Địa lý 10 - Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 10' bắt đầu bởi SV2013, 26/6/15.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Bài 5. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤTI) Khái quát về vũ trụ. Hệ mặt trời. Trái đất trong hệ mặt trời.

    1) Vũ trụ: - K/n: Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.+) Thiên hà: Là tập hợp của rất nhiều thiên thể (ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi…) khí, bụi và bức xạ điện từ.+) Dải ngân hà: Là thiên hà có chứa mặt trời trong đó có TĐ của chúng ta.

    2) Học thuyết Bicbang về sự hình thành vũ trụ - Vũ trụ hình thành cách đây 15 tỉ năm từ một “vụ nổ lớn” từ một “nguyên tử nguyên thuỷ”.- Sau vụ nổ các đám khí tụ tập hình thành các sao, các thiên hà.

    II) Hệ mặt trời .- K/n: Hệ mặt trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân hà.Hệ Mặt trời được hình thành cách đây 4,5 -›5 tỉ năm từ một đám mây khí và bụi khổng lồ.Cấu tạo: Gồm 8 hành tinh.- Đặc điểm: Mặt trời ở trung tâm các hành tinh khác c/đ xung quanh Mặt trời theo quỹ đạo hình elíp gần tròn theo hướng từ Tây sang Đông (ngược chiều kim đồng hồ)- Các hành tinh trong hệ Mặt trời có 2 c/đ:- C/đ tự quay xquanh trục từ T"Đ- C/đ tự quay xquanh Mặt Trời.

    III) Trái đất trong Hệ Mặt Trời
    1)Vị trí của TĐ trong Hệ Mặt Trời- Là hành tinh thứ 3 trong hệ mặt trời. Khoảng cách TB từ TĐ"MT là 149,6 triệu km.(1 đơn vị Thiên Văn)- TĐ có 2 c/đ chính:+) Tự quay xquanh trục từ T"Đ +) Quay xquanh Mặt trời
    - Ý nghĩa: Có thể nhận ánh sáng và nhiệt độ phù hợp cho sự sống phát triển (Là hành tinh duy nhất có sự sống- hành tinh xanh)

    2)Các chuyển động chính của TĐ
    a.Chuyển động tự quay xung quanh trục- TĐ tự quay xq trục 1 vòng hết 24h theo hướng từ T-Đ. Trong khi tự quay tất cả các điểm đều di chuyển riêng chỉ có 2 điểm ko di chuyển chỉ tự xoay tại chỗ đó là 2 địa cực.
    b.Chuyển động xung quanh Mặt Trời- Quỹ đạo hình elíp gần tròn.- Hướng: Ngược chiều kim đông hồ.- Thời gian: 365,25 ngày- Vận tốc TB: 29,8km/s- Trục nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 033” và không đổi phương trong khi di chuyển.

    Sưu tầm
    Loading...

Chia sẻ trang này