường đi bằng một số bán nguyên lần b¬ước sóng
    C. Cùng biên độ và hiệu đường đi bằng một số nguyên lần nửa bư¬ớc sóng .
    D. Hiệu đường đi bằng một số nguyên lần nửa bư¬ớc sóng .
    Câu 26: Đặc tính nào sau đây không phải là đặc tính sinh lí của âm :
    A. Độ cao B. Âm sắc C. Độ to D. Cường độ âm
    Câu 27: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sóng cơ học:
    A. Sóng cơ học chỉ lan truyền được trong môi trường vật chất.
    B. Vận tốc sóng phụ thuộc tính đàn hồi và mật độ phân tử của môi trường truyền sóng
    C. Vận tốc sóng không thay đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi
    D. Vận tốc sóng thay đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
    Câu 28: Sóng cơ là gì ?
    A. Sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
    B. Những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất.
    C. Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
    D. Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường.
    Câu 29: Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây đều là nút sóng thì :
    A. chiều dài dây bằng một phần tư bước sóng.
    B. bước sóng luôn luôn đúng bằng chiều dài dây.
    C. bước sóng bằng một số lẻ lần chiều dài dây.
    D. chiều dài dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng
    Câu 30: Khi sóng truyền càng xa nguồn thì .............càng giảm. Chọn cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống :
    A. năng lượng sóng B. biên độ sóng
    C. vận tốc truyền sóng D. biên độ sóng và năng lượng sóng

