Địa lý lớp 10 - Nội dung bài 10, bài 11, bài 12

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 10' bắt đầu bởi tkt057, 16/7/14.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    BÀI 10: THỰC HÀNH NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
    * Yêu cầu:
    1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.
    2.Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ.
    3.Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo của Thạch quyển.

    1.Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ.*Các vành đai động đất: vành đai động đất lớn nhất kéo dài từ Địa Trung Hải đến Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á, Nhật Bản, khu vực Bắc Thái Bình Dương, rồi sang phía tây châu Mĩ; vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đai Tây Dương,...

    * Các vành đai núi lửa: vành đai lửa Thái Bình Dương, Địa Trung Hải,...
    * Vùng núi trẻ:
    - Dãy Himalaya (châu Á)
    - Dãy Coocđie (Bắc Mĩ), An đét ( Nam Mĩ)


    2. Nhận xét về sự phân bố của các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ.-Thường phân bố trùng với nhau
    -Thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của thạch quyển.
    - Ví dụ: Dãy Himalaya nằm ở nơi tiếp xúc giữa mảng Ấn Độ- Ôxtrâylia với mảng Á-Âu; vùng núi trẻ Coocđie nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với mảng Bắc Mĩ; vành đai lửa ở phía tây Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Duwowng với mảng Á- Âu…

    3.Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa, núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng( tách rời hoặc xô húc vào nhau)

    -Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất và núi lửa:Sự tách rời của mảng Bắc Mĩ- Á-Âu, mảng Nam Mĩ- Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.

    -Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo là động đất, núi lửa cũng xảy ra: Sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với Mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ kèm theo đó là vành đai động đất, núi lửa...

    BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
    I. Khí quyển:
    - Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
    - Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1% ; ôxi 20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%

    1.Cấu trúc của khí quyển: (giảm tải)

    2. Các khối khí:
    Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản( 2 BC)
    + Khối khí cực (rất lạnh): A
    + Khối khí ôn đới (lạnh): P
    + Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
    + Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E
    - Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu:kiểu HD(ẩm): m; kiểu LĐ (khô): c( riêng k2 XĐ chỉ có Em
    - Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.
    3. Frông (F) ( diện khí)
    - Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí
    - Trên mỗi bán cầu có hai frông: FA và FP
    + Frông địa cực (FA)
    + Frông ôn đới (FP)
    - Ở khu vực XĐ có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu( FIT)
    * Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí XĐ bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.

    II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất:1. Bức xạ và nhiệt độ không khí:
    -Bức xạ mặt trời là các dòng năng lượng và vật chất của Mặt Trời tới TĐ, được mặt đất hấp thụ 47%,khí quyển hấp thụ 1 phần(19%).
    - Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt TĐ được MT đốt nóng
    - Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.
    2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất.
    a.Phân bố theo vĩ độ địa lí:
    - Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ XĐ đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.
    - Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn)

    b.Phân bố theo lục địa, đại dương:
    Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
    + Cao nhất 300C (hoang mạc Xahara)
    + Thấp nhất -30,20C (đảo Grơnlen).
    Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn,do: sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau
    + Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.
    c.Phân bố theo địa hình:
    - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C( không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu.
    - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:
    +Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít
    + Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn
    + Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.
    * Ngoài ra do tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người

    BÀI 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
    I. Sự phân bố khí áp
    Khí áp:
    Là sức nén của không khí xuống mặt TĐ
    Tùy theo tình trạng của không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau
    1.Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
    Các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
    Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và ĐD

    2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
    a. Khí áp thay đỗi theo độ cao: Càng lên cao, khí áp càng giảm( k2 loãng)
    b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại(t0 tăng không khí nở ra làm giảm tỉ trọng)
    c. Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm
    II. Một số loại gió chính1.Gió Tây ôn đới
    Phạm vi hoạt động:30-600ở mỗi bán cầu( áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới)
    Thời gian :Gần như quanh năm
    Hướng: tây là chủ yếu(TN-BBC,TB-NBC)
    Nguyên nhân:chênh lêch khí áp giữa áp cao CT và áp thấp ôn đới
    Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa
    2. Gió Mậu dịch
    Phạm vi hoạt động: 300 về XĐ
    Thời gian: quanh năm
    Hướng:đông là chủ yếu(ĐB-BBC,ĐN-NBC)
    Nguyên nhân:chênh lệch khí áp giữa áp cao CT và áp thấp XĐ
    Tính chất:khô, ít mưa
    3. Gió mùa
    -Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau
    -Nguyên nhân:Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và ĐD theo mùa, Giữa BBC và NBC
    -Khu vực có gió mùa:
    +Thường ở đới nóng:NA, ĐNA, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia
    +Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình:đông TQ, ĐN LBNga,ĐNHoa kì
    4. Gió địa phương
    a. Gió biển, gió đất
    Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương )chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
    Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô
    b. Gió fơn
    Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng
    Loading...

Chia sẻ trang này