Địa lý 10 - Nội dung bài 1 - bài 2 - bài 3 ( câu hỏi ôn tập có đáp án)

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 10' bắt đầu bởi tkt057, 16/7/14.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Bài 1. CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN.
    PHÂN LOẠI BẢN ĐỒI. Phép chiếu hình bản đồ.
    * Định nghĩa bản đồ: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mp, trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các hiện tượng ĐLTN, KT-XH và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ.
    * Khái niệm phép chiếu hình bản đồ.Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của TĐ lên mp sao cho mỗi điểm trên mặt cong ứng với mỗi điểm trên mp.Các phép chiếu hình bản đồ: 3 phép chiếu:- Phép chiếu phương vị.- Phép chiếu hình nón.- Phép chiếu hình trụ.

    1) Phép chiếu phương vị- K/n: Là phương pháp thể hiện mạng lưới KT,VT của mặt cầu lên mp.Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với địa cầu mà có các phép chiếu phương vị khác nhau.
    a) Phép chiếu phương vị đứng
    * Cách chiếu: Cho mặt chiếu tiếp xúc với cực của địa cầu sao cho trục của địa cầu vuông góc với mặt chiếu.
    *Đặc điểm:- Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.- Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực.
    * Khu vực chính xác: Khu vực trung tâm bản đồ gần cực.
    * Dùng để vẽ bản đồ: Khu vực quanh cực.

    b) Phép chiếu phương vị ngang* Cách chiếu: Mặt phẳng tiếp xúc với Địa cầu ở một điểm bất kì. * Đặc điểm: Xích đạo và kinh tuyến giữa là đường thẳng, các vĩ tuyến là những cung tròn và các kinh tuyến còn lại là những đường cong.* Khu vực chính xác: Khu vực gần xích đạo và kinh tuyến giữa tương đối chính xác* Dùng để vẽ:bản đồ bán cầu Đông và bán cầu Tây

    c) Phép chiếu phương vị nghiêng* Cách chiếu: Cho mặt chiếu tiếp xúc với một điểm bất kì trên Địa cầu (Trừ vùng cực và xích đạo)*Đặc điểm: Kinh tuyến giữa là đường thẳng còn các vĩ tuyến và kinh tuyến còn lại là những đường cong.* Khu vực chính xác: Những khu vực ở gần nơi tiếp xúc tương đối chính xác.* Dùng để vẽ bản đồ: Những khu vực ở vĩ độ trung bình.

    2) Phép chiếu hình nón
    - K/n: Là cách thể hiện mạng lưới KT, VT của địa cầu lên mặt chiếu là hình nón sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra thành mp.
    - 3 loại: Hình nón đứng; Hình nón ngang; Hình nón nghiêng+) Phép chiếu hình nón đứng* Cách chiếu: Lấy mặt chiếu là hình nón chụp lên mặt địa cầu sao cho trục của hình nón trùng với trục địa cầu.* Đặc điểm kinh, vĩ tuyến: - KT là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.- Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.* Khu vực chính xác: Chỉ có vĩ tuyến txúc giữa địa cầu và mặt nón là chính xác.* Dùng để vẽ bản đồ: Khu vực ôn đới và kéo dài theo vĩ tuyến.

    3) Phép chiếu hình trụ
    - K/n: Là cách thể hiện lưới KT, VT của địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ sau đó triển khai mặt trụ ra mp.* Các loại phép chiếu: 3 loại: Hình trụ đứng; Hình trụ ngang; Hình trụ nghiêng.
    +)Phép chiếu hình trụ đứng* Cách chiếu: Mặt chiếu là hình trụ bao quanh quả địa cầu. Vòng tròn tiếp xúc giữa Địa cầu và hình trụ là vòng xích đạo.* Đặc điểm kinh, vĩ tuyến : Các kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau* Khu vực chính xác: Khu vực XĐ* Dùng để vẽ bản đồ: Bản đồ thế giới và khu vực gần xích đạo.

    II) Phân loại bản đồ
    1) Theo tỉ lệ- Bản đồ tỉ lệ lớn, trên 1: 200 000- Bản đồ tỉ lệ trung bình, từ 1: 200 000 đến1: 1 000 000- Bản đồ tỉ lệ nhỏ, nhỏ hơn 1: 1 000 000
    2) Theo nội dung bản đồ- Bản đồ địa lí chung.- Bản đồ chuyên đề.
    3) Theo mục đích sử dụng- Bản đồ tra cứu.- Bản đồ giáo khoa.- Bản đồ quân sự…
    4) Theo lãnh thổ.- Bản đồ thế giới.- Bản đồ bán cầu.- Bản đồ các châu lục.- Bản đồ các đại dương…

    BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ1> Phương pháp ký hiệu.

    Phương pháp ký hiệu được dùng để biểu hiện các đối tượng địa lý phân bố những điểm cụ thể như, các điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các hải cảng…
    a> Các ký hiệu thường có 3 dạng chính.

    - Phương pháp kí hiệu không chỉ cho thấy loại hình và sự phân bố của đối tượng mà còn nêu được cả số lượng, chất lượng, quy mô và động lực phát triển của đối tượng đó

    Ví dụ: Để thể hiện nhà máy điện có công suất khác nhau, người ta dùng những ngôi sao to nhỏ khác nhau.

    Nhà máy thủy điện được thể hiện ngôi sao màu xanh, nhà máy thủy điện đang xây dựng thể hiện ngôi sao màu trắng, nhà máy nhiệt điện là ngôi sao màu đỏ.
    2> Phương pháp ký hiệu đường chuyển động.

    Là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên cũng như các biểu hiện kinh tế - xã hội trên bản đồ.

    Ví dụ: Trên bản đồ tự nhiên là hướng gió, dòng biển…
    Trên bản đồ kinh tế - xã hội là các luồng di dân, sự trao đổi hàng hóa, hành khách, đường hành quân…

    - Phương pháp này không những biểu hiện được hướng di chuyển mà còn thể hiện được cả tốc độ, khối lượng vận chuyển của các đối tượng địa lí bằng mũi tên dài, ngắn hoặc dày, mỏng khác nhau.

    3> Phương pháp chấm điểm.

    Phương pháp chấm điểm biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ, bằng các điểm chấm trên bản đồ.

    Các điểm chấm là yếu tố cơ bản của phương pháp này, mỗi chấm có một giá trị ( số lượng hoặc khối lượng ) nào đó.

    Để biểu hiện sự phân bố dân cư, một chấm có thể tương ứng với 5000 người, biểu hiện diện tích gieo trồng, một điểm có thể tương ứng với 1000ha…

    4 > Phương pháp khoanh vùng ( vùng phân bố)

    Phương pháp khoanh vùng là biểu hiện trên bản đồ các đối tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất định, đặc trưng của phương pháp này ở chỗ nó thể hiện sự phổ biến của một loại đối tượng riêng lẻ, phương pháp này ta có thể phân biệt được vùng này với vùng khác.

    Ví dụ: Các vùng phân bố dân tộc khác nhau, các vùng phân bố rừng, các đồng cỏ.

    Nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như, dùng các đường nét liền, đường nét đứt để tạo đường viền, dùng nét gạch ngang hoặc kí hiệu, màu sắc để phân biệt các vùng.

    5>Phương pháp bản đồ - biểu đồ.

    Bản đồ - biểu đồ đó thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lý trên một đơn vị lãnh thổ ( đơn vị hành chính).

    Ngoài ra còn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, phương pháp ký hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp nền chất lượng, phương pháp biểu đồ định vị.

    BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP, ĐỜI SỐNG
    I.Vai trò của BĐ trong học tập và đời sống.
    1. Trong học tập:
    Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra.
    VD:Xác định vị trí một điểm ở đới khí hậu nào?

    2.Trong đời sống:
    Bản đồ là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi:
    -Bảng chỉ đường: giúp người đi du lịch.
    -Phục vụ cho các ngành sản xuất: làm thuỷ lợi
    -Phục vụ cho q.sự:XDphương án tác chiến.

    II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập.
    1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ.

    a. Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
    b.Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ, kí hiệu của bản đồ:đọc kĩ bảng chú giải.

    c. Xác định được phương hướng trên bản đồ:
    Phải dựa vào mạng lưới kinh,vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc (và các hướng còn lại).

    2.Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ,Atlat.
    - Dựa vào một bản đồ hoặc phối hợp nhiều bản đồ liên quan để phân tích các mối quan hệ, giải thích đặc điểm đối tượng.
    -KN: Atlat Địa lí là một tập hợp các bản đồ , khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một đối tượng, hiện tượng địa lí.

    Các file đính kèm:

    Loading...

Chia sẻ trang này