Đề thi thử đại học môn Lịch sử năm 2014 trường THPT Phan Ngọc Hiến – Cà Mau có đáp án

Thảo luận trong 'Đề thi thử đại học' bắt đầu bởi tkt057, 20/6/14.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI C NĂM 2014 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIẾN - CÀ MAU

    A. Lịch sử Thế giới

    1/ Em hãy cho biết những biến đổi chính của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh? Tại sao các nước đều lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm?

    B. Lịch sử Việt Nam

    2/ Vì sao Đảng ta phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp? Nội dung đường lối kháng chiến?

    3/ Thế nào là chiến lược chiến tranh cục bộ? Em hãy cho biết phong trào đấu tranh chống lại chế độ Mỹ - Ngụy của nhân dân Nam bộ giai đoạn 1965 - 1968?


    ---------------HẾT--------------​

    ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI C NĂM 2014 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIẾN - CÀ MAU
    Câu 1:

    - Sau chiến tranh lạnh, tình Hình thế giới có nhiều biến đổi : Năm 1991 chế độ XHCN tan rã ở Liên Xô và Đ.Âu, kéo theo sự giải thể của SEV và Vácsava. Trật tự thế giới 2 cực Ianta sụp đổ, Mỹ là cực duy nhất còn lại

    - Thế giới phát triển theo các xu thế chính sau:

    + Một là: Một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhât Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc …

    + Hai là: sau “CT lạnh”, hầu như các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

    + Ba là: sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” để làm bá chủ thế giới.

    + Bốn là: sau “Chiến tranh lạnh”, hòa bình t/ giới đang được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự diễn ra ở nhiều nơi

    - Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế*

    Câu 2 :

    a. Hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp :

    - Về phía ta chấp hành nghiêm chỉnh nội dung hiệp định sơ bộ 6 - 3 và tạm ước 14 - 9 tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố lực lượng :

    + Ngừng bắn ở miền Nam, trao trả tù binh cho Pháp.

    + Ngày 22 - 5 – 1946, Vệ quốc đoàn đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam.

    + 11 - 1946 ban hành hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH.

    - Về phía Pháp : không thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đã ký kết :

    + Pháp tấn công Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

    + 11 - 1946 tấn công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

    + Ngày 18 - 12 – 1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

    ]Trước hành động khiêu khích của Pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường là cầm vũ khí đứng lên kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc. Vì vậy ngày 18 đến 19 - 12 – 1946, Hội nghị ban thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp.

    b. Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp:

    * Toàn dân :

    * Toàn diện :

    - Về quân sự : địch, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, tiến lên giải phóng đất đai.

    - Về chính trị :

    - Về kinh tế :

    - Về văn hóa :

    * Trường kỳ :

    * Tự lực cánh sinh :

    Câu 3 :

    a. Khái niệm :

    Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được thực hiện bằng quân đội Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất.

    b. Âm mưu :

    Với ưu thế vượt trội Mỹ mở nhiều cuộc tấn công nhằm đẩy quân ta vào thế phòng ngự bị động, để Mỹ giành thế chủ động trên chiến trường chính.

    c. Thủ đoạn :

    - Ngay khi vào miền Nam, Mỹ huy động lực lượng tấn công vào Vạn Tường ( Quảng Ngãi ) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

    - Sau đó Mỹ mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 bằng nhiều cuộc hành quân tìm diệt và bình định vào vùng đất thánh V iệt cộng.

    d. Miền Nam chống chiến tranh cục bộ của Mỹ :

    - Trận Vạn Tường :

    + Ngày 18 - 8 – 1965, Mỹ huy động 9.000 quân, cùng nhiều máy bay, xe tăng, xe bọc thép tấn công vào vùng giải phóng Vạn Tường ( Quảng Ngãi ) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

    + Sau một ngày chiến đấu, miền Nam loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên địch, cùng nhiều máy bay, xe tăng, xe bọc thép.

    - Mùa khô lần thứ nhất 1965 - 1966 :

    + Mỹ huy động 720.000 quân ( trong đó có 220.000 quân Mỹ và đồng minh ), mở 450 cuộc hành quân tấn công vào Đông Nam Bộ và Đồng bằng Liên khu V.

    + Sau một thời gian chiến đấu, miền Nam tiêu diệt 104.000 quân ( trong đó có 42.000 quân Mỹ, 3.500 quân đồng minh ), bắn rơi 1.430 máy bay.

    - Mùa khô thứ hai 1966 - 1967 :

    + Mỹ huy động 980.000 quân ( trong đó có 440.000 quân Mỹ và đồng minh ), mở 895 cuộc hành quân.

    + Miền Nam loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 quân ( trong đó có 68.000 quân Mỹ, 5.500 quân đồng minh ), bắn rơi 1.231 máy bay.

    - Trên mặt trận chính trị : ở nông thôn, nông dân nổi dậy phá ấp chiến lược; thành thị, học sinh, sinh viên đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, đòi Mỹ rút quân về nước.

    - Đầu năm 1968 thời cơ thuận lợi nên Đảng ta quyết định mở cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân 1968.

    º Sau khi giành thắng lợi bước đầu trong Mậu Thân 1968, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, sụp đổ tận gốc chính quyền Sài Gòn, tuyên bố Phi Mỹ hóa chiến tranh xâm lược Việt Nam , thất bại hoàn toàn chiến lược “ Chiến tranh cục bộ “. Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán Pari về kết thúc chiến tranh và lập lài hòa bình ở Việt Nam.

    Theo:tin.tuyensinh247.com​
    Loading...

Chia sẻ trang này