Đía lý lớp 10 - Nội dung bài 16, bài 17, bài 18

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 10' bắt đầu bởi tkt057, 16/7/14.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    BÀI 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
    I. Sóng biển-Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
    -Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,..
    - Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
    - Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h; Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão; Tác hại:có sức tàn phá khủng khiếp.

    II. Thủy triều-Khái niệm:Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
    - Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
    Đặc điểm:
    - Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng( lực hút kết hợp)→ thủy triều lớn nhất( triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
    - Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc(lực hút đối nghịch)→ thủy triều kém nhất( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

    III. Dòng biển-Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
    - Phân loại:dòng nóng, lạnh
    - Phân bố:
    - Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.
    - Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
    -Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu; Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu BBC cùng chiều kim đồng hồ, NBC ngược chiều.
    - Ở BBC có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về XĐ
    - Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
    - Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa

    BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
    I. Thổ nhưỡng- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
    - Độ phì của đất: Là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
    - Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

    II. Các nhân tố hình thành đất1. Đá mẹ
    Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
    2.Khí hậu
    Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm

    + Đá gốc ---(nhiệt ẩm)---> bị phá hủy ---(phong hóa)--> đất
    + Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
    - Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu→sinh vật→đất.

    3. Sinh vật
    - TV:Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
    - Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn
    - Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất( giun, kiến mối)

    4. Địa hình
    - Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
    - Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu , tầng phong hóa dày
    - Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu→vành đai dất khác nhau theo độ cao.

    5. Thời gian
    -Thời gian hình thành đất là tuổi đất
    -Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó
    + Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
    + Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

    6. Con người
    - Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
    - Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

    Bài 18. Thực hành:
    ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HOÁ CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT.
    PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU

    1) Đọc bản đồ các đới khí hậu trên TĐ.
    - Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu. Các đới khí hậu đối xứng nhau qua XĐ.
    1) Đới KH cực.
    2) Đới KH cận cực.
    3) Đới KH ôn đới.
    4) Đới KH cận nhiệt.
    5) Đới KH nhiệt đới
    6) Đới KH cận XĐ.
    7) Đới KH XĐ.
    - Trong cùng 1 đới lại có sự phân hoá khác nhau do ảnh hưởng của vị trí đối với biển, độ cao và hướng của địa hình.
    -Đới KH nhiệt đới:
    +) Kiểu KH lục địa.
    +) Kiểu KH nhiệt đới gió mùa.
    - Đới KH cận nhiệt:
    +) Kiểu KH cận nhiệt lục địa.
    +)Kiểu KH cận nhiệt gió mùa.
    +) Kiểu KH cận nhiệt ĐTH.
    - Đới KH ôn đới:
    +) Kiểu KH ôn đới lục địa.
    +) Kiểu KH ôn đới hải dương.
    - Sự phân hoá các kiểu KH ở đới nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ, ở ôn đới chủ yếu theo kinh độ.

    2) Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu
    A. Phân tích biểu đồ
    1) Biểu đồ KH nhiệt đới gió mùa (Hà Nội)- Thuộc đới nhiệt đới.- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 18độ]==>- Nhiệt độ tháng cao nhất: 30độ] ==>Biên độ nhiệt: 8độ.=>Biên độ nhiệt: 12độ.- Mưa 1694mm/năm. Mưa mùa hạ từ T5- T10.

    2) Biểu đồ cận nhiệt ĐTH (Palecmô)- Thuộc đới KH cận nhiệt.- Nhiệt độ tháng thấp nhất:11độ- Nhiệt độ tháng cao nhất: 22độ] ==>Biên độ nhiệt: 11độ.- Mưa 692mm/năm. Mưa mùa thu đông từ T10-T4, mưa ít mùa hạ T5- T9.

    3) Biểu đồ KH ôn đới Hải dương (Valenxia)- Thuộc đới KH ôn đới.- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 7độ- Nhiệt độ tháng cao nhất: 15độ ] ==>Biên độ nhiệt: 8độ- Mưa 1416mm/năm. Mưa nhiều quanh năm nhất là vào mùa đông.

    4) Biểu đồ KH cận nhiệt ĐTH (Palecmô- Italia)- Thuộc đới KH cận nhiệt ĐTH.- Nhiệt độ tháng thấp nhất: 8độ- Nhiệt độ tháng cao nhất: 22độ ] ==>Biên độ nhiệt: 14độ.- Mưa 692mm/năm. Mưa mùa thu đông T10- T3.

    B. So sánh.1) Khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
    * Giống nhau:- Nhiệt độ TB năm đều thấp tháng cao nhất ko quá 20độ.- Lượng mưa TB năm thấp hơn một số kiểu KH của đới nóng.
    * Khác nhau:

    [​IMG]
    [​IMG]
    Loading...

Chia sẻ trang này