    B - Bài tập :
    • Phương trình sóng cơ và các đặc trưng của sóng :
    Câu 1: Một sợi dây đàn hồi rất dài có đầu O dao động điều hoà với phương trình u=10cos2 ft(mm). Vận tốc truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét điểm N trên dây cách O 28cm, điểm này dao động lệch pha với O là =(2k+1) /2 (k thuộc Z). Biết tần số f có giá trị từ 23Hz đến 26Hz. Bước sóng của sóng đó là :
    A. 16cm B. 20cm C. 32cm D. 8cm
    Câu 2: Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số 100Hz. Trên cùng phương truyền sóng, hai điểm cách nhau 15cm dao động cùng pha với nhau. Biết vận tốc truyền sóng trên dây khoảng từ 2,8m/s đến 3,4m/s. Vận tốc truyền sóng chính xác là :
    A. 3,3m/s B. 3,1m/s C. 3m/s D. 2,9m/s
    Câu 3: Một dao động lan truyền trong môi trường liên tục từ điểm M đến điểm N cách M một đoạn 0,9(m) với vận tốc 1,2(m/s). Biết phương trình sóng tại N có dạng uN = 0,02cos2t(m). Viết biểu thức sóng tại M:
    A. uM = 0,02cos2t(m) B. (m)
    C. (m) D. (m)
    Câu 4: Một sóng âm được mô tả bởi phương trình: u(x,t) = 4cos{(t-x/9)+/6}, trong đó x đo bằng mét, u đo bằng cm và t đo bằng giây. Gọi amax là gia tốc cực đại dao động của một phần tử trong môi trường. v là vận tốc truyền sóng và λ là bước sóng. Các phát biểu nào sau đây là đúng?
    A. v = 5m/s B. λ=18m C. amax= 0,04m/s2 D. f = 50Hz
    Câu 5: Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v = 40cm/s, phương trình sóng tại O là u = 4sin (cm). Biết lúc t thì li độ của phần tử M là 2cm, vậy lúc t + 6 (s) li độ của M là?
    A. -2cm B. 3cm C. -3cm D. 2cm
    Câu 6: Một điểm O trên mặt nước dao động với tần số 20Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt nước thay đổi từ 0,8m/s đến 1m/s. Trên mặt nước hai điểm A và B cách nhau 10cm trên phương truyền sóng luôn
    luôn dao động ngược pha nhau. Bước sóng trên mặt nước là:
    A. 4cm. B. 16cm. C. 25cm. D. 5cm.
    Câu 7: Một sợi dây đàn hồi, mảnh, dài, có đầu O dao động với tần số f thay đổi được trong khoảng từ 40 Hz đến 53 Hz, theo phương vuông góc với sợi dây. Sóng tạo thành lan truyền trên dây với vận tốc không đổi v = 5 m/s. Tính tần số f để điểm M cách O một khoảng bằng 20 cm luôn dao động cùng pha với O ?
    A. 40Hz B. 65Hz C. 50Hz D. 25Hz
    Câu 8: Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng: uA = 4.cost (cm) và uA = 2.cos(t + /3) (cm), coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tính biên độ sóng tổng hợp tại trung điểm của đoạn AB.
    A. 6 cm B. 5,3 cm C. 0 D. 4,6 cm
    Câu 9: Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Vận tốc truyền sóng trên dây là 4 (m/s). Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 40 (cm), người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc  = (n + 0,5) với n là số nguyên. Tính tần số, biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 8 Hz đến 13 Hz.
    A. 8,5 Hz B. 10 Hz C. 12 Hz D. 12,5 Hz
    Câu 10: Sóng truyền với vận tốc 5 (m/s) từ điểm O đến điểm M nằm trên cùng một phương truyền sóng. Biết phương trình sóng tại O là u = 5.cos(5t - /6) (cm) và phương trình sóng tại điểm M là uM = 5.cos(5t + /3) (cm). Xác định khoảng cách OM và cho biết chiều truyền sóng.
    A. truyền từ O đến M, OM = 0,5 m C. truyền từ O đến M, OM = 0,25 m
    B. truyền từ M đến O, OM = 0,5 m D. truyền từ M đến O, OM = 0,25 m
    Câu 11: Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 5 (m). Một thuyền máy đi ngược chiều sóng thì tần số va chạm của sóng vào thuyền là 4 Hz. Nếu đi xuôi chiều thì tần số va chạm là 2 Hz. Tính vận tốc truyền sóng. Biết vận tốc của sóng lớn hơn vận tốc của thuyền.
    A. 5 m/s B. 14 m/s C. 13 m/s D. 15 m/s
    Câu 12: Một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với biên độ không đổi. Phương trình sóng tại M có dạng u = 2.cos(t + ) (cm). Tại thời điểm t1 li độ của điểm M là 3 cm và đang tăng thì li độ tại điểm M sau thời điểm t1 một khoảng 1/6 (s) chỉ có thể là giá trị nào trong các giá trị sau
    A. -2,5 cm B. -3 cm C. 2 cm D. 3 cm
    Câu 13: Một sóng cơ học được truyền từ O theo phương y với vận tốc 40 (cm/s). Dao động tại O có phương trình: x = 4.cos(t/2) (cm). Năng lượng sóng cơ bảo toàn khi truyền đi. Biết li độ dao động tại điểm M cách nguồn 1 đoạn d, ở thời điểm t0 là 3 cm. Hãy xác định li độ của M sau thời điểm đó 6 (s).
    A. -2,5 cm B. -2 cm C. 2 cm D. -3 cm
    Câu 14: Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10Hz , dao động truyền đi với vận tốc 0,4m/s trên phương Oy . trên phương này có 2 điểm P và Q theo thứ tự đó PQ = 15cm . Cho biên độ a = 1cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 1cm thì li độ tại Q là:
    A. 0 B. 2 cm C. 1cm D. - 1cm
    • Pha dao động tại các phần tử sóng :
    Câu 15: Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình u0 = 2cos(20πt + ) (trong đó u tính bằng đơn vị mm, t tính bằng đơn vị s). Xét sóng truyền theo một đường thẳng từ O đến điểm M với tốc độ không đổi 1m/s. Trong khoảng từ O đến M có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với dao động tại nguồn O? Biết M cách O một khoảng 45cm.
    A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
    Câu 16: Trong môi trường đàn hồi có một sóng cơ có tần số f =50 Hz, vận tốc truyền sóng là v =175 cm/s. Hai điểm M và N trên phương truyền sóng dao động ngược pha nhau, giữa chúng có 2 điểm khác cũng dao động ngược pha với M. Khoảng cách MN là:
    A . d = 8,75cm B. d = 10,5 cm C. d = 7,0 cm D. d = 12,25 cm
    Câu 17: Sóng truyền theo một sợi dây được căng nằm ngang và rất dài .Biết phương trình sóng tại nguồn O có dạng uo = 3.cos4t (cm,s) , vận tốc truyền sóng là v = 50cm/s .Nếu M và N là 2 điểm gần nhau nhất dao động cùng pha với nhau và ngược pha với O thì khoảng cách từ O đến M và N là :
    A. 12,5cm và 37,5cm B. 25cm và 12,5cm C. 50cm và 25cm D. 25cm và 50cm
    Câu 18: Cho nguồn phát sóng O có phương trình uo = 2.cos10t (cm) .vận tốc truyền sóng bằng 10m/s .Xét các điểm M1 , M2 , M3 , M4 cách O lần lượt là 1m , 2m , 3m , 4m .Các điểm nào sau đây dao động ngược pha với O :
    A. M1 và M2 B. M1 và M3 C. M2 và M4 D. M2 và M3
    Câu 19-(ĐH2011): Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos50t (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là
    A. 10 cm. B. cm. C. . D. 2 cm.
    Câu 20-(ĐH2011): Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20 Hz, có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1 m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía so với O và cách nhau 10 cm. Hai phần tử môi trường tại A và B luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc độ truyền sóng là ?
    A. 100 cm/s B. 80 cm/s C. 85 cm/s D. 90 cm/s
    Câu 21: Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng là 11 cm đều dao động theo phương trình u = acos(20t) mm trên mặt nước. Biết Tốc độ truyền sóng trên mặt nước 0,4 (m/s) và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi điểm gần nhất dao động cùng pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1 bao nhiêu?
    A. 32 cm B. 8 cm C. 24 cm D. 14 cm

    Các file đính kèm:

    Loading...
: sóng cơ

Chia sẻ trang